Để hấp dẫn khán giả, phải kể về chiến dịch Điện Biên thật... lãng mạn?
(Dân trí)- Có lẽ đã từ rất lâu, khán giả Việt “đợi” và “khát” một bộ phim có thể mang lại cảm xúc bi tráng, chân thực về một chiến dịch Điện Biên thấm đẫm huyền thoại.
Phóng viên Dân trí đã có cuộc trò chuyện với đạo diễn Bùi Tuấn Dũng khi anh vừa hoàn tất bộ phim truyền hình 25 tập, “Đường lên Điện Biên”. Phim sẽ phát sóng vào trung tuần tháng 4 này- trước thềm kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên lịch sử.
Được biết, bộ phim Đường lên Điện Biên là bộ phim lấy đề tài về 56 ngày đêm lịch sử ở Điện Biên. Với phim lịch sử, tiền- luôn là vấn đề gây tranh cãi. Theo anh, để có thể làm một phim chiến tranh xứng tầm, số tiền đầu tư cho Đường lên Điện Biên sẽ là bao nhiêu?
Để làm nên những thước phim chiến tranh sống động, chân thực, đầy cảm xúc- điều cần nhất theo anh là gì? Tiền? Tài năng của đạo diễn? Hay, kịch bản..?
Tất cả những thứ đó, cộng với một ê kíp chuyên nghiệp và thời gian. Bạn có thể có kịch bản tốt, tiền bạc và mọi thứ, nhưng không có được một ê kíp tốt và thời gian đủ làm thì phim cũng chẳng ra sao.
Phim của chúng tôi dài 25 tập, về một tiểu đoàn bộ đội chủ lực, và một đoàn dân công hỏa tuyến. Nội dung của phim đề cập đến tình yêu, tình bạn trên nền của chiến dịch Điện Biên Phủ.
Hiện tại, đoàn làm phim của anh đã làm được đến đâu cho Đường lên Điện Biên? Khó khăn nhất đối với bộ phim này là bối cảnh, đạo cụ, hay việc tái hiện lại một cách bi tráng nhất về chiến dịch Điện Biên lịch sử?
Đã có nhiều bộ phim làm về Điện Biên Phủ lịch sử, tuy nhiên, các bộ phim đều bị chê là chưa tái hiện được bối cảnh cần có về một chiến dịch "chấn động địa cầu"... Vậy, áp lực đối với một đạo diễn như anh? Anh sẽ phải xử lý thông tin, kịch bản như thế nào để tái hiện lại Đường lên Điện Biên một cách chân thực?
Tôi làm bộ phim theo tầm đầu tư và tập trung vào cách kể chuyện phim. Phim của tôi khiêm tốn với tầm đầu tư thấp và qui mô nhỏ. Đề tài chúng tôi khai thác là “ Đường lên Điện Biên” chứ không phải cả 25 tập phim đều là những trận đánh ở lòng chảo Điện Biên.
Về số tiền đầu tư, UBNDTP Hà Nội từng đầu tư 56 tỷ cho hơn 30 tập phim Thái sư Trần Thủ Độ chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long, tuy nhiên phim chậm tiến độ đến 3 năm sau mới lên sóng, và lên sóng cũng không để lại tiếng vang gì. Với số tiền đầu tư cho Đường lên Điện Biên, anh có thể thỏa sức làm những gì với những cảnh "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt"..?
Có ý kiến cho rằng, khi làm một phim truyền hình, anh sẽ không bị áp lực nhiều như khi làm một phim điện ảnh. Anh không chịu áp lực về doanh thu. Anh không bị soi xét quá nhiều về tính nghệ thuật như góc máy, như cách kể chuyện... Làm một phim truyền hình dễ dàng hơn liệu có khiến đạo diễn trở nên dễ dãi hơn?
Phim truyền hình là thể loại rất khác với phim Điện ảnh. Diễn viên diễn xuất cũng khác. Cách thiết lập góc độ máy và dàn dựng cũng rất khác. Bất kì ê kíp nào, cũng muốn thể hiện tốt nhất phong cách trong bộ phim của mình. Chúng tôi cũng vậy thôi. Bạn sẽ được xem một bộ phim truyền hình tử tế.
Tháng 4 này bộ phim sẽ lên sóng, anh kỳ vọng vào những điều gì?
Nói chuyện với giới trẻ, nhiều lúc tôi có cảm giác họ không còn là người Việt nữa. Tôi chỉ mong các bạn, dù trẻ hay không còn trẻ nữa, đón nhận bộ phim để hiểu một phần cuộc sống của cha ông và hiểu rõ về cội rễ của mình. Không quá khứ sẽ không có hiện tại và tương lai.
Cảm xúc của anh khi làm, "Đường lên Điện Biên"?
Và một câu hỏi cuối cùng, anh đã đọc, đã biết những gì về 56 ngày đêm lịch sử ở Điện Biên Phủ năm 1954?
Tôi biết là nó rất khác so với sách sử và tiểu thuyết. Mỗi một tác phẩm văn học nghệ thuật hay ngay cả bài báo của bạn cũng có chức năng nhiệm vụ của mình. Từ nhận thức đến tri thức là một quãng đường rất xa. Tôi là một nhà làm phim, và tôi cố gắng đưa vào phim cái nhìn của tôi, của thế hệ tôi với quá khứ hào hùng bi tráng của cha ông bằng thái độ trân trọng và trách nhiệm công dân ở thời đại của mình.
Hiền Hương