Cuộc đời nhà thám hiểm “muôn lần thất bại, không một lần chiến thắng”

(Dân trí) - Ernest Shackleton là nhà thám hiểm gan dạ, quả cảm nhất trong “thời đại anh hùng” của những con người khát khao chinh phục Nam Cực. Tuy vậy, vận may đã không mỉm cười với ông, để rồi lịch sử mãi nhớ về ông là người “muôn lần thất bại, không một lần chiến thắng”.

Nhà thám hiểm Nam Cực người Anh - Ernest Shackleton - đã để lại dấu ấn trong lịch sử chinh phục Nam Cực như một trong những nhà thám hiểm gan dạ, quả cảm nhất.

Ông đã hai lần lập kỷ lục khi đặt chân tới những vĩ độ nam mà trước đó chưa có nhà thám hiểm nào đặt chân đến, đã có lúc Shackleton chỉ còn ở cách Nam Cực 180km, nhưng chưa bao giờ, trong cả 4 cuộc thám hiểm lớn của đời mình, ông từng thực sự lên tới Nam Cực. Cuộc đời Shackleton được biết đến nhiều nhất với cuộc thám hiểm thứ 3, kéo dài từ năm 1914-1917.

Năm 1911, khi Nam Cực đã được chinh phục thành công bởi nhà thám hiểm người Na Uy Roald Amundsen, Shackleton quyết định thực hiện một chuyến thám hiểm Nam Cực thứ 3 trong cuộc đời với mục tiêu lập kỷ lục mới - băng ngang Nam Cực với chặng hành trình dài gần 2.900km và sẽ đi qua điểm cực.

Trong chuyến thám hiểm thứ 3 này, đoàn của Shackleton đã gặp phải một tai nạn khiến mọi tham vọng ngay lập tức phải chấm dứt. Con tàu thám hiểm Endurance (có nghĩa là “Sự bền bỉ”) đi vào một vùng băng dày và bị mắc kẹt lại đó. Trong suốt hơn 2 tháng với nhiều nỗ lực giải cứu con tàu không thành công, tàu Endurance không còn có hy vọng gì nữa.

Tàu Endurance bị mắc kẹt trong băng tuyết.
Tàu Endurance bị mắc kẹt trong băng tuyết.
Ernest Shackleton - nhà thám hiểm Nam Cực không biết mệt mỏi.
Ernest Shackleton - nhà thám hiểm Nam Cực không biết mệt mỏi.
Biển băng Weddell mà tàu Endurance đã đi vào.
Biển băng Weddell mà tàu Endurance đã đi vào.
Đoàn thám hiểm cố gắng dọn băng để tạo đường đi cho tàu Endurance.
Đoàn thám hiểm cố gắng dọn băng để tạo đường đi cho tàu Endurance.

Băng tuyết kết lại quanh tàu Endurance dày từ 3-5m, trong khi đó những tảng băng nổi không ngừng chuyển động va đập vào thành tàu với tốc độ lớn khiến tàu bị rạn nứt. Cuộc thám hiểm đầy tham vọng thế là thất bại. Trước tình hình mới, tất cả hy vọng của họ chỉ còn dừng lại ở việc sống sót vượt qua mùa đông sắp đến.

Để duy trì tinh thần của đoàn, ban ngày, họ cùng nhau luyện tập sức khỏe trên băng tuyết và ban đêm, họ giải trí bên trong tàu.

Con tàu “rên rỉ” và “run lên” trước những đợt va đập của các tảng băng nổi. Trên tàu có tấm kính nào thì đều vỡ vụn, sàn tàu rách toác và cong vẹo. Giữa những thế lực thiên nhiên không gì ngăn cản nổi này, đoàn của Shackleton là hiện thân hoàn hảo của “sự bất lực vô vọng”.

John Vincent, người quản lý neo buồm, đang ngồi vá lưới.
John Vincent, người quản lý neo buồm, đang ngồi vá lưới.
Tàu Endurance bị mắc cạn trên băng tuyết.
Tàu Endurance bị mắc cạn trên băng tuyết.
Đoàn thám hiểm và những chú chó kéo xe.
Đoàn thám hiểm và những chú chó kéo xe.
Nhà vật lý Reginald James đứng bên ngoài đài quan sát của mình.
Nhà vật lý Reginald James đứng bên ngoài đài quan sát của mình.
Nhiếp ảnh gia Frank Hurley leo lên cột buồm chụp ảnh.
Nhiếp ảnh gia Frank Hurley leo lên cột buồm chụp ảnh.
Thành viên trong đoàn đang chơi đùa với những chú chim cánh cụt con (trái) và những chú chó con sinh ra trong cuộc hành trình (phải).
Thành viên trong đoàn đang chơi đùa với những chú chim cánh cụt con (trái) và những chú chó con sinh ra trong cuộc hành trình (phải).
Người đầu bếp làm thịt chim cánh cụt.
Người đầu bếp làm thịt chim cánh cụt.
Để tinh thần các thành viên trong đoàn được giữ vững, họ không chỉ thường xuyên luyện tập thể thao ngoài băng tuyết mà còn vui chơi vào buổi tối ở trên tàu.
Để tinh thần các thành viên trong đoàn được giữ vững, họ không chỉ thường xuyên luyện tập thể thao ngoài băng tuyết mà còn vui chơi vào buổi tối ở trên tàu.
Các thành viên cắt tóc cho nhau.
Các thành viên cắt tóc cho nhau.
Tàu Endurance càng lúc càng mắc kẹt sâu hơn trong băng tuyết.
Tàu Endurance càng lúc càng mắc kẹt sâu hơn trong băng tuyết.
Giờ giải trí của các thành viên trong đoàn thám hiểm.
Giờ giải trí của các thành viên trong đoàn thám hiểm.
Cả đoàn cùng chơi đá bóng trên băng tuyết.
Cả đoàn cùng chơi đá bóng trên băng tuyết.
Tàu Endurance trong đêm tối.
Tàu Endurance trong đêm tối.
Một tối thứ 7 của những người đàn ông.
Một tối thứ 7 của những người đàn ông.
Nhà sinh vật học Robert Clark và nhà địa chất học James Wordie đọc sách trong cabin.
Nhà sinh vật học Robert Clark và nhà địa chất học James Wordie đọc sách trong cabin.
Đi lấy băng non để dùng làm nước sinh hoạt.
Đi lấy băng non để dùng làm nước sinh hoạt.
Những chú chó kéo xe.
Những chú chó kéo xe.
“Kỷ băng hà”
“Kỷ băng hà”
Các thành viên vệ sinh sàn tàu.
Các thành viên vệ sinh sàn tàu.

Ngày 27/10/1915, con tàu đã chịu đựng tới mức cực điểm, Shackleton yêu cầu cả đoàn xuống khỏi tàu vì nó có thể chìm bất cứ lúc nào. Tình hình trở nên khó khăn hơn, một số chó kéo xe bắt đầu xuống sức, Shackleton yêu cầu dành cho chúng cái chết nhân đạo, dùng súng để nhanh chóng kết thúc sự chịu đựng kham khổ. Những thuyền cứu hộ trên tàu Endurance được tháo xuống trước khi con tàu bị chìm vào ngày 21/11/1915.

Bình minh trên băng tuyết.
Bình minh trên băng tuyết.
Con tàu càng lúc càng bị băng lật nghiêng, không gì cứu vãn nổi.
Con tàu càng lúc càng bị băng lật nghiêng, không gì cứu vãn nổi.
Cuối cùng băng tuyết “nuốt chửng” con tàu.
Cuối cùng băng tuyết “nuốt chửng” con tàu.
Tàu Endurance bị chìm, đoàn buộc phải lên đường tìm về đất liền.
Tàu Endurance bị chìm, đoàn buộc phải lên đường tìm về đất liền.
Đoàn mang vác thuyền cứu hộ sau khi tàu Endurance bị chìm.
Đoàn mang vác thuyền cứu hộ sau khi tàu Endurance bị chìm.

Lương thực dự trữ dần cạn kiệt, đoàn buộc phải biến chó kéo xe thành thực phẩm trong chuyến hành trình tìm về đất liền giữa biển băng. Dù nhìn thấy đất liền ở phía xa nhưng họ không thể tiến ngay vào bởi băng nổi quá nhiều.

Cuối cùng, họ liều mình đi vào ma trận băng nổi và một tuần sau thì cập bờ, đó là đảo Elephant - một hòn đảo hiểm trở không có người sinh sống, nằm ở Nam Đại Dương, chỉ có chim cánh cụt và hải cẩu trú ngụ. Tính đến thời điểm lên được đảo Elephant, đoàn đã sống xa đất liền suốt 497 ngày.


Đoàn tìm tới đảo Elephant - đất liền đầu tiên mà họ đặt chân lên sau 497 ngày.

Đoàn tìm tới đảo Elephant - đất liền đầu tiên mà họ đặt chân lên sau 497 ngày.

Từ đảo Elephant, Shackleton cùng một đội tiền tiêu tiếp tục vượt biển tìm cứu trợ. Con thuyền cứu hộ nhỏ xíu giữa biển khơi ngoan cường thực hiện cuộc hành trình bất chấp sóng dữ, biển động. Khi tới được đảo South Georgia, đội tiền tiêu đã kiệt sức, khốn khổ hơn, họ lại cập bờ phía nam của hòn đảo trong khi người dân trên đảo sống ở bờ bắc.

Shackleton cùng 2 người nữa tiếp tục đi bộ không ngừng suốt 36 tiếng để sang bờ bắc. Ngày 20/5/1916, họ gặp được người dân trên đảo để yêu cầu cứu trợ. Phải mất tới 3 tháng, đội cứu trợ mới có thể quay trở lại đảo Elephant để giải cứu những thành viên còn lại của đoàn vào ngày 30/8/1916. Tất cả các thành viên đều sống sót an toàn.

Ngày 24/4/1916, đoàn tiền tiêu 6 người dùng thuyền cứu hộ đi tìm cứu trợ ở đảo South Georgia.
Ngày 24/4/1916, đoàn tiền tiêu 6 người dùng thuyền cứu hộ đi tìm cứu trợ ở đảo South Georgia.
Những thành viên ở lại vẫy tay chào đội tiền tiêu khi họ khởi hành đi đến đảo South Georgia.
Những thành viên ở lại vẫy tay chào đội tiền tiêu khi họ khởi hành đi đến đảo South Georgia.

Năm 1921, Ernest Shackleton tiếp tục thực hiện thêm một cuộc thám hiểm nữa tới Nam Cực nhưng đã qua đời vì một cơn đau tim trong cuộc hành trình này, thọ 48 tuổi. Theo yêu cầu của vợ ông, thi hài Shackleton đã được chôn cất ở tại nơi ông qua đời - đảo South Georgia.

Dù là một nhà thám hiểm Nam Cực miệt mài, không biết mệt mỏi, từng dẫn đầu 3 đoàn thám hiểm tới đây và là một nhân vật quan trọng của “thời đại anh hùng” với những cuộc thám hiểm chinh phục Nam Cực đầu tiên của loài người, nhưng cuộc đời Shackleton “buồn nhiều hơn vui”.

Ông không ngơi nghỉ khát khao chinh phục Nam Cực, nhưng luôn vấp phải những thất bại. Với hy vọng làm giàu, ông từng mạo hiểm kinh doanh nhưng cũng thất bại. Khi qua đời, Shackleton ngập trong nợ nần.

Thoạt tiên, báo chí ca ngợi Shackleton một thời gian, nhưng rồi sau đó hoàn toàn lãng quên ông. Trong khi đó, những nhà thám hiểm khác cùng thời với ông như Robert Falcon Scott hay Roald Amundsen thì được nhắc đến tới tận hôm nay.

Về sau, khi “thời đại anh hùng” được tìm hiểu sâu kỹ hơn, người ta mới nhớ ra Shackleton như một hình mẫu lý tưởng của người chỉ huy trong những chuyến thám hiểm, bởi dù trong tình trạng tồi tệ nhất, Shackleton vẫn luôn biết cách đoàn kết mọi người, để cùng đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt và cùng sống sót.

Trong những cuộc hành trình do Shackleton dẫn đầu, ông luôn đề cao sự an toàn tính mạng của các thành viên và luôn làm mọi cách để bảo đảm tất cả đều sống sót an toàn. Dù vậy, cuộc đời thiếu may mắn của Shackleton đã khiến không phải chịu những thất bại đắng cay mà không có lấy một lần chiến thắng.

Bích Ngọc
Tổng hợp

Cuộc đời nhà thám hiểm “muôn lần thất bại, không một lần chiến thắng” - 32