Vì sao cần làm xét nghiệm khi mắc các bệnh nhiễm trùng?

Hàng năm, mọi người dân đều có thể bị nhiễm trùng từ một đến nhiều lần ở một hoặc nhiều cơ quan nào đó, Tuy nhiên, thói quen của nhiều người là cứ thấy viêm nhiễm là sử dụng kháng sinh. Trong khi chỉ có xét nghiệm mới giúp các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị đúng nhất.


Trưởng Khoa ThS. BS Trịnh Thị Quế sẽ chia sẻ tới các quý đồngnghiệp định hướng chất lượng của MEDLATEC là luôn tuân thủ theo các quy định của Bộ Y tế,tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, tiêu chuẩn SOP,…

Trưởng Khoa ThS. BS Trịnh Thị Quế sẽ chia sẻ tới các quý đồngnghiệp định hướng chất lượng của MEDLATEC là luôn tuân thủ theo các quy định của Bộ Y tế,tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, tiêu chuẩn SOP,…

Nhiễm trùng hiện là loại bệnh có tỷ lệ mắc đứng đầu trong các mặt bệnh ở nước ta, mặc dù các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa, ung thư,… đang tăng lên nhanh chóng.

Hội chứng nhiễm trùng biểu hiện đa dạng, gặp ở tất cả các cơ quan như nhiễm trùng đường hô hấp (hô hấp trên: viêm họng, viêm thanh quản, viêm xoang; hô hấp dưới: viêm phế quản và tiểu phế quản, viêm phổi,...), nhiễm trùng đường tiêu hóa (viêm miệng, viêm thực quản, viêm dạ dày,..), nhiễm trùng đường tiết niệu (viêm bàng quang, viêm thận, bể thận), nhiễm trùng đường sinh dục (giang mai, lậu, sùi mào gà), nhiễm trùng đường máu, nhiễm trùng da, niêm mạc,…

Trên thực tế, mỗi người đều có thể bị nhiễm trùng từ một đến nhiều lần ở một hoặc nhiều cơ quan nào đó nhưng để biết chính xác tình trạng nhiễm trùng là do vi rút hay vi khuẩn gì thì cần phải làm xét nghiệm.

Theo đó, hiện có rất nhiều loại xét nghiệm, từ phương pháp soi, nuôi cấy, sinh học phân tử (phương pháp như nuôi cấy tự động, kháng sinh đồ và giải trình tự gen) đến miễn dịch.

Vì sao cần làm xét nghiệm khi mắc các bệnh nhiễm trùng? - 2

PGS. Lê Văn Phùng cũng lưu ý cần chú ý cách lấy bệnh phẩm và lưu giữ bệnh phẩm khi chuyển đi xét nghiệm. Bởi xét nghiệm vi sinh có được thực hiện và thực hiện đúng hay không còn phụ thuộc vào lấy bệnh phẩm có đúng không,

Cụ thể, với các trường hợp viêm họng miệng, cần lấy dịch họng bằng tăm bông cứng qua đường miệng; với trường hợp viêm họng mũi cần lấy dịch họng bằng tăm bông mềm, đàn hồi qua đường mũi; còn viêm họng thanh quản cần lấy bằng dụng cụ chuyên dụng tại chuyên khoa Tai Mũi Họng.

Riêng với viêm xoang, bệnh phẩm tốt nhất là chọc dịch xoang hoặc lấy dịch chảy ra từ các cuốn mũi.

Với rối loạn tiêu hóa (có thể là tiêu chảy/ đau quặn bụng hoặc sôi bụng/ phân bất thường), tùy theo bệnh cảnh sẽ là test nhanh, “soi phân” hay “cấy phân” hay “vi khuẩn chí”.

“Tất cả các trường hợp nhiễm trùng đều cần làm xét nghiệm Vi sinh. Xét nghiệm này đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán, tiên lượng bệnh, từ đó giúp thầy thuốc có hướng xử trí, điều trị hay đưa ra lời khuyên phòng bệnh tốt nhất cho người bệnh”, PGS. TS Lê Văn Phủng, Nguyên Viện trưởng Viện Kiểm định vaccine và sinh phẩm y tế; Hội đồng cố vấn chuyên môn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, kết luận sau khi trình bày báo cáo Chỉ định xét nghiệm vi sinh hợp lý trong chẩn đoán và điều trị bệnh, tại hội nghị Cập nhật các thăm dò cận lâm sàng mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh”.