Quảng Nam:

Hai nghệ sỹ Hà Lan sáng tạo nghệ thuật với gốm Thanh Hà

(Dân trí) - “Với các tác phẩm sắp đặt với gốm Thanh Hà ở đây, chúng tôi muốn mỗi người xem tự có một cảm nhận riêng về ý nghĩa của những tác phẩm với nội tâm riêng của mỗi người”

Hai nghệ sỹ người Hà Lan - Douwe Buwalda và Bert van der Sluijs - chia sẻ về các tác phẩm sáng tạo nghệ thuật sắp đặt với gốm của họ đang trưng bày tại Công viên đất nung ở làng gốm Thanh Hà (Hội An,Quảng Nam)

Hai nghệ sỹ người Hà Lan vừa có buổi triển lãm và trò chuyện về chủ đề “Cuộc sống như một tác phẩm nghệ thuật” tại Công viên đất nung Thanh Hà trong ngày 21/12.


Clip: Hai nghệ sỹ Hà Lan chia sẻ với Dân trí về cách làm việc và các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt với gốm của họ tại Công viên đất nung Thanh Hà (Thực hiện: Khánh Hiền)

Triển lãm các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt với gốm Thanh Hà của Bert và Douwe diễn ra sau 3 tuần họ ở lại, tìm hiểu nghề truyền thống với đời sống của người dân địa phương, và sáng tạo nghệ thuật sắp đặt với sản phẩm làm từ đất sét của làng gốm Thanh Hà, Hội An.

Bert và Douwe là những người làm nghệ thuật được đào tạo chuyên ngành gốm tại trường Đại học nghệ thuật. Chuyên môn của họ là tự thiết kế, thực hiện các kỹ thuật đốt lò với các kỹ thuật Raku của Nhật Bản.

“Chúng tôi đã làm việc nhiều năm với gốm, và rồi chúng tôi dần dần chuyển sang nghệ thuật sắp đặt, và trở thành một bộ đôi nghệ sỹ sáng tác trên nhiều chất liệu khác nhau”- Bert và Douwe tự giới thiệu.

Bert và Douwe - bộ đôi nghệ sỹ người Hà Lan chuyên về nghệ thuật sắp đặt
Bert và Douwe - bộ đôi nghệ sỹ người Hà Lan chuyên về nghệ thuật sắp đặt

Bộ đôi nghệ sỹ được giới thiệu là sự cộng tác giữa hai cá tính sáng tạo nghệ thuật khác biệt nhau
Bộ đôi nghệ sỹ được giới thiệu là sự cộng tác giữa hai cá tính sáng tạo nghệ thuật khác biệt nhau

Với những tác đang trưng bày tại Công viên đất nung Thanh Hà, Douwe và Bert chia sẻ với Dân trí rằng họ không có một định hướng nào cho người xem về ý nghĩa của các tác phẩm;  cũng như khi bắt tay vào sáng tạo nghệ thuật, họ không có một định hướng chủ đề nào cho tác phẩm. Tác phẩm cứ thế hình thành theo những diễn biến cảm hứng nghệ thuật và họ gửi gắm tâm hồn mình, gửi gắm trái tim của người nghệ sỹ trong các tác phẩm nghệ thuật của mình. Và họ muốn mỗi người xem tự có một cảm nhận riêng về ý nghĩa của những tác phẩm với nội tâm riêng của mỗi người.

Khi bắt tay vào sáng tạo, Bert và Douwe nói rằng không có một định hướng chủ đề nào cho tác phẩm
Khi bắt tay vào sáng tạo, Bert và Douwe nói rằng không có một định hướng chủ đề nào cho tác phẩm

Khi bắt tay vào sáng tạo, Bert và Douwe nói rằng không có một định hướng chủ đề nào cho tác phẩm
Với các tác phẩm trưng bày tại làng gốm Thanh Hà, các nghệ sỹ người Hà Lan muốn mỗi người tự có cảm nhận riêng về tác phẩm của họ 

Với làng gốm Thanh Hà, bộ đôi nghệ sỹ người Hà Lan đã có nhiều năm làm việc với gốm nói rằng: “Ở Thanh Hà, chúng tôi bắt gặp nguồn tài nguyên đất sét và vẻ đẹp của nghề thủ công truyền thống theo nhiều cách khác nhau. Chúng tôi bắt đầu tìm hiểu nguồn gốc của cộng đồng làm gốm này. Họ vẫn đang kết nối với đất và sự giàu có của trái đất đã đến với họ: đất sét. Nhiều thế hệ đã làm nghề, nó đi vào trong máu của họ”.

Khi bắt tay vào sáng tạo, Bert và Douwe nói rằng không có một định hướng chủ đề nào cho tác phẩm
"Nhiều thế hệ đã làm nghề gốm. Nó đi vào trong máu của họ" - Douwe chia sẻ cảm nhận về những người làm nghề ở làng gốm Thanh Hà

Khi thử tạo sản phẩm gốm với các phương pháp thủ công truyền thống của người dân làng gốm Thanh Hà, Douwe nói rằng ông ta thực sự nể phục kỹ thuật điêu luyện của các nghệ nhân ở làng gốm, nhất là những người nghệ nhân cao tuổi. “Bàn chuốt chuyển động chậm, và tư thế lao động cũng có nhiều khó khăn, tôi không thể nào làm được nhanh nhẹn một cách điêu luyện như họ” -Douwe chia sẻ.

Tuy nhiên, theo Douwe và Bert, qua làm việc và trao đổi với người dân địa phương, họ kỳ vọng một sự thay đổi với người dân làng nghề trong việc nâng cao chất lượng nghệ thuật cho những sản phẩm gốm thủ công ở đây, để những sản phẩm gốm ở đây không chỉ là những sản phẩm thủ công đáp ứng nhu cầu thị hiếu thị trường.

Douwe và Bert tin tưởng vào kỳ vọng của họ về sự thay đổi ở làng gốm khi mà họ thấy ở những người thợ thủ công và thợ chuốt ở làng gốm sự tôn trọng trong cách họ ứng xử với những gì mà họ nhận được từ thiên nhiên và cách họ tạo ra các sản phẩm. Đó là kỹ năng bằng tay, mắt, và sự cẩn thận tỉ mỉ khi làm từng sản phẩm.

Khánh Hiền