Trẻ ồ ạt nhập viện vì bệnh hô hấp

Thời tiết chuyển mùa từ xuân sang hè, chênh lệch nhiệt độ trong ngày lớn có khi hơn 10 độ, trẻ nhỏ không thích nghi kịp dễ bị ho, sốt, chảy nước mũi… Thậm chí có những bé ho dai dẳng kéo dài đến hơn một tuần vẫn chưa khỏi.

Bệnh hô hấp vào chính mùa

Bao giờ cũng thế, cứ bước vào giai đoạn chuyển mùa, thay đổi không khí, nhiệt độ trong ngày chênh lệch lớn, khiến nhiều trẻ nhỏ dễ ốm do không thích nghi kịp với sự thay đổi đó. Trong đó, trẻ chủ yếu mắc các bệnh hô hấp do nhiễm siêu vi đường hô hấp.

Theo website dangcongsan.vn, mấy ngày nắng đầu hè vừa qua trung bình mỗi ngày khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) khám cho 200 trẻ, có ngày lên tới 350 trẻ, gấp 1,5-2 lần so với trước đó. Riêng buổi tối cũng có 100 trẻ đến khám. Nhiều trẻ phải nhập viện, trong khi cả khoa chỉ có 60 giường bệnh nên nhiều trẻ phải nằm ghép, trẻ nhỏ thì 3-4 trẻ/giường, trẻ lớn hơn thì ghép 2.
 
Tuơng tự tại Bệnh viện Nhi Trung ương, số trẻ nhập viện cũng tăng mạnh. Trung bình một ngày bệnh viện tiếp nhận 2.000-2.200 lượt trẻ đến khám thì nay con số này tăng vọt lên 3.000.

Trong đó, có đến 2/3 số trẻ đi khám là do mắc các bệnh hô hấp với các biểu hiện như ho, sốt, sổ mũi, khó thở…. Với trẻ khoẻ khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh thì dễ mắc các bệnh như viêm mũi, viêm họng nhẹ. Tuy nhiên với trẻ có sức đề kháng kém thì bệnh có thể từ đuờng hô hấp trên xuống đường hô hấp dưới, dễ dẫn đến viêm tiểu phế quản, viêm phổi, là 2 bệnh có nguy cơ biến chứng nặng. Những trường hợp này, cha mẹ cần chú ý để đưa đi viện sớm.

Trẻ ồ ạt nhập viện vì bệnh hô hấp

Ho do vi-rút có thể kéo dài hàng tuần

Ho là một triệu chứng thường gặp, riêng ở trẻ nhỏ rất dễ bị ho do viêm nhiễm đường hô hấp, bệnh tai mũi họng. Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào trẻ bị ho cũng là một dấu hiệu báo động. Ho là một phản xạ sinh lý có tính bảo vệ cơ thể, giúp làm sạch đường thở, tống xuất đàm, dịch tiết hoặc vật lạ lọt vào đường hô hấp.

Thấy con bị ho, bà mẹ nào cũng sốt ruột, lo lắng muốn con khỏi bệnh thật nhanh. Vì thế, nhiều người thường cho con thuốc ức chế phản xạ ho. Tuy nhiên thuốc ức chế phản xạ ho chỉ nên dùng rất hạn chế khi trẻ ho nhiều quá, không ăn uống được và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Trẻ ho do virus thì phải 1 tuần, thậm chí 10 ngày mới khỏi bệnh. Cha mẹ không thể hy vọng là sau 2-3 ngày trẻ hết ho. Nếu bé ho nhưng vẫn ăn, chơi bình thường thì cha mẹ không cần quá lo lắng, nên thường xuyên vệ sinh mũi họng cho bé bằng nước muối sinh lý, đồng thời nên cho trẻ dùng các loại thuốc ho có tác dụng long đờm, giãn phế quản, giảm ho có nguồn gốc thảo dược như thuốc ho được chiết xuất từ cao khô lá thường xuân. Loại thuốc này còn có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hiện đang được rất nhiều các bà mẹ lựa chọn cho con mình.

Khi thấy con có biểu hiện ho, sốt cao, sổ mũi…cha mẹ cần theo dõi, đưa con đi khám để có những chẩn đoán và điều trị tốt nhất. Lưu ý với trẻ nhỏ dưới 6 tháng, cha mẹ cần đưa con đi khám sớm, vì bệnh dễ chuyển nặng.
 
Trẻ ồ ạt nhập viện vì bệnh hô hấp


 Bài viết do công ty CPTĐ SOHACO cung cấp