Có điều gì “vô lý” trong bức họa này?

(Dân trí) - Danh họa người Ý Leonardo Da Vinci đã thực hiện bức “Salvator Mundi - người giải cứu thế giới” khoảng năm 1500. Các chuyên gia hội họa từ lâu đã chỉ ra một chi tiết khác thường trong bức họa này.

Có điều gì “vô lý” trong bức họa này? - 1

Bức tranh cuối cùng của danh họa Leonardo Da Vinci nằm trong tay một nhà sưu tập tư nhân sắp được đem ra bán đấu giá, với mức giá kỳ vọng - 130 triệu USD (gần 3.000 tỷ đồng). Bức tranh này từ trước đến nay vẫn luôn khiến các chuyên gia nghiên cứu hội họa tranh cãi bởi một chi tiết có thể xem là “lỗi sai” khó lý giải.

Danh họa người Ý đã thực hiện bức “Salvator Mundi - người giải cứu thế giới” vào khoảng năm 1500, cùng thời kỳ vị danh họa thực hiện tác phẩm trứ danh khắc họa chân dung nàng Mona Lisa. Ở thời điểm bức tranh bị xuống giá nhất, nó từng được mua với giá chỉ 45 bảng Anh (1,3 triệu đồng) hồi năm 1958.

Bức tranh khắc họa chân dung Chúa cứu thế với phong cách hội họa Phục hưng, trong tay ngài đang cầm một quả cầu thủy tinh, nhưng các chuyên gia hội họa từ lâu đã chỉ ra rằng quả cầu này dường như trong suốt hoàn toàn.

Ánh sáng đi qua quả cầu hoàn toàn không chịu bất cứ sự thay đổi nào, trang phục của Chúa được khắc họa trong khuôn hình của quả cầu thủy tinh không hề bị biến dạng. Trong thực tế, ánh sáng khi đi qua một quả cầu thủy tinh luôn luôn bị bẻ ngoặt hướng đi và sẽ tạo nên những biến dạng về hình ảnh khi nhìn qua quả cầu.

Bạn có nhìn ra chi tiết thiếu chân thực trong bức tranh này? Các chuyên gia hội họa đã chỉ ra rằng quả cầu thủy tinh trong tay Chúa dường như hoàn toàn trong suốt, trong khi thực tế, ánh sáng sẽ bị bẻ ngoặt hướng đi.
Bạn có nhìn ra chi tiết thiếu chân thực trong bức tranh này? Các chuyên gia hội họa đã chỉ ra rằng quả cầu thủy tinh trong tay Chúa dường như hoàn toàn trong suốt, trong khi thực tế, ánh sáng sẽ bị bẻ ngoặt hướng đi.

Các chuyên gia hội họa trước nay vẫn không thể lý giải tại sao một họa sĩ bậc thầy trong lịch sử mỹ thuật, cũng đồng thời là một kiến trúc sư, một kỹ sư, một nhà khoa học thiên tài, lại lựa chọn cách khắc họa quả cầu thủy tinh theo một cách “phi khoa học” đầy chủ ý như vậy.
Các chuyên gia hội họa trước nay vẫn không thể lý giải tại sao một họa sĩ bậc thầy trong lịch sử mỹ thuật, cũng đồng thời là một kiến trúc sư, một kỹ sư, một nhà khoa học thiên tài, lại lựa chọn cách khắc họa quả cầu thủy tinh theo một cách “phi khoa học” đầy chủ ý như vậy.

Các chuyên gia nghiên cứu hội họa cho rằng có thể danh họa Da Vinci đã cố tình khắc họa quả cầu thủy tinh theo cách đó, bởi nếu vẽ quả cầu theo đúng thực tế, với các tia sáng bị bẻ ngoặt, tạo nên sự biến dạng của hình ảnh khi nhìn xuyên qua quả cầu, thì người xem ngay lập tức sẽ bị thu hút vào quả cầu nhất, trong khi đó, trọng tâm của tranh là chân dung, diện mạo Chúa.

Cũng có những chuyên gia lý giải rằng Da Vinci muốn nhấn mạnh sự kỳ diệu của Chúa với quả cầu hoàn toàn trong suốt trong tay ngài.

Bức họa “Salvator Mundi - người giải cứu thế giới” được thực hiện vào khoảng năm 1500, cùng thời kỳ khi Da Vinci thực hiện bức chân dung khắc họa nàng Mona Lisa.
Bức họa “Salvator Mundi - người giải cứu thế giới” được thực hiện vào khoảng năm 1500, cùng thời kỳ khi Da Vinci thực hiện bức chân dung khắc họa nàng Mona Lisa.

Trước nay, Da Vinci luôn được nhìn nhận là một thiên tài đa lĩnh vực với tư duy, kiến thức vượt tầm thời đại mà ông đang sống. Việc ông khắc họa quả cầu thủy tinh sai nguyên lý khoa học gần như chắc chắn là một chủ ý của vị danh họa. Lý do đằng sau đó vẫn là một bí ẩn.
Trước nay, Da Vinci luôn được nhìn nhận là một thiên tài đa lĩnh vực với tư duy, kiến thức vượt tầm thời đại mà ông đang sống. Việc ông khắc họa quả cầu thủy tinh sai nguyên lý khoa học gần như chắc chắn là một chủ ý của vị danh họa. Lý do đằng sau đó vẫn là một bí ẩn.

Bức tranh đã từng có thời bị lãng quên và còn bị nhầm tác giả, người ta từng cho rằng đó là một tác phẩm được thực hiện bởi học trò của Da Vinci, một phần bức tranh thậm chí còn từng bị vẽ đè lên. Hồi năm 1958, một nhà đấu giá đã rao bán bức tranh này mà không hề biết giá trị thực của nó, vì vậy, ở thời điểm xuống giá nhất, tranh được bán với giá chỉ… 45 bảng.

Một doanh nhân người Mỹ đã mua bức tranh cách đây 12 năm từ một nhà đấu giá nhỏ tại Mỹ với giá chưa đầy 10.000 USD (225 triệu đồng), ông bắt đầu lần lại lai lịch bức tranh. Đến năm 2011, tác phẩm chính thức được các chuyên gia hội họa uy tín khẳng định là một bức họa do Leonardo Da Vinci thực hiện. Đây là bức họa đầu tiên được phát hiện là của Da Vinci kể từ năm 1909.

Bức họa từng có thời được cho là do học trò Da Vinci thực hiện.
Bức họa từng có thời được cho là do học trò Da Vinci thực hiện.

Bức họa mới được khẳng định là tác phẩm của Da Vinci hồi năm 2011, sau một thập kỷ truy tìm gốc tích. Vào tháng tới, tác phẩm sẽ được rao bán đấu giá tại New York (Mỹ).
Bức họa mới được khẳng định là tác phẩm của Da Vinci hồi năm 2011, sau một thập kỷ truy tìm gốc tích. Vào tháng tới, tác phẩm sẽ được rao bán đấu giá tại New York (Mỹ).

Bích Ngọc
Theo Daily Mail

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm