Tư vấn trực tuyến trẻ biếng ăn & kém hấp thu dinh dưỡng
Được chăm sóc tốt về dinh dưỡng là nhu cầu tối quan trọng để trẻ phát triển nhưng chưa đủ, vì thực tế, một số trẻ do chức năng tiêu hoá chưa hoàn chỉnh hoặc rối loạn tiêu hóa dẫn đến lượng thức ăn đưa vào chỉ hấp thu được một phần nhỏ.
Biếng ăn: Là một tình trạng phổ biến hay gặp hiện nay ở trẻ em, càng ở những gia đình quá quan tâm đến ăn uống của trẻ, bắt trẻ ăn quá nhiều thì trẻ lại càng biếng ăn. Để xác định trẻ biếng ăn dựa vào 3 yếu tố sau:
- Thời gian trẻ ăn trong một bữa.
- Số bữa ăn và lượng thức ăn trong một ngày.
- Trạng thái tinh thần của trẻ trong bữa ăn.
Có rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu tập trung vào 3 nhóm nguyên nhân chính sau đây:
- Trẻ bị bệnh: Tất cả các bênh nhiễm khuẩn đều gây ra chứng biếng ăn, dù là nhiễm khuẩn nặng hay nhẹ, cấp tính hay mãn tính, một số bệnh lý toàn thân khác như còi xương, thiếu máu, suy dinh dưỡng, thiếu vitamin...
- Do sai lầm về ăn uống: do thay đổi chế độ ăn, trẻ chưa quen với món ăn mới, cai sữa đột ngột hoặc quá chậm, cho trẻ ăn quá nhiều khiến trẻ không tiêu hoá hết thức ăn ăn vào, ăn quá ít, chế độ ăn không cân đối, cách chế biến thức ăn không hợp với khẩu vị của trẻ, bắt trẻ ăn một loại thức ăn trong nhiều ngày, cách chế biến không phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
- Do yếu tố tâm lý: Thường gặp ở các gia đình quan tâm lo lắng quá mức đến bữa ăn của trẻ, bắt trẻ ăn quá nhiều hoặc người cho ăn có thái độ không đúng (ép buộc) biến bữa ăn của trẻ thành nỗi sợ hãi kinh hoàng ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ, mỗi khi nhìn thấy bát bột, bình sữa là trẻ đã sợ hãi.
Ngoài ra yếu tố tâm lý còn do thay đổi môi trường sống, thay đổi người chăm sóc trẻ.
Biếng ăn dẫn đến suy dinh dưỡng, khi trẻ bị suy dinh dưỡng lại càng biếng ăn hơn nó tạo thành một vòng xoắn bệnh lý rất khó điều trị.
Trẻ kém hấp thu thường do thiếu men tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa (loạn khuẩn ruột) hoặc chế độ ăn không hợp lý
Đối với trẻ nhỏ, khả năng hấp thu phụ thuộc vào 3 yếu tố chính: thứ nhất là cơ cấu của khẩu phần ăn phải cân đối; thứ hai là do rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột; thứ ba là do trẻ không đủ các enzym tiêu hóa khiến việc chuyển hóa thức ăn trở nên kém. Đặc biệt trẻ ở lứa từ 3 tháng đến 3 tuổi và trẻ ở độ tuổi ăn dặm, khi bắt đầu chuyển chế độ ăn từ sữa sang những thức khác sữa, do sự thay đổi chế độ ăn đột ngột nên thường thiếu men vi sinh giúp cho tăng khả năng hấp thu, dẫn đến rối loạn tiêu hóa thể hiện qua các triệu chứng như đầy hơi, trướng bụng, táo bón, tiêu chảy, phân sống. Hậu quả của tình trạng này sẽ dẫn đến kém hấp thu nước, điện giải, các chất dinh dưỡng, các muối mật, sinh tố, các nguyên tố vi lượng. Nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ do thể trạng suy sụp vì thiếu dinh dưỡng, thiếu máu.
Trong trường hợp này, trước hết phải đảm bảo chế độ ăn hằng ngày của trẻ được cung cấp đủ nhu cầu về năng lượng; có sự cân đối giữa các nhóm thực phẩm, cũng như bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết. Đảm bảo vệ sinh ăn uống và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ. Bên cạnh đó, cần tăng cường khả năng hấp thu cho trẻ bằng cách bổ sung men vi sinh có ích vào chế độ ăn hàng ngày của bé.
Trẻ kém hấp thu do hiện tượng không dung nạp sữa
Đây là tình trạng bé có phản ứng bất lợi với thành phần dưỡng chất của sữa bao gồm: không hấp thu đường lactose và dị ứng đạm sữa. Trong đó, nguyên nhân gây không dung nạp đường lactose là do thiếu men lactase ở ruột bẩm sinh hoặc mắc phải. Trường hợp dị ứng đạm sữa (còn gọi là dị ứng protein sữa) là một trong những dị ứng thức ăn thường gặp nhất ở trẻ nhỏ.
Trẻ gặp hai tình trạng trên đều có triệu chứng khá giống nhau như: nôn ói, chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy, phân nhầy máu, kém bú, kém ngủ, tăng cân ít… Tuy nhiên, trẻ dị ứng đạm sữa còn có các triệu chứng ở da như: phát ban, chàm, hăm tã kéo dài, chảy nước mũi, ngứa mũi, nghẹt mũi, khò khè, khó thở…
Nếu không được phát hiện kịp thời, điều trị và điều chỉnh chế độ ăn thích hợp, bé có nguy cơ suy dinh dưỡng cùng nhiều hệ lụy khác do sức đề kháng kém dần.
Chúng ta đều biết rằng suy dinh dưỡng là hậu quả của sự nghèo đói và thiếu hiểu biết về dinh dưỡng. Câu hỏi đặt ra là tại sao ở những thành phố lớn, điều kiện kinh tế đã tốt lên rất nhiều mà tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng vẫn còn tương đối cao.
Vậy làm thế nào để tăng cường khả năng hấp thu cho bé???
Để giúp các bậc phụ huynh giải toả được những băn khoăn, lo lắng khi con biếng ăn, con kém hấp thu, chậm tăng cân, thiếu canxi... Chuyên trang dành cho phụ nữ Eva.vn cùng với nhãn hàng Golden Lab đồng tổ chức chương trình giao lưu tư vấn trực tuyến với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành về Dinh dưỡng cho trẻ, các Bác sĩ, Dược sĩ chuyên khoa nhiều năm kinh nghiệm sẽ cung cấp thêm cho các bậc phụ huynh những kiến thức bổ ích về việc khắc phục chứng biếng ăn và giải pháp cải thiện hấp thu để trẻ tăng trưởng tốt.
Chuyên đề: Trẻ biếng ăn, kém hấp thu dinh dưỡng. Thời gian: 14h00 - Thứ 4 (29/05/2013). Chuyên gia tư vấn: - Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải – Giám đốc Trung tâm tư vấn Dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia. - Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Văn Lực - Bs chuyên khoa 1 Viện Bảo hộ lao động. - Dược sĩ Lê Phương - Phụ trách tổng đài tư vấn sức khoẻ Sống Khoẻ Đẹp 24h (1900.1259). Chi tiết tại đây hoặc http://duocphamvinhgia.vn . |