“Ai bảo chăn trâu là khổ?”

(Dân trí) - Nhớ câu thơ đã thuộc nằm lòng thời thơ ấu, ai bảo chăn trâu là khổ? Có một thời chăn trâu là có một thời thơ ấu. Trên thế giới này, giữa cuộc đời này... có vô vàn những em bé đang phải sống từng ngày bất hạnh. Không tuổi thơ.

Những em bé ấy chẳng bao giờ biết đến ngày Tết thiếu nhi.
 
Như những đứa trẻ đang đánh mất tuổi thơ của mình tại khu nhà xưởng nghèo nàn này chỉ là một vài trường hợp trong số hàng ngàn trẻ em đang phải lao động bất hợp pháp trong những môi trường làm việc độc hại ở Bangladesh.

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), có hơn một triệu trẻ em đang phải lao động trong môi trường độc hại và nguy hiểm tại quốc gia này. Tại Bangladesh, tuổi tối thiểu để được tham gia lao động là 14. Tuy vậy, tại nhiều xưởng sản xuất nhỏ, tự phát, độ tuổi lao động thực tế của trẻ em thấp hơn nhiều.

Những bức ảnh dưới đây là bằng chứng cho thực tế đó. Những bức ảnh được chụp tại thủ đô Dhaka của Bangladesh. Năm 2013, một nhà xưởng lớn tại đây đã bị đổ sập khiến hơn 1.100 công nhân thiệt mạng. Kể từ đó đến nay, Chính phủ Bangladesh đã tiến hành nhiều biện pháp để siết chặt việc quản lý điều kiện lao động nhưng vẫn còn khá nhiều vấn đề tồn tại.

“Ai bảo chăn trâu là khổ?”

Tuổi thơ của em bé này đã bị đánh cắp. Em không được đến trường, không được vui chơi, thay vào đó phải đến công xưởng lao động trong môi trường độc hại - một xưởng tái chế nhựa.

“Ai bảo chăn trâu là khổ?”

Em bé này còn quá nhỏ nên không thể lao động, thay vì được đưa đến nhà trẻ, em có một góc vui chơi riêng trong xưởng - giữa những chai lọ nhựa đang chờ tái chế.

“Ai bảo chăn trâu là khổ?”

Cậu bé Momen 10 tuổi đáng lẽ chưa đủ tuổi lao động nhưng giống như nhiều em bé nhà nghèo khác, cậu phải tự học cách kiếm sống ngay từ khi còn ở tuổi đáng lẽ được vui chơi, ăn học.

“Ai bảo chăn trâu là khổ?”

Xưởng sản xuất bóng bay này không phải là nơi độc hại nhất bởi có những trẻ em còn phải làm việc trong những nông trại, phải đi phun các loại hóa chất lên cây trồng mà không có những thiết bị bảo hộ cần thiết.

Công việc của những em bé làm việc trong xưởng sản xuất bóng bay là ngồi bên những chiếc khuôn đổ nhựa, xịt màu cho các quả bóng bay, khi có đồ phế liệu chuyển về thì ngồi lọc các loại chai lọ nhựa.

Dù những đoàn thanh tra lao động ở Bangladesh đã được tăng lên đáng kể sau vụ tai nạn lao động thảm khốc xảy ra hồi năm 2013, nhưng số lượng lao động trẻ em tại các nhà xưởng nhỏ lẻ, mọc lên tự phát vẫn còn rất nhiều. Để kiểm soát được khu vực lao động này rất khó khăn.

Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế, có ít nhất 7,4 triệu trẻ em ở độ tuổi từ 5-17 hiện đang tham gia vào các hoạt động sản xuất ở Bangladesh. Khoảng 1,3 triệu em đang phải làm việc trong môi trường độc hại.

Độ tuổi tối thiểu để được tham gia lao động ở Bangladesh là 14, nhưng tới 93% số lao động trẻ em đang làm việc tại các nhà xưởng nhỏ ở đây chưa đạt tới độ tuổi này (thống kê do UNICEF đưa ra).

“Ai bảo chăn trâu là khổ?”

Cậu bé 12 tuổi làm việc tại nhà xưởng sản xuất bóng bay. Khoảng 1,3 triệu trẻ em, thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 5-17 hiện đang phải làm việc trong môi trường độc hại.

“Ai bảo chăn trâu là khổ?”

Những người lao động làm việc tại các công xưởng nhỏ thường phải chấp nhận điều kiện lao động độc hại bởi hiếm khi có những đoàn thanh tra tới kiểm tra những nơi như thế này. Mức lương của họ thường ở mức tương đương 1,4 triệu VNĐ/tháng, trẻ em kiếm được ít hơn.

Những cậu bé làm việc tại xưởng tái chế nhựa ở thủ đô Dhaka.

Những cậu bé làm việc tại xưởng tái chế nhựa ở thủ đô Dhaka.

Những cậu bé làm việc tại xưởng tái chế nhựa ở thủ đô Dhaka.

Thường xuyên phải mang vác nặng và cúi gập lưng suốt cả ngày để ngồi đổ nhựa vào khuôn, xịt màu cho bóng, những đứa trẻ này dễ bị cong vẹo cột sống, đau lưng, đau cơ…

Cái nghèo khiến nhiều gia đình phải để con cái lao động từ quá sớm. Cơ hội việc làm cho những đứa trẻ này là rất ít. Thường các em phải chấp nhận những công việc vất vả, độc hại nhất, đương nhiên đó cũng là những công việc không có tương lai, như đóng gạch, phu hồ hay thậm chí là đi nhặt rác.

Dù tiền lương mà các em nhận được ít hơn người lớn nhưng số giờ lao động thì không ít hơn, có những công việc yêu cầu các em phải làm tới 12 tiếng/ngày. Một khi đã đi làm, các em cũng sẽ sớm bỏ học.

Phải làm việc vất vả, lương thấp, dinh dưỡng nghèo nàn, không được vui chơi, học tập, giao lưu, chịu đựng môi trường lao động độc hại… tất cả những điều đó có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.

Ngoài ra, các em cũng không biết làm cách nào để tự bảo vệ mình trước những ngược đãi, lạm dụng có thể xảy đến ở nơi làm việc.

Ripon, một cậu bé 9 tuổi, bỏ quên tuổi thơ tại xưởng sản xuất bóng bay.

Ripon, một cậu bé 9 tuổi, bỏ quên tuổi thơ tại xưởng sản xuất bóng bay.

Các em thường xuyên phải tiếp xúc với phẩm màu công nghiệp độc hại.

Các em thường xuyên phải tiếp xúc với phẩm màu công nghiệp độc hại.

Các em thường xuyên phải tiếp xúc với phẩm màu công nghiệp độc hại.

Ở độ tuổi này, đáng lẽ các em đang háo hức khám phá những điều mới lạ của thế giới tri thức, thế giới tự nhiên - xã hội, nhưng nhiều trẻ em con nhà nghèo ở Bangladesh phải sớm học cách làm người lớn, chung vai gánh vác gánh nặng cuộc sống với cha mẹ.

Các em thường xuyên phải tiếp xúc với phẩm màu công nghiệp độc hại.

Cậu bé này vừa đi làm vừa đảm nhận nhiệm vụ trông em. Tương lai của hai anh em có lẽ sẽ không khác nhau nhiều.

Các em thường xuyên phải tiếp xúc với phẩm màu công nghiệp độc hại.

Cái nghèo khiến nhiều bậc cha mẹ buộc phải để con mình thôi học và bắt đầu tham gia lao động kiếm sống từ khi còn rất nhỏ.

Các em thường xuyên phải tiếp xúc với phẩm màu công nghiệp độc hại.

Cái nghèo cứ luẩn quẩn “truyền” từ thế hệ này sang thế hệ khác. Người già vẫn phải lao động kiếm ăn, trẻ em sớm phải bươn chải kiếm sống.

 
Bích Ngọc
Theo DM

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm