Độc đáo "bảo tàng" hiện vật nông thôn ở Hà Tĩnh

(Dân trí) - Hàng trăm vật dụng, nông cụ, tư trang... của cha ông từng sử dụng cách đây hàng chục, có những cái lên tới cả trăm năm đang được ông Lê Quang Hòa (chủ một doanh nghiệp ở thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) dày công sưu tầm, cất giữ và bảo tồn.

Khu trưng bày các vật dụng xa xưa.

Trong khu trưng bày có 12 gian, mỗi gian được ông Hòa đặt tên theo mỗi con giáp. Các vật dụng sinh hoạt trong gia đình, nông cụ, tư trang của các chiến sĩ... từ thời trước đều được bố trí ngăn nắp, sạch sẽ theo từng gian.

Theo ông Hòa, không chỉ đam mê sưu tầm mà ông còn muốn lưu giữ, bảo tồn nguyên trạng, giới thiệu các hiện vật để con cháu sau này biết đến những thứ mà thế hệ ông cha đã từng sử dụng trong thời kỳ quá độ.

“Tôi muốn con cháu sau này muốn tìm hiểu thì có thể tận mắt chứng kiến, nhìn thấy, sờ thấy các vật dụng thô sơ của cha ông ngày xưa, các nông cụ sản xuất chủ yếu dùng bằng sức người. Mặc dù họ đã lao động gian khổ như thế nhưng vẫn quật cường trải qua bao cuộc kháng chiến, gìn giữ toàn vẹn non sông ngày hôm nay. Để các thế hệ sau này cố gắng phấn đấu xây dựng đất nước xứng đáng với công sức cha ông đã từng bỏ ra” – ông Hòa chia sẻ.

Ngoài ra, theo ông Hòa việc bảo tồn những hiện vật trên còn có thể giúp cho những người muốn ôn lại kỷ niệm khi họ tìm kiếm những vật dụng thời xa xưa mà trong cuộc sống hiện đại không còn nữa.

Ông Hòa cho biết, để làm nên khu trưng bày như vậy, ông phải dành công sức đi tìm kiếm ở nhiều địa phương trên cả nước và mất rất nhiều thời gian.

“Quá trình sưu tầm cũng trải qua thời gian dài, có những người họ sẵn sàng cho nhưng nhiều người giá bao nhiêu họ cũng không bán nên chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sau gần 3 năm, khu trưng bày của tôi đã có trên 100 hiện vật” - ông Hòa nói.

Những hình ảnh về các vật dụng, nông cụ, tư trang... từ xa xưa tại khu trưng bày của ông Hòa:

Không gian để trưng bày các hiện vật
Không gian để trưng bày các hiện vật

Mô hình ngôi nhà được lợp bằng thân cây lúa, tường trát bằng đất sét. Hình ảnh thân thuộc giếng nước, gáo dừa, cây rơm... trong cảnh làng quê xa xưa.
Mô hình ngôi nhà được lợp bằng thân cây lúa, tường trát bằng đất sét. Hình ảnh thân thuộc giếng nước, gáo dừa, cây rơm... trong cảnh làng quê xa xưa.

Các loại chum sành làm bằng đất sét được người dân sử dụng để đựng nước, muối, gạo và các sản phẩm nông nghiệp khác.
Các loại chum sành làm bằng đất sét được người dân sử dụng để đựng nước, muối, gạo và các sản phẩm nông nghiệp khác.

Cối xay bột gạo được làm từ đá tự nhiên.
Cối xay bột gạo được làm từ đá tự nhiên.

Các dụng cụ để giã gạo được làm từ tre, gỗ, đá tự nhiên, đất sét...
Các dụng cụ để giã gạo được làm từ tre, gỗ, đá tự nhiên, đất sét...

Độc đáo "bảo tàng" hiện vật nông thôn ở Hà Tĩnh - 6

Cày, bừa đứng và bừa đạp dùng để làm tơi đất trước khi trồng cây nông nghiệp, hoa màu.
Cày, bừa đứng và bừa đạp dùng để làm tơi đất trước khi trồng cây nông nghiệp, hoa màu.

Xe cút kít được người dân sáng chế để sản xuất muối.
Xe cút kít được người dân sáng chế để sản xuất muối.

Áo tơi, thúng, mủng, gàu múc nước, quang gánh... được người dân sử dụng hàng ngày.
Áo tơi, thúng, mủng, gàu múc nước, quang gánh... được người dân sử dụng hàng ngày.

Các vật dụng đơm, oi, đó được làm từ tre dùng để đánh bắt cá.
Các vật dụng đơm, oi, đó được làm từ tre dùng để đánh bắt cá.
Độc đáo "bảo tàng" hiện vật nông thôn ở Hà Tĩnh - 11

7

Mâm gỗ, mâm gang, đọi bát, nồi đất, kiềng tre, đèn chống bão, đèn dầu... được sử dụng hàng ngày trong nhà bếp.

Độc đáo "bảo tàng" hiện vật nông thôn ở Hà Tĩnh - 13

Độc đáo "bảo tàng" hiện vật nông thôn ở Hà Tĩnh - 14

La bàn, kèn gỗ và bếp bằng xăng được bộ đội sử dụng trong rừng.
La bàn, kèn gỗ và bếp bằng xăng được bộ đội sử dụng trong rừng.

Tư trang, dụng cụ được các sĩ quan sử dụng trong các cuộc kháng chiến.
Tư trang, dụng cụ được các sĩ quan sử dụng trong các cuộc kháng chiến.

Tiến Hiệp