Cần “mềm hóa ý nghĩa chính trị” để hút khách du lịch nước ngoài?

(Dân trí) - "Khách du lịch bỏ tiền ra đi du lịch, không phải đến nghe về lịch sử hào hùng và giá trị đường lối cách mạng của Việt Nam, do vậy muốn hút khách du lịch quốc tế đến với bảo tàng cần “mềm hóa ý nghĩa chính trị” của bảo tàng định chung".

Đó là nhận định của đại diện các công ty lữ hành Hà Nội.

Đưa bảo tàng Hồ Chí Minh trở thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn phục vụ du khách đã được Tổng cục Du lịch và Bảo tàng Hồ Chí Minh đưa ra bàn luận tại buổi tọa đàm diễn ra ngày 29-3. Tuy nhiên, để Bảo tàng có thể khai thác tối đa giá trị lịch sử, văn hóa đi liền với phát triển du lịch là một vấn đề cần đưa ra bàn thảo một cách nghiêm túc.

Bảo tàng có thể nói là một điểm đến hấp dẫn của khách du lịch trong và ngoài nước,Việt Nam chúng ta với truyền thống hào hùng của một dân tộc đứng lên từ trong khói đạn chiến tranh,cho nên Bảo tàng là nơi lưu giữ những hiện vật quý giá, phản ánh chiều dài lịch sử và văn hóa của một thời khói lửa. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, lượng khách du lịch quốc tế đến với Bảo tàng ít do chưa có sự gắn kết chặt chẽ của bảo tàng với yếu tố du lịch.

Cần “mềm hóa ý nghĩa chính trị” để hút khách du lịch nước ngoài?


Việc thiết kế, trưng bày hiện vật ở Bảo tàng phải có tính thẩm mỹ và hiện đại, phù hợp với các du khách nước ngoài. Hơn nữa việc quảng bá cho bảo tàng còn quá hạn chế, chưa có bài bản, lộ trình cụ thể.

Bảo tàng còn gắn chặt với ý nghĩa lịch sử quá nhiều, điều đó không hợp lắm với xu thế hiện nay,do vậy cần làm “Mềm hóa ý nghĩa chính trị”, gắn với du lịch với bảo tàng là điều vô cùng cần thiết trong thời điểm hiện nay. Vậy để làm mềm hóa ý nghĩa chính trị, Bảo tàng nên đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên, giúp họ nói mềm mại hơn, không nên khuôn mẫu về ý nghĩa chính trị mà đưa các yếu tố du lịch lồng ghép vào trong lời giới thiệu của mình.

Điểm mạnh của bảo tàng Hồ Chí Minh là có khuôn viên rộng rãi, tọa lạc ở đại điểm không chê vào đâu được là nằm trong cụm di tích lịch sử văn hóa Ba Đình – Hà Nội. Tuy nhiên đó cũng không phải không có những bất cập là phải cạnh tranh với “hàng xóm khổng lồ” để thu hút khách, thêm nữa giờ đóng – mở cửa của Bảo tàng lại theo thời bao cấp (từ 8 giờ sáng đến 11 giờ 30, từ 14 giờ đến 16 giờ).

Cần “mềm hóa ý nghĩa chính trị” để hút khách du lịch nước ngoài?


Các công ty lữ hành dẫn tour đi tham quan Hà Nội cho rằng, họ chỉ có khoảng hai tiếng đồng hồ để đi tham cụm di tích Ba Đình, việc xếp hàng vào Lăng Bác đã tốn khoảng một tiếng, rồi lại thăm nhà sàn và chùa Một cột, đến khi đến bảo tàng thì bảo tàng lại nghỉ trưa đến 2 giờ, họ không thể dành thời gian để chờ, mà di chuyển luôn sang bảo tàng Dân tộc học.

Đại diện các công ty lữ hành nhận thấy, nguyên nhân khiến du khách chưa hứng thú với những chương trình tham quan bảo tàng là hệ thống bảo tàng mới chủ yếu chú trọng tới hoạt động trưng bày theo cách truyền thống mà chưa quan tâm nhiều đến việc đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ, chưa chú trọng quảng bá hình ảnh và thương hiệu.

Cần “mềm hóa ý nghĩa chính trị” để hút khách du lịch nước ngoài?


Để bảo tàng là điểm đến thân quen và tự du khách muốn quay lại Bảo tàng khi đặt chân đến Hà Nội, bảo tàng nên làm một bước tiến “hiện đại hóa” không gian trưng bày để du khách tự hiểu và cảm nhận. Ngoài ra, tại đây cũng nên tạo những điểm nhấn bằng việc mở rộng không gian bên ngoài Bảo tàng, như tổ chức khu tiệc trà, cà phê rộng rãi, đẹp mắt, để thu hút khách hàng từ trung lưu trở nên .

Theo ông Chu Đức Tính, giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh cho hay, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã là điểm đến thu hút đông đảo bạn bè trong nước với trên một triệu khách mỗi năm, tuy nhiên lượng khách quốc tế đến với bảo tàng rất hạn chế. Mong muốn của Bảo tàng là làm sao thu hút khách quốc tế đến với bảo tàng, nhưng vẫn giữ được tư tưởng và phát huy được giá trị văn hóa lịch sử, con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh và dân tộc Việt Nam.

 
Thiên Lam