Chuyện làm phim ở đất nước nói không với điện ảnh

(Dân trí) - Wadjda, bộ phim nhựa đầu tiên của Ả-rập được sản xuất bởi một nữ đạo diễn hiện đang trình chiếu tại LHP Venice và gây nên cơn sốt tại đây. Ngoài nội dung phim hấp dẫn, câu chuyện phía sau màn ảnh của đoàn làm phim cũng thu hút sự chú ý không kém.

Wadjda thường qu


Wadjda thường "quên" đeo mạng che mặt khi đi ra ngoài

 
Wadjda - Bộ phim “ngược dòng”

Đi giày tennis và đeo tai nghe headphones chẳng có gì là một cuộc cách mạng ở một đứa trẻ tuổi teen nhưng với cô bé Wadjda 11 tuổi, đó là cả một sự khác biệt với những chuẩn mặt khắt khe, nghặt nghèo trong nền văn hoá mà từ đó em lớn lên - nền văn hoá Ả-rập.

Tham gia giải phim Telluride Film Festival, bộ phim “Wadjda” đã trở thành một trong những tiêu điểm chính của giải, không chỉ vì nội dung phim mà còn vì những câu chuyện phía sau màn ảnh, những khó khăn để thực hiện tác phẩm điện ảnh này.

Đây là bộ phim đặc tả nền văn hoá và cuộc sống của phụ nữ trong thế giới Ả-rập, đặc biệt hơn, nó là tác phẩm đầu tiên được chính một người phụ nữ Ả-rập chỉ đạo diễn xuất. Wadjda được thực hiện hoàn toàn tại Ả-rập bất kể những khó khăn xảy ra trong quá trình thực hiện, đến từ sự bất hợp tác thậm chí gây khó dễ của người dân tại nơi đặt cảnh quay.

Vì những luật lệ ngặt nghèo trong nền văn hoá Ả-rập mà đạo diễn Haifaa Al Mansour nhiều khi phải chỉ đạo diễn xuất “giấu mặt” trong những chiếc xe tải cách xa trường quay ngoài trời một đoạn bởi tại đây phụ nữ bị cấm giao tiếp với một nhóm nam giới giữa chốn đông người. Trước đây, nữ đạo diễn Mansour đã từng bị đe doạ tính mạng khi thưc hiện một bộ phim tài liệu tập trung khai thác cuộc sống của phụ nữ trẻ Ả-rập, những người cũng giống như nhân vật Wadjda sẵn sang quay lưng lại với những tập tục truyền thống hà khắc. Khi làm bộ phim tài liệu đó, bà đã công khai làm việc với một nhóm những cộng sự nam và phải đón nhận những phán xét cay nghiệt từ cộng đồng.
 

Wadjda thường qu


Cô bé Wadjda khao khát có được một chiếc xe đạp dù mọi người nói rằng phụ nữ đứng đắn không ai đi xe đạp

Khi bộ phim “Wadjda” bắt đầu, chúng ta ngay lập tức được làm quen với nhân vật chính của phim (do diễn viên nhí Waad Mohammed đóng). Không giống như những cô bạn trung học cùng lứa tuổi, Wadjda thích nghe nhạc pop, thường bỏ mạng che mặt và còn “kinh doanh” bí mật bằng việc nhận đan khăn choàng cho các bạn cùng lớp. Wadjda sống với mẹ, cha thường vắng nhà. Cô bé bị coi là học sinh cá biệt vì thời gian cô bị “điệu” lên phòng giám hiệu cũng nhiều như thời gian học trên lớp. Wadjda là một học sinh thông minh nhưng khá thờ ơ với kết quả học tập, cô không cố gắng “chiến đấu” để học thuộc làu kinh Koran và cũng không thích tuân theo các luật lệ truyền thống.

Mục tiêu đầu tiêu mà Wadjda xác lập trong cuộc đời là một mong muốn rất dễ thương, cô bé muốn tiết kiệm đủ tiền để mua một chiếc xe đạp. Có lẽ Wadjda sẽ chẳng thích xe đạp đến thế nếu người ta không nói rằng các cô gái ngoan thì không đạp xe đạp. Wadjda dường như muốn đi ngược lại tất cả những luật lệ vô lý đó. Khi Wadjda biết được nhà trường sắp tổ chức cuộc thi tìm hiểu về kinh Koran và phần thưởng là một số tiền vừa đủ để cô có thể mua được một chiếc xe đạp, bỗng dưng Wadjda nổi hứng chăm học và dồn hết tâm sức để chạy “nước rút” mong giành được giải cao.
 

Cô bé cũng thường chơi đùa thoải mái với các bạn nam


Cô bé cũng thường chơi đùa thoải mái với các bạn nam

Wadjda mô tả sự phân biệt đối xử với phụ nữ Ả-rập. Tại đây, phụ nữ có địa vị pháp lý rất thấp, họ bị cấm lái xe và hạn chế đi xe đạp, chủ yếu phải đi bộ hoặc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Cần phải được sự cho phép của một người đàn ông có vai trò giám hộ mới được đi làm, di chuyển từ nơi này đến nơi khác hoặc mở tài khoản ngân hàng.

Sự thông minh, tinh quái và nghị lực kiên cường của nhân vật Wadjda mỗi khi gặp chuyện không may càng làm tăng thêm sức sống, nội lực mạnh mẽ âm thầm cháy trong phim với nhiều cảnh khiến người xem rơi nước mắt.

Môi trường làm phim “có một không hai” tại Ả-rập

Ở đây, thực chất không tồn tại một nền văn hoá điện ảnh. Môn nghệ thuật thứ 7 này bị coi là thứ văn hoá ngoài luồng. Tại đây không có trường quay, không có những đoàn làm phim, và đương nhiên không có rạp chiếu phim. Đạo diễn Mansour sản xuất ra bộ phim này đã là một nỗ lực hết mình. Hiện tại, bà vẫn đang phải tìm một nhà phân phối phim nước ngoài để đưa tác phẩm của mình đến với thị trường điện ảnh.

Mansour năm nay 38 tuổi, bà là một đạo diễn được đào tạo chuyên sâu tại Ai Cập và Úc, Wadjda là một thiếu niên mà gia đình và nhà trường coi là ngang bướng, khó dạy bảo, không biết nghe lời. Nhưng những gì được phản ánh trong phim mới chỉ là một nét nhỏ trong bức tranh toàn cảnh cuộc sống tại Ả-rập. Vì bộ phim này khai thác sâu vào tư tưởng nổi loạn của giới trẻ nên nó đã bị cấm lưu hành dưới mọi hình thức tại Ả-rập. Một hành động nghịch ngợm của Wadjda dù là rất nhỏ trong phim, được chúng ta nhìn nhận rất bình thường và coi đó là phản ứng dễ hiểu ở tuổi mới lớn cũng có thể bị coi là những hành đi ngược lại nền văn hoá truyền thống lâu đời ở nơi đây.

Đạo diễn Mansour


Đạo diễn Mansour

Đạo diễn Mansour đã kết hôn với một nhà ngoại giao người Mỹ và hiện tại cô sống ở tiểu vương quốc Bahrain. Mansour cho biết cô tránh làm những bộ phim theo kiểu giáo huấn, cũ kỹ, xáo mòn mà chọn làm một bộ phim có tính chất đột phá, được quay hoàn toàn tại Ả-rập, chính điều này đã khiến công việc của cô trở nên khó khăn hơn.

Công việc tuyển diễn viên cũng diễn ra vô cùng khó khăn, chủ yếu là bởi người dân nghĩ rằng xuất hiện trước ống kính máy quay để bao nhiêu người nhìn vào là một điều chẳng lấy gì làm vinh dự. Nếu người dân địa phương bắt gặp Mansour chỉ đạo đoàn làm phim diễn xuất, họ sẽ gọi cảnh sát địa phương đến để bắt cô ngay, vì vậy Mansour đành quan sát và chỉ đạo từ xa để tránh ánh mắt nhòm ngó và kỳ thị của người dân.

Đạo diễn Mansour và nữ diễn viên chính của phim 


Đạo diễn Mansour và nữ diễn viên chính của phim Waad Mohammed cùng chụp bên chiếc xe đạp đã xuất hiện trong phim - một hình ảnh ẩn dụ cho sự khao khát thay đổi của nữ giới tại Ả-rập

Một trong những khó khăn khi Mansour viết kịch bản chính là “đong đếm” làm sao một lượng cân bằng vừa đủ giữa nhân vật chính và cái nền văn hoá. Mansour muốn tránh thần tượng hoá nhân vật, xây dựng nên một nhân vật hoành tráng và ấn tượng như một tượng đài và nhìn nhận xã hội tồn tại xung quanh như thể toàn một màu xám.

Được cha mẹ cho xem nhiều đĩa phim từ nhỏ, Mansour lớn lên và nuôi dưỡng trong mình tình yêu với điện ảnh nhưng cô chỉ thực sự bước vào nghiệp làm phim khi 30 tuổi bởi cô nhận thấy nghề này khá vất vả, đặc biệt trong điều kiện đất nước cô thì nó còn là nghề không được khuyến khích và thành quả nhận được thường không tương xứng với công sức bỏ ra.

“Trước khi làm phim, tôi có làm việc cho một công ty khai thác dầu mỏ nhưng tiếng nói của tôi trong công ty không có một chút trọng lượng nào, đó là tình hình chung mà đa số phụ nữ Ả-rập khi đi làm đều gặp phải”, Mansour cho biết.

Nữ diễn viên Mohammed hứa hẹn sẽ là một cô gái nổi loạn giống như nhân vật Wadjda


Nữ diễn viên Mohammed hứa hẹn sẽ là một cô gái "nổi loạn" giống như nhân vật Wadjda

"Tôi tin rằng đất nước tôi đang thay đổi về chất một cách từ từ trong những năm gần đây theo chiều hướng tích cực hơn và điện ảnh không lâu nữa cũng sẽ được mở cửa và nhận được cái nhìn thiện cảm hơn từ các nhà quản lý và người dân. Đây là một đất nước mà tôi có thể bị bắn chết vì những hành động “ngược dòng” của mình nhưng nó đang thay đổi. Tuy còn cả một chặng đường dài để đi, để tất cả giới nghệ sĩ phải cố gắng, nỗ lực, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Truyền thống không phải là cái có thể thay đổi một sáng một chiều. Nhưng đã đến lúc cần thay đổi.”- Mansour khẳng định.

 
Hồ Bích Ngọc
Theo LAT