Vui chơi giúp trẻ thông minh hơn

Việc vui chơi cùng con và khuyến khích bé tự vui chơi sẽ mang đến sự phát triển trí não tốt hơn rất nhiều so với việc ép bé học chữ sớm, hay chỉ tập trung vào những trò chơi trí tuệ.

Trong giai đoạn phát triển từ 0 - 3 tuổi, việc thường xuyên được vui chơi, vận động không chỉ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của bé, mà còn giúp bé đạt được những kỹ năng trong cuộc sống nhanh hơn, kích thích sự sáng tạo cũng như thói quen tập tư duy của bé tốt hơn.

 

Vui chơi để thành "thần đồng"

 

Bác sỹ Thái Thanh Thủy (Chuyên viên khoa Tâm lý trẻ em - BV Nhi Đồng) chia sẻ rằng: "Việc vui chơi của trẻ ở ngưỡng tuổi đầu đời rất quan trọng, bởi trẻ sẽ giao tiếp với thế giới thông qua vui chơi, tương tác với mọi người xung quanh, điều này kích thích trẻ phát triển tư duy để giải  quyết những vấn đề diễn ra. Đây chính là cốt lõi của việc tiếp thu những kỹ năng thiết yếu giúp ích cho trẻ tong việc trưởng thành".

 

Bác sỹ Thái Thanh Thủy (Chuyên viên khoa Tâm lý trẻ em - BV Nhi Đồng)
Bác sỹ Thái Thanh Thủy (Chuyên viên khoa Tâm lý trẻ em - BV Nhi Đồng)

 

Việc được tự do vui chơi ngoài trời với những hoạt động thể chất cũng sẽ giúp bé phát triển giác quan tốt hơn. Việc được chạy nhảy, hít thở bầu không khí thiên nhiên, lắng nghe âm thanh của cuộc sống xung quanh sẽ giúp trẻ cảm nhận âm thanh tốt hơn. Hay chỉ đơn giản như việc cho trẻ chơi với các đồ chơi mang tính vận động như xe đẩy, cầu trượt, xích đu,... cũng là cách tốt để trẻ phát triển thị giác và xúc giác.

 

“Mười thang thuốc bổ”

 

Đây cũng là lứa tuổi trẻ bắt đầu giao tiếp với trẻ khác đồng trang lứa vì thế cha mẹ hãy tích cực cho trẻ được ra ngoài vui chơi với chúng bạn. Trẻ sẽ phát triển kỹ năng giao tiếp khi trò chuyện, quan sát, xem và bắt chước lẫn nhau, cùng nhau sáng tạo nên những trò chơi mới. Điều này không chỉ giúp trẻ trở nên dạn dĩ và tự tin hơn, mà còn phát triển tính độc lập ở trẻ, cũng như loại trừ khả năng mắc bệnh tự kỷ. Ngoài ra, trẻ được vui chơi thường xuyên cũng trở nên hoạt bát hơn nhờ não giải phóng chất endorphin - một loại chất tạo ra cảm giác hạnh phúc và giúp giải tỏa căng thẳng.

 

Một lợi ích khác quan trọng không kém của việc chơi đùa thường xuyên là giúp trẻ tiêu haovđược năng lượng, giúp bé ăn ngon miệng hơn. Vận động thường xuyên cũng giúp xương trẻ rắn chắc, cơ bắp dẻo dai hơn-  tiền đề thúc đẩy cho việc phát triển chiều cao tối đa ở trẻ trong giai đoạn "vàng". Vui chơi còn giúp trái tim cũng được "tập thể dục" trở nên khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng và giảm các nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như: béo phì, tiểu đường, huyết áp cao, tự kỷ ở trẻ.

 

Điểm tên những kẻ "phá bĩnh" cuộc vui

 

Tuy nhiên, có một điều các mẹ cũng cần lưu ý rằng giai đoạn này cảm xúc của trẻ cũng rất nhạy cảm nên bé rất sẽ trở nên cáu gắt, khó chịu, phiền muộn khi việc vui chơi bị gián đoạn. Các bậc phụ huynh thường xem nhẹ vấn đề vui chơi bị gián đoạn của trẻ, nhưng đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc dễ chán ghét những trò vui mới, thu hẹp bản thân và không thích giao tiếp với thế giới, ít hài lòng với mọi người xung quanh. Từ đó, trẻ tự phá vỡ thói quen vận động, đánh mất sự cân bằng trong các hoạt động thể chất, chỉ ăn thay vì vui chơi, thừa năng lượng, béo phì và dễ bị tự kỷ.

 

Do đó, các mẹ cần lưu ý tìm hiểu những nguyên nhân khiến bé khó chịu, phá hỏng cuộc vui của bé: sự thay đổi của môi trường quá nóng, hay quá lạnh, có thể là tiếng ồn đột ngột, bị giật mất đồ chơi, hay đơn giản như việc bị ướt át do mẹ chọn cho bé loại tã không thích hợp. Một nguyên nhân khá phổ biến nữa, trong quá trình bé vận động đứng lên ngồi xuống lúc vui chơi, áp lực đè lên miếng tã khiến chất lỏng trào ngược ra ngoài, làm bé cảm thấy ẩm ướt và khó chịu. Cuộc chơi cũng vì thế mà bị gián đoạn. Vì thế, các mẹ hãy kiên nhẫn tìm ra đúng nguyên nhân và giúp bé giải quyết những kẻ "phá bĩnh" đáng ghét, cho bé những giây phút vui chơi trọn vẹn.

 

Lợi ích từ việc vui chơi không gián đoạn

 

Việc vui chơi thoải mái và không bị gián đoạn sẽ giúp bé học được nhiều hơn và tiếp thu nhanh hơn, nhờ đó phát triển tư duy tốt hơn, khiến bé trở nên thông minh và sáng tạo hơn với những trò chơi. Ngoài ra, việc vui chơi không gián đoạn sẽ loại trừ mọi nguyên nhân gây nên bản tính cáu gắt ở trẻ, giúp trẻ tự do khám phá thế giới và thỏa mãn bản tính tò mò tìm hiểu mọi câu trả lời.

 

Điều này cũng giúp bé dần hình thành nên được bản tính lạc quan, giúp bé dễ dàng đối mặt với những vấn đề xảy ra trong cuộc sống.
 
Ly Vũ