Bật khóc với hài kịch “Nước mắt đàn ông”

(Dân trí) - Tiếp nối thành công của nhiều vở hài kịch, các nghệ sĩ của nhà hát Tuổi trẻ vừa cho “ra lò” tác phẩm mới mang tên “Nước mắt đàn ông”. Tác phẩm mang lại những tiếng cười nhưng chất chứa bên trong là nước mắt mặn đắng.

Được chuẩn bị để ‘khai sinh” đúng dịp mùng 8 -3, “Nước mắt đàn ông” là món quà đặc biệt mà nhà hát Tuổi trẻ muốn dành tặng đến phái đẹp. Không đơn giản chỉ như những bó hoa, lời chúc, tác phẩm còn là tiếng cười được “chắt gạn” ra từ những câu chuyện “dở khóc, dở cười” trong mối quan hệ giữa vợ và chồng để mà chiêm nghiệm, nghĩ suy. Nói như NSƯT Chí Trung – Phó giám đốc nhà hát Tuổi trẻ: “Tác phẩm không thuần túy cười chỉ để cười mà cười đấy nhưng lại mang một nỗi đau nhân tình thế thái”. Đấy mới là lí do và điểm đặc biệt để cho một nghệ sĩ “lão làng” như anh tâm sự: “Lâu lắm rồi mới có một tác phẩm khiến tôi ưng ý đến vậy”.

Bật khóc với hài kịch “Nước mắt đàn ông”
Tùng và Tươi vốn là đôi bạn thân. Tùng quá đỗi thật thà nên gặp không ít khó khăn khi tán gái còn Tươi bị người yêu phụ bạc vì gia đình quá nghèo.
Cả hai đã tìm đến với nhau...
Cả hai đã tìm đến với nhau...

Được công chiếu lần đầu tiên vào ngày 3/3 tuy nhiên "Nước mắt đàn ông" đã chiếm được nhiều cảm tình của công chúng bởi trước hết ở kịch bản logic và chặt chẽ. Không trải dài từ đầu đến cuối như nhiều các vở hài kịch đã xem, “Nước mắt đàn ông” được phân ra từng chương, hồi như trong một cuốn truyện ngắn để thể hiện được ý đồ của tác giả, đồng thời tạo khoảng lặng ngưng nghỉ cho người xem được bàn luận và suy ngẫm.

...để trở thành chồng vợ.
...để trở thành chồng vợ.
...để trở thành chồng vợ.
Nhưng mâu thuẫn diễn ra vào ngay đêm tân hôn khi Tươi mong chờ giây phút được yêu thương thì Tùng lại quan trọng việc đếm phong bì tiền mừng.

Từ chuyện của đôi bạn thân Tùng - Tươi chơi với nhau từ nhỏ với tình yêu ngây thơ khờ dại, vở hài kịch dẫn dắt người xem đến mâu thuẫn của những cặp vợ chồng trong quẩn quanh nỗi lo cơm áo gạo tiền. Họ ràng buộc với nhau bởi sợi dây của hôn nhân và con cái nhưng hai người lại rẽ ở hai ngả khác nhau để sự tan vỡ có dịp nhen nhóm. Hạnh phúc gia đình bị phá bỏ, hình ảnh hai đứa trẻ vốn là anh em ruột nhưng “anh chờ bố”, “em chờ mẹ” kết thúc vở như một sự ngậm ngùi, xa xót để cảnh tỉnh những cặp vợ chồng đã và đang trên đà chia rẽ.
Cái khéo của “Nước mắt đàn ông” đó là sự xâu chuỗi logic 4 tiểu phẩm tưởng chừng như rời rạc và không liên quan đến nhau thành một thể thống nhất. Chất liệu hài dày đặc qua lời thoại hóm hỉnh trên nền âm nhạc chế "hot" như Con bướm xuân, Anh không đòi quà... Và mỗi nhân vật bộc lộ một cá tính, không ai giống ai.

...để trở thành chồng vợ.
Tiểu phẩm thứ 2 được xây dựng là cuộc hội ngộ của nhóm "Chim trắng mồ côi" gồm những ông chồng có 1 điểm chung là bị ức chế thần kinh bởi các bà vợ.
...để trở thành chồng vợ.
NS Đức Khuê vào vai ông chồng thất nghiệp nên về nhà nội trợ nhưng một ngày kia bà vợ thuê ô sin, ông đang lo lắng chức năng "đàn ông" của mình có bị thất nghiệp lần 3 hay không.

Điểm nữa của vở hài kịch này khiến cho người xem cảm giác “chắc tay” và không bị phô dù là tiếng cười có lúc trần trụi. Đó là bởi lối dàn dựng công phu của đạo diễn Sĩ Tiến và sự tham gia của dàn diễn viên lão luyện như NSƯT Ngọc Huyền, NSƯT Đức Khuê, Tú Oanh, Bá Anh, Thanh Dương…
...để trở thành chồng vợ.

Xem “Nước mắt đàn ông” khán giả được cười đấy, nghiêng ngả và thoải mái như phá vỡ cả khoảng cách giữa người xem và người diễn nhưng kết lại là giọt nước mắt của ngậm ngùi, tiếc nuối. Nói như NSƯT Chí Trung : “Tiếng cười không đơn giản là tiếng cười thọc lét, phê phán, chửi bới hay ngọ nguậy mà tiếng cười ở đây mang được những thông điệp đó là hạnh phúc gia đình. Ai cũng muốn hạnh phúc cả nhưng mấy ai tìm được và những ai tìm được thì phải biết nắm lấy nó như một cơ may chứ đừng nắm lấy nó như một sự tất nhiên".

...để trở thành chồng vợ.

Hạnh phúc gia đình là một cuộc chiến tranh không ngừng nghỉ giữa vợ và chồng bởi có lúc đó là thiên đường, nhưng cũng có lúc đó là địa ngục.

Hình ảnh hai đứa trẻ nhưng em chờ mẹ, anh chờ bố khiến người xem phải suy ngẫm.
Hình ảnh hai đứa trẻ nhưng "em chờ mẹ", "anh chờ bố" khiến người xem phải suy ngẫm.
Hình ảnh hai đứa trẻ nhưng em chờ mẹ, anh chờ bố khiến người xem phải suy ngẫm.
Sự tan vỡ gia đình và nạn nhân là những đứa trẻ là lời cảnh báo cho những cặp vợ chồng phải nhìn lại chính bản thân mình để sống tốt hơn.

Xen giữa những hạnh phúc, khổ đau và cả sự giác ngộ là lời bài hát “Hãy yêu nhau đi” của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn  được vang lên trong vở diễn như một lời nhắm nhủ tới tất cả khán giả về niềm khát khao được yêu thương giữa bộn bề cuộc sống, giữa tất tả mưu sinh, giữa danh lợi đời thường...
 
 
Phạm Oanh