Cựu thủ tướng Anh từng 20 lần được đề cử giải Nobel Văn học

(Dân trí) - Xung quanh giải Nobel Văn học có rất nhiều điều thú vị. Ví như chuyện giấu kín danh sách các đề cử Nobel, chỉ được công bố sau 50 năm. Sau nửa thế kỷ, công chúng bất ngờ trước nhiều thông tin, trong đó có việc cựu thủ tướng Anh Churchill từng 20 lần được đề cử Nobel Văn học...

Giải Nobel Văn học - giải thưởng danh tiếng nhất trong giới văn chương đã có lịch sử 112 năm thành lập. Xung quanh giải thưởng lớn này, có nhiều chi tiết khá thú vị.

Danh sách đề cử các nhà văn nhận giải Nobel Văn học cùng những ý kiến mà hội đồng chấm giải đưa ra về các tác giả đó đều được tổng hợp thành văn bản nhưng sẽ giấu kín trong suốt 50 năm. Chỉ sau khi nửa thế kỷ đã trôi qua, những thông tin chi tiết về quá trình bình chọn giải Nobel Văn học cách đó 50 năm mới được công bố cho công chúng biết. 

Do vậy, rất nhiều chi tiết thú vị về giải chỉ được hé lộ sau khi nửa thế kỷ đã trôi qua. Chẳng hạn như cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill từng được trao giải thưởng Nobel Văn học năm 1953. Ông đã nhận được tổng cộng 20 lần đề cử tại giải Nobel Văn học và 2 lần đề cử tại giải Nobel Hòa bình.

Thủ
tướng Anh Winston Churchill

Thủ tướng Anh Winston Churchill

Xung quanh giải thưởng đã có lịch sử 112 năm thành lập này còn có rất nhiều chi tiết thú vị khác:

Afred Nobel

Cha đẻ của giải Nobel - Nhà khoa học Afred Nobel

Ngày 27/11/1895, Alfred Nobel ký vào bản chúc thư khẳng định ông để lại khối tài sản khổng lồ của mình để lập nên quỹ giải thưởng mang tên ông - Giải Nobel. Về giải Nobel Văn học, ông dặn dò trong chúc thư như sau: “Giải thưởng này sẽ dành cho người sáng tác ra những tác phẩm nổi trội nhất theo một cách lý tưởng nhất”.

Chính từ “lý tưởng” này đã khiến ban chấm giải Nobel Văn học qua các thời kỳ lại có những cách suy luận và áp dụng khác nhau. Vì chữ “lý tưởng” này mà có những nhà văn lớn, được coi là thiên tài của nền văn chương nhân loại không bao giờ có may mắn được vinh danh tại giải Nobel, chẳng hạn như Lev Tolstoy, Anton Chekhov, James Joyce, hay Henry James…

Đây là một trong những điều gây tranh cãi nhất của giải Nobel Văn học. Trong những năm gần đây, giải dường như đang chú trọng “lý tưởng hóa” quyền con người, vì vậy, giải thưởng văn học này đang bị cho là dần mang màu sắc chính trị.

Mạc Ngôn - người đoạt giải Nobel Văn học 2012 là một trong những ví dụ điển hình của việc lý tưởng hóa quyền con người, trong các tác phẩm của Mạc Ngôn đề cập khá nhiều, khá sâu đến chủ đề này.

Afred Nobel


Alfred Nobel sinh thời là một người rất hứng thú với lĩnh vực văn hóa nói chung và văn học nói riêng. Trong suốt những năm tháng tuổi trẻ, ông dành tình yêu đặc biệt cho văn học. Trong thư viện cá nhân, ông sở hữu một số lượng lớn sách văn học. Trong những năm tháng cuối đời, thậm chí Alfred Nobel còn thử viết tiểu thuyết. Giải Nobel Văn học là hạng mục trao giải thứ 4 được ông đề cập tới trong chúc thư.

Viện hàn lâm Thụy
Điển

Viện hàn lâm Thụy Điển

Giải được trao bởi Viện hàn lâm Thụy Điển, trụ sở đặt tại thủ đô Stockholm. Với lịch sử 112 năm thành lập giải (kể từ năm 1901) nhưng mới có 105 giải Nobel Văn học được trao là bởi có 7 năm người ta không trao giải, đó là những năm 1914, 1918, 1935, 1940, 1941, 1942, và 1943.

Lý do không trao giải trong 7 năm này là bởi theo quy chế của Quỹ Nobel: “Nếu không có tác gia nào được đề cử có đủ tầm vóc để nhận giải, số tiền trao giải của năm đó sẽ được giữ lại để dùng cho năm sau. Nếu năm sau, giải vẫn không được trao, số tiền sẽ được đem trả về cho quỹ”. Trung thời kỳ diễn ra Thế chiến I và Thế chiến II, có ít giải Nobel được trao.

Giải Nobel Văn học tính đến nay đã trao 105 giải cho 109 tác gia. Từng có 4 giải Nobel được trao cho cặp đôi tác gia.

Độ tuổi trung bình của những tác gia giành giải Nobel Văn học khá cao - 64 tuổi. Trong số 109 tác gia từng được trao giải Nobel, hai ngày sinh nhật phổ biến nhất là 21/5 và 28/2.

Tác gia trẻ nhất từng nhận được giải Nobel Văn học là nhà văn Anh Rudyard Kipling nổi tiếng với tác phẩm “Sách rừng xanh” (The Jungle Book). Ông mới chỉ 42 tuổi khi nhận được giải Nobel Văn học năm 1907.

Nhà văn Anh
Rudyard Kipling

Nhà văn Anh Rudyard Kipling

Tác gia lớn tuổi nhất từng nhận được giải Nobel Văn học cũng là một nhà văn Anh - Doris Lessing. Khi được nhận giải hồi năm 2007, bà đã 88 tuổi.

Nhà văn Anh Doris
Lessing

Nhà văn Anh Doris Lessing

Trong 109 tác gia từng được nhận giải thưởng, chỉ có 12 người là tác gia nữ. Nữ nhà văn người Thụy Điển Selma Lagerlöf (1858-1940) là nữ tác gia đầu tiên được nhận giải Nobel Văn học vào năm 1909.

Vào buổi sáng ngày công bố tên tác gia giành giải Nobel Văn học, các thành viên của ban chấm giải sẽ họp tại Viện hàn lâm Thụy Điển để bỏ phiếu và chọn ra một tác gia xuất sắc nhất nhận được số phiếu vượt trội. Quyết định này là không đổi và việc phản đối kết quả đến từ bất cứ một cá nhân hay tổ chức nào, vì bất cứ lý do gì, đều không được chấp nhận.

Trong lịch sử trao giải Nobel Văn học, từng có 2 tác gia từ chối nhận giải. Người đầu tiên là nhà văn Nga Boris Pasternak được vinh danh năm 1958. Ban đầu, ông vui vẻ nhận giải nhưng sau đó, theo một vài nguồn tin, vì lý do chính trị, ông đã từ chối tới Thụy Điển nhận giải.

Nhà văn Nga
Boris Pasternak

Nhà văn Nga Boris Pasternak

Người thứ hai là nhà văn Pháp Jean Paul Sartre được vinh danh năm 1964. Trong suốt sự nghiệp văn chương của mình, Sartre từ chối tất cả các giải thưởng dành cho ông.

Nhà văn Pháp Jean
Paul Sartre

Nhà văn Pháp Jean Paul Sartre

Trong lịch sử giải Nobel, có duy nhất một nhà văn được trao giải sau khi đã qua đời, đó là nhà thơ người Thụy Điển Erik Axel Karlfeldt, được trao giải vào tháng 10/1931 dù ông đã qua đời trước đó 6 tháng. Kể từ năm 1974, quy chế trao giải Nobel chính thức khẳng định giải sẽ chỉ trao cho những nhân vật còn sống, chỉ trừ trường hợp người được nhận giải qua đời sau khi đã được tuyên bố nhận giải.

Nhà thơ người Thụy
Điển Erik Axel Karlfeldt

Nhà thơ người Thụy Điển Erik Axel Karlfeldt

Có những tác gia giành giải Nobel Văn học lại chính là thành viên của Viện hàn lâm Thụy Điển - đơn vị chịu trách nhiệm tìm ra cái tên xứng đáng nhất để nhận giải. Cả 6 tác gia người Thụy Điển được nhận giải Nobel Văn học đều từng là thành viên trong Viện hàn lâm Thụy Điển.

Trong chúc thư của mình, Nobel dặn dò rằng giải phải được trao một cách công bằng, “bất kể người được nhận có phải người Scandinavia (một khu vực thuộc Bắc Âu, bao gồm cả Thụy Điển) hay không”.

Tuy vậy, có không ít lời chỉ trích cho rằng Viện hàn lâm Thụy Điển đã quá đề cao các tác gia Châu Âu. Bằng chứng được đưa ra là thống kê xét về mặt ngôn ngữ, theo đó, các tác gia nói tiếng Anh được nhận giải nhiều nhất - 26 người, tiếng Pháp, tiếng Đức - 13 người, tiếng Tây Ban Nha - 11 người, tiếng Thụy Điển - 7 người, tiếng Ý - 6 người, tiếng Nga - 5 người, tiếng Bồ Đào Nha - 4 người, tiếng Na Uy, Đan Mạch - 3 người...

Giải Nobel Văn học thường được trao với ý nghĩa tôn vinh cả sự nghiệp sáng tác của một tác gia, tuy vậy, trong lịch sử trao giải, ban chấm giải đã 9 lần phá lệ, gọi tên một tác phẩm xuất sắc nhất trong sự nghiệp của 9 nhà văn ở phần giới thiệu ngắn gọn về người nhận giải, ví dụ:

Thủ
tướng Anh Winston Churchill


Nhà văn Nga Mikhail Sholokhov nhận giải năm 1965 và tác phẩm “Sông Đông êm đềm” (And Quiet Flows the Don).

Nhà văn Mỹ Ernest Hemingway nhận giải năm 1954 và tác phẩm “Ông già và biển cả” (The Old Man and the Sea).

Sau khi thông tin chi tiết về các kỳ bình chọn giải Nobel Văn học từ năm 1901-1950 được công bố, người ta tổng kết được 10 tác gia đã nhận được giải Nobel Văn học ngay trong lần đầu tiên được đề cử. Đó là các tác gia Sully Prudhomme, Rudolf Eucken, Paul Heyse, Rabindranath Tagore, Sinclair Lewis, Theodor Mommsen, Luigi Pirandello, Pearl Buck, Bertrand Russell và William Faulkner.

Một câu chuyện hài hước thú vị về việc đề cử tại giải Nobel Văn học được kể lại như sau: Nhà thần kinh học người Áo, cha đẻ của thuyết phân tâm học - Sigmund Freud (1856-1939) đã được đề cử trong suốt 12 năm liên tiếp cho giải Nobel Sinh lý học và Y khoa.

Nhà thần kinh học
người Áo Sigmund Freud

Nhà thần kinh học người Áo Sigmund Freud

Ở thời kỳ này, những nghiên cứu của Freud còn gây nhiều tranh cãi nên đến năm 1929, ủy ban trao giải Nobel đã viện dẫn lời của một chuyên gia thần kinh học nổi tiếng lúc bấy giờ rằng các nghiên cứu của Freud không mang bất cứ giá trị khoa học nào. Từ đó, không ai còn có thể đề cử cho Sigmund Freud được nữa.

Điều thú vị là nhà văn Pháp Romain Rolland, người từng nhận giải Nobel Văn học năm 1915, cũng là một người bạn của Freud, quá bất bình cho bạn mình, Rolland đã đề cử tên Freud trong danh sách… Nobel Văn học năm 1936.

Nhà văn Pháp
Romain Rolland

Nhà văn Pháp Romain Rolland

Nhà văn Pháp
Romain Rolland


Chiếc huy chương của giải Nobel Văn học được thiết kế bởi nhà điêu khắc Thụy Điển Erik Lindberg. Chiếc huy chương khắc họa một thanh niên trẻ đang ngồi dưới một cây nguyệt quế. Chàng say mê tiếng hát của Nàng Thơ, cứ thế, chàng ngồi nghe Nàng Thơ hát và viết lách bên nàng.

Nhà văn Pháp
Romain Rolland


Mỗi một tấm bằng chứng nhận đoạt giải Nobel đều là một tác phẩm nghệ thuật đặc biệt, riêng có, được thiết kế bởi các họa sĩ và những người chuyên viết chữ đẹp ở Thụy Điển và Na Uy.

Nhà văn Pháp
Romain Rolland


Alfred Nobel đã để lại khối tài sản trị giá hơn 1.702 triệu cua-ron Thụy Điển (tương đương hơn 5.710 tỉ VND) để lập nên quỹ Nobel đồng thời sử dụng một phần tiền trong khối tài sản này đem đầu tư vào một số hạng mục, số tiền lãi thu về sẽ được góp vào tiền quỹ sử dụng cho công tác trao giải. Tổng số tiền trích ra để chi cho việc trao giải Nobel 2013 vào khoảng 8 triệu cua-ron (tương đương gần 27 tỉ VND).

Nhà văn Pháp
Romain Rolland


Những cá nhân và tổ chức nhận được giải Nobel thường được gọi là “Nobel Laureates”. Từ “Laureate” là một biến thể của từ “laurel” nghĩa là nguyệt quế. Trong thần thoại Hy Lạp, thần mặt trời Apollo thường được biết đến với vòng nguyệt quế đeo trên đầu. Vòng nguyệt quế vì vậy chỉ được trao cho người chiến thắng như một biểu tượng của lòng tự hào và niềm kiêu hãnh.

Bích Ngọc

Theo Nobel Prize