Cuộc sống khốn khó về già của các nghệ sĩ gạo cội

Nổi tiếng khi còn trẻ, không ai ngờ được rằng cuộc sống về già của các nghệ sĩ tên tuổi này lại gặp nhiều khó khăn đến vậy.

Cuộc sống khốn khó về già của các nghệ sĩ gạo cội



Trang Thanh Xuân tên thật là Đào Thị Thanh Xuân, sinh năm 1952 tại TP HCM, trong một gia đình nghệ sĩ nghèo. Ở tuổi 20, Thanh Xuân đã hát chính trên một số sân khấu. Tên tuổi bà chỉ đứng sau các nghệ sĩ nổi tiếng thời đó như Minh Vương, Bạch Lê, Thanh Kim Huệ... Cô đào Trang Thanh Xuân được nhắc đến nhiều nhất với vai Bạch Thanh Nga trong vở Máu nhuộm sân chùa, hát chung với Minh Tâm, Vũ Linh.

Cuộc sống khốn khó về già của các nghệ sĩ gạo cội



Sau năm 1975, nghệ thuật cải lương gặp nhiều khó khăn. Trang Thanh Xuân chưa đủ nổi danh để trụ lại thành phố nên chọn con đường phiêu dạt theo những gánh hát tỉnh lẻ, kiếm tiền nuôi gia đình và chữa bệnh hiểm nghèo cho cha mẹ.

Cuộc sống khốn khó về già của các nghệ sĩ gạo cội



Cha mẹ bà qua đời ít lâu sau đó, em trai lấy vợ và ở rể. Từ đó, Thanh Xuân và em gái Thanh Đào dắt nhau đến chợ Rạch Ông sống bằng nghề bán vé số và nhặt ve chai. Hai chị em sống trong một căn phòng trọ chật hẹp chưa đầy 10 m2, nằm trong một ngôi nhà thuê chung của những lao động nghèo tại chợ.

Cuộc sống khốn khó về già của các nghệ sĩ gạo cội



Lúc trẻ, nữ nghệ sĩ trải qua vài mối tình nhưng không tiến được đến hôn nhân. Cũng như bà, cô em gái Thanh Đào chọn lối sống độc thân, nương tựa vào chị gái sau sự ra đi của cha mẹ.

Cuộc sống khốn khó về già của các nghệ sĩ gạo cội



Nghèo đói, đơn độc do không có chồng con, nữ nghệ sĩ còn chịu cảnh bệnh tật ở tuổi xế chiều. Bà được phát hiện rối loạn tiền đình và hở van tim vào năm 1983. Sau nhiều đợt điều trị cộng thêm bệnh thấp khớp, hiện nữ nghệ sĩ đi lại khó khăn.

Cuộc sống khốn khó về già của các nghệ sĩ gạo cội



Công việc bán vé số dạo và nhặt ve chai đem lại chừng 60.000 đồng mỗi ngày. Hai chị em nghệ sĩ trích ra 20.000 đồng mua thức ăn. Những ngày bệnh tật hành hạ phải nằm một chỗ, hai người chỉ có cháo trắng qua ngày. Vì nghèo và mặc cảm, Trang Thanh Xuân thường lẩn tránh mỗi khi có người quen nhận ra.

Cuộc sống khốn khó về già của các nghệ sĩ gạo cội



NSƯT Diệu Hiền tên thật là Lâm Thị Hiền, sinh năm 1945 tại Bạc Liêu, sớm mồ côi cha, sống với mẹ và cha dượng. Bà bỏ nhà theo gánh hát năm 14 tuổi. 16 tuổi Diệu Hiền đã cùng nghệ sĩ Trương Ánh Loan chia nhau vai đào chính trên sân khấu đoàn hát Hoa Anh Đào - Kim Chưởng trong các vở Mặt trời đêm, Người Nhện xám, Kim Long thần chưởng, Thoại Khanh Châu Tuấn...

Cuộc sống khốn khó về già của các nghệ sĩ gạo cội



Năm 1961, nữ nghệ sĩ trở thành đào chính trong đoàn hát Thống Nhất của ông bầu kiêm danh ca Út Trà Ôn. Vai nữ tướng Triệu Thị Trinh trong vở Nhụy Kiều Tướng quân và vai Bùi Thị Xuân trong vở Nữ tướng Cờ Đào đem đến cho Diệu Hiền danh hiệu "Đệ nhất đào võ cải lương" thời bấy giờ.

Cuộc sống khốn khó về già của các nghệ sĩ gạo cội



Sau năm 1975, đời sống cải lương khó khăn, nghệ sĩ theo các gánh hát đi diễn tỉnh để mưu sinh. Năm 1979, một tai nạn do hỏa hoạn đã khiến tay trái của bà hỏng nặng. Kể từ đó Diệu Hiền ít tham gia các đoàn hát, sống lặng lẽ cùng gia đình.

Cuộc sống khốn khó về già của các nghệ sĩ gạo cội



Nữ tướng Triệu Thị Trinh múa gươm như gió trên sân khấu năm xưa, giờ là một bà lão lưng còng bởi di chứng của bệnh tim và bệnh gai cột sống.

Cuộc sống khốn khó về già của các nghệ sĩ gạo cội



Cuối đời nghèo khổ, bệnh tật nhưng Diệu Hiền không tỏ ra bi quan, chán nản. Bà vẫn nhắc tới cải lương bằng niềm hứng khởi và say mê hiếm thấy. Bà vẫn nhớ từng chi tiết, từ những ngày đầu bước chân vào nghiệp cầm ca cho tới những vai diễn làm nên tên tuổi của mình.

Cuộc sống khốn khó về già của các nghệ sĩ gạo cội



Nghệ sĩ Hồng Sáp tên thật là Bùi Hồng Sáp, sinh năm 1930 tại Hà Nội. Năm 1940, bà cùng cha mẹ theo đoàn hát Kim Chung vào Sài Gòn. Tuổi thơ của nghệ sĩ là những tháng ngày lang bạt nay đây mai đó cùng cha mẹ trong các đoàn Kim Chung, Nam Hồng, Đức Quy. Hồng Sáp bước lên sân khấu cải lương năm 14 tuổi, bắt đầu từ những vai nhỏ.

Cuộc sống khốn khó về già của các nghệ sĩ gạo cội



Bước chân vào đoàn Huỳnh Long năm 28 tuổi, cùng thời với các nghệ sĩ Thiên Kim, Lệ Thẩm, Hùng Minh, Hữu Phước... Hồng Sáp được khán giả nhớ đến qua các vai đào lẳng, đào độc trong một số tuồng cải lương Hồ Quảng như: Tấm Cám, Lá chắn biên thùy, Tình sử A Nàng, Sấm dậy hận lòng thơ, Hai dòng sữa mẹ...

Cuộc sống khốn khó về già của các nghệ sĩ gạo cội



Hơn 60 năm theo các đoàn hát nay đây mai đó, Hồng Sáp không có bất cứ giấy tờ nào chứng minh tư cách công dân. Ngoại trừ cháu nội được khai sinh trong hộ khẩu nhà ngoại, mẹ con Hồng Sáp mấy chục năm nay gặp nhiều khó khăn bởi không có hộ khẩu. Trước đây, hộ khẩu cả gia đình được khai báo chung với thành viên đoàn Huỳnh Long. Khi đoàn hát lưu lạc và tan rã vào những năm 1990, toàn bộ giấy tờ của gia đình cũng bị thất lạc.

Cuộc sống khốn khó về già của các nghệ sĩ gạo cội



Hiện Hồng Sáp sống cùng con trai cả và cháu nội trong một phòng trọ chật hẹp dưới chân cầu Kênh Tẻ, quận 7 TP HCM. Bà gần như phải cáng đáng hết cuộc sống của cả nhà.

Cuộc sống khốn khó về già của các nghệ sĩ gạo cội



Nhiều năm nay, bệnh thấp khớp khiến bà phải ngừng công việc buôn bán do đi lại khó khăn. Thu nhập của nghệ sĩ, ngoài khoản trợ cấp ổn định 1,5 triệu đồng từ Thành ủy TP HCM, các nguồn thu khác khá bấp bênh.

Cuộc sống khốn khó về già của các nghệ sĩ gạo cội



"Cô là nghệ sĩ mà sống cực khổ quá. Mỗi tháng cô chạy khắp nơi vay tiền chỗ này để gá chỗ kia, chừng nào đi đóng phim hay đi làm phục trang mới có tiền trả cho người ta", chị Thảo, hàng xóm lâu năm trong khu trọ của nghệ sĩ cho hay.

Theo Hương Ly
Gia đình & Xã hội