Bí ẩn "hậu cung" ở Việt Nam

(Dân trí) - “Hậu cung” là nơi thờ thánh Mẫu, thường nằm ở phía bên trong cùng của những ngồi đền, đình hay chùa. Đó được coi là nơi kín đáo nhất, linh thiêng nhất mà người bình thường không thể bước vào.

Việc xây dựng Đình, chùa gắn liền với tín ngưỡng đặc trưng bắt nguồn từ đời sống tâm linh của người Việt. Vào những ngày Rằm hay mùng 1 người Việt thường có quan niệm đi đến các đình chùa để cầu bình an, để thỏa mãn phần tâm linh của mình.

Theo khảo sát và thu thập nhiều tài liệu liên quan chúng tôi được biết, đa phần những ngôi đình, đền chùa lớn ở Việt Nam bao giờ cũng có thờ thánh Mẫu (hậu cung). Khu vực thờ thánh Mẫu được giữ gìn một cách rất cẩn trọng, chỉ những người nào có một độ tin cậy, một sự hiểu biết nhất định, một sự tôn kính mới được bước vào.

Khu vực “hậu cung” nằm phía bên trong cùng

Khu vực “hậu cung” nằm phía bên trong cùng

Thông thường, người Việt, đến các đình chùa chiêm bái lễ phật họ chỉ đứng bên ngoài bái vọng. Khu vực bên trong không được vào lễ vì đó là nơi ở của thánh Mẫu. Hai phía hai bên thờ Phật được che chắn bằng hai hàng rào gỗ, khu vực bên trong chỉ một mình cụ từ được bước vào. Qua khảo sát một số chùa ngôi chùa ở Hà Nội như Chùa Thánh Chúa, Chùa Hà, Am mỵ Châu, Đền Đô, Đền Trần, chùa Tháp Phổ Minh ( Nam Định) khu vực “hậu cung” đều có người trông coi, quản lý chặt chẽ.

Du khách chỉ có thể làm lễ phía bên ngoài

Du khách chỉ có thể làm lễ phía bên ngoài

Chùa Tháp Phổ Minh ở Nam Định

Chùa Tháp Phổ Minh ở Nam Định

Chùa Thánh Chúa nằm giữa khuôn viên trường Đại học Quốc gia và Đại học Sư phạm I thuộc xã Dịch Vọng, Từ Liêm, Hà Nội là một trong những di tích lịch sử gắn bó sâu sắc với triều đại nhà Lý. Chùa là nơi Nguyên Phi Ỷ Lan và các vị vua nhà Lý thường lui tới để nghiên cứu phật pháp. Chùa gồm nhiều hạng mục công trình như cổng tam quan gác chuông, tòa nhà tam đảo, điện thờ Nguyên Phi Ỷ Lan.

Chùa Thánh Chúa ở Hà Nội

Chùa Thánh Chúa ở Hà Nội

Theo quan sát, trong chùa Thánh Chúa có một chỗ để thờ phía trước là thờ Phật nằm ở chính giữa, bên cạnh là phật tam thế ở 3 tòa. Phía bên trái là hộ pháp, bên phải là bát bộ kim cương. Khu vực “hậu cung” nằm sâu bên trong cùng.

Sư thầy Thích Đàm Xuyên, trụ trì Chùa Thánh Chúa cho biết: “Hậu cung” là chỗ kín đáo cực kỳ linh thiêng, không phải là chỗ phơi bày ra trước tất cả con mắt của mọi người”.

Tại Am Mỵ Châu ở Đông Anh, Hà Nội, toàn bộ khu vực bên ngoài du khách và người đến dâng hương đều có thể thăm quan, chạm tay được khắp nơi, nhưng bên trong cùng “hậu cung” được phủ một lớp vải đỏ,và hai cánh của khép kín.

Theo như các cụ thờ tự tại đây lý giải, chỉ có những đoàn khách có giấy đặc biệt, hay những mối quan hệ đặc biệt, lúc ấy người trông coi nơi thờ thờ tự mới mở cánh cửa. Khi khách vào đó phải giữ mình rất sạch sẽ, phụ nữ những ngày "có tháng" không được phép bước vào chỗ linh thiêng đó. Vì họ quan niệm chạm tay vào pho tượng đá làm chạm vào chính cơ thể của Mỵ Châu. Ở đó, có sự liên kết giữa trần tục và chốn linh thiêng.

Hay tại Đền Đô ở Thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh. Ở giữa thờ phật, 2 bên thờ quan văn, quan võ. Phía trong cùng “hậu cung” không được đến gần. Những nơi thờ tự, như vua Đinh, vua Lê, vua Trần cũng tương tự. Bình thường du khách thập phương chỉ đứng ngoài quan sát.

N

Nơi thờ Vua Trần

Phía trong cùng là bài vị (hậu cung)

Phía trong cùng là bài vị (hậu cung)

 
Có thể thấy, phía "hậu cung" linh thiêng ấy, bản thân người bước vào cũng cảm thấy rợn ngợp. Và đó vẫn còn là một điều bí ẩn cho đến ngày nay.

 
Đỗ Việt