Ảnh đẹp ấn tượng của người “đi săn núi lửa”

(Dân trí) - Trước thảm họa tự nhiên, con người ai cũng muốn mình được an toàn, vậy mà ở Đức có một nhiếp ảnh gia luôn đi săn lùng khoảnh khắc hủy diệt ghê ghớm nhất của tự nhiên, luôn đi vào vùng trung tâm ảnh hưởng của các vụ phun trào núi lửa để chụp ảnh.

Trước thảm họa tự nhiên, con người ai cũng muốn mình được an toàn, mau chóng thoát ra khỏi vùng nguy hiểm, hoặc cầu mong là tốt nhất mình đủ may mắn để không bao giờ phải nằm trong vùng nguy hiểm của những thảm họa tự nhiên.

 Ở Đức có một nhiếp ảnh gia chuyên đi săn lùng khoảnh khắc hủy diệt của tự nhiên, anh là Martin Rietze.

Trong hơn một thập kỷ qua, người đàn ông 49 tuổi này đã đi đến bất cứ nơi nào được dự đoán sắp có núi lửa phun trào. Anh sẵn sàng hít thở vào lồng ngực luồng không khí bỏng rát, những bụi khói nghẹt thở để có thể chụp lại được những bức hình “độc” nhất, ghi lại những khoảnh khắc dữ dội nhất của tự nhiên.

Núi lửa
Sakurajima của Nhật phun trào hồi tháng 1 năm nay.

Núi lửa Sakurajima của Nhật phun trào hồi tháng 1 năm nay.

Núi lửa
Sakurajima của Nhật phun trào hồi tháng 1 năm nay.

Núi lửa Sakurajima ở Nhật Bản vốn nổi tiếng là ngọn núi lửa nguy hiểm, chu kỳ hoạt động của nó rất khó dự đoán.

Núi lửa
Sakurajima của Nhật phun trào hồi tháng 1 năm nay.

Cho đến nay các nhà khoa học vẫn không thể khẳng định chắc chắn lý do tại sao sét thường xảy ra ở một số ngọn núi lửa khi quá trình phun trào sắp sửa diễn ra.

Martin Rietze chụp
hình gần núi lửa Krakatoa ở Indonesia.

Martin Rietze chụp hình gần núi lửa Krakatoa ở Indonesia.

Trong những năm qua, anh Rietze đã đặt chân tới nhiều đất nước như Chile, Tanzania, Ý, Iceland và Nam Cực để ghi lại hình ảnh núi lửa phun trào. Trong suốt hành trình đi “săn núi lửa”, Rietze đã từng bị bỏng do nham thạch bắn vào hoặc bất tỉnh vì hít phải khí độc thoát ra từ lòng núi.

Những dòng nham
thạch chảy xuống từ đỉnh núi Nyiragongo ở Congo.

Những dòng nham thạch chảy xuống từ đỉnh núi Nyiragongo ở Congo.

Nham thạch phun
ra từ núi lửa Stromboli ở Ý.

Nham thạch phun ra từ núi lửa Stromboli ở Ý.

Một dòng sông
nham thạch chảy xuống từ núi Ol Doinyo Lengai ở Tanzania.

Một dòng sông nham thạch chảy xuống từ núi Ol Doinyo Lengai ở Tanzania.

Một dòng sông
nham thạch chảy xuống từ núi Ol Doinyo Lengai ở Tanzania.

Nham thạch phun ra từ đỉnh núi Stromboli ở Ý. Ngọn núi lửa này vẫn hoạt động không ngừng trong suốt 2.000 năm qua.

Bức ảnh ấn tượng
được chụp ở núi Stromboli (Ý) trông như thể một chùm pháo hoa.

Bức ảnh ấn tượng được chụp ở núi Stromboli (Ý) trông như thể một chùm pháo hoa.

Bức ảnh ấn tượng
được chụp ở núi Stromboli (Ý) trông như thể một chùm pháo hoa.

Một hồ nham thạch với những bong bóng sôi ùng ục đầy hăm dọa ở núi Etna, đảo Sicily, Ý. Niềm đam mê mà Martin dành cho núi lửa bắt đầu từ khi anh còn là một đứa trẻ được xem núi lửa Etna phun trào.

Hình ảnh núi lửa
Sakurajima ở Nhật Bản.

Hình ảnh núi lửa Sakurajima ở Nhật Bản.

Rietze cho biết đối với những ngọn núi lửa trẻ, vẫn còn hoạt động mạnh, cần phải cách xa khu vực trung tâm của vụ phun trào bởi từ lòng núi có thể nổ ra những quả bom nham thạch văng xa vài km. Nhiệt độ của đất đá nóng chảy luôn ở mức 1.000 độ C.

Đường đi của những mảng nham thạch bị bắn văng rất nhanh và mạnh. Thành phố cổ Pompeii (ngày nay thuộc địa phận nước Ý) đã từng bị hủy diệt bởi một trận núi lửa như thế hồi năm 79 sau Công nguyên.

Một mối nguy hiểm nữa đối với những người “đi săn núi lửa” như Rietze chính là bị bỏng khí nóng. Lúc này, không chỉ da thịt bị tổn thương mà ngay cả hệ hô hấp cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Những dòng nham
thạch phun trào từ núi Stromboli ở Ý.

Những dòng nham thạch phun trào từ núi Stromboli ở Ý.

Những dòng nham
thạch phun trào từ núi Stromboli ở Ý.

Núi lửa Eyjafjallajkull ở Iceland phun trào hồi năm 2010 đã từng gây ra một trận hỗn loạn ở các sân bay Châu Âu, khiến các máy bay phải hoãn chuyến hoặc hạ cánh khẩn cấp vì các đám mây tro bụi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng quan sát.

Núi lửa Ol
Doinyo Lengai ở Tanzania.

Núi lửa Ol Doinyo Lengai ở Tanzania.

Những cột khói bốc
lên từ miệng núi lửa Nyiragongo (Congo) đang nung sôi nham thạch.

Những cột khói bốc lên từ miệng núi lửa Nyiragongo (Congo) đang nung sôi nham thạch.

Ngọn núi lửa Eyjafjallajökull
ở Iceland.

Ngọn núi lửa Eyjafjallajökull ở Iceland.

Một cột khói lớn
thoát ra từ miệng núi lửa Sakurajima ở Nhật Bản.

Một cột khói lớn thoát ra từ miệng núi lửa Sakurajima ở Nhật Bản.

Hồ nham thạch rực
sáng bên trong lòng núi Villarica ở miền nam Chile.

Hồ nham thạch rực sáng bên trong lòng núi Villarica ở miền nam Chile.

Nhiếp ảnh gia
người Đức Martin Rietze 49 tuổi.

Nhiếp ảnh gia người Đức Martin Rietze 49 tuổi.

Nhiếp ảnh gia
người Đức Martin Rietze 49 tuổi.

Muốn chụp được ảnh núi lửa đẹp phải biết kiên nhẫn chờ đợi từ lúc nó bắt đầu “khởi động” tới khi chính thức phun trào.

Khi khói bụi túa
ra quá nhiều cần phải đeo mặt nạ chống độc.

Khi khói bụi túa ra quá nhiều cần phải đeo mặt nạ chống độc.

 

 

 

Bích Ngọc

Theo Dailymail