Phòng ngừa chứng dị ứng trước và trong khi sinh
Khoảng 20-30% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bị mắc các bệnh lý dị ứng, thường gặp nhất là mày đay, chàm, mẩn ngứa, viêm mũi dị ứng, tiêu chảy….
Các bệnh lý này thường tái phát hoặc nặng lên ở hơn một nửa số phụ nữ khi họ có thai hoặc sinh con. Tuy không trực tiếp gây hại nhưng nó có thể tác động tiêu cực đến việc ăn, ngủ, trạng thái cảm xúc và các sinh hoạt khác của bà mẹ, từ đó gián tiếp gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với thai nhi.
Phụ nữ mang thai và cho con bú có thể bị dị ứng với những thứ mà trước đấy họ không hề dị ứng như phấn hoa, bụi, không khí ô nhiễm, lông động vật, nước hoa.. Có thai phụ còn bị nổi mẩn khắp người khi gặp gió lạnh vào ban đêm hoặc khi tiếp xúc với nước. Dị ứng thực phẩm cũng thường gặp ở phụ nữ khi họ ăn những món khoái khẩu trước kia (thịt bò, hải sản...) với các triệu chứng như đau bụng, choáng váng, nôn, tiêu chảy. Trường hợp nặng có thể dẫn tới bất tỉnh. Một số người có thể dị ứng với kháng sinh dùng trong sản khoa ( trường hợp đẻ mổ, rạch tầng sinh môn ). Nhiều trường hơp bị dị ứng mà không xác định được nguyên nhân.
Các bác sĩ cho rằng nguyên nhân của hiện tượng trên là do sự thay đổi nội tiết tố, qua đó tác động đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bình thường, hệ miễn dịch của chúng ta sẽ phản ứng và đào thải vật thể lạ xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên lúc mang thai, hệ miễn dịch được não chỉ thị không đào thải thai nhi. Chính mệnh lệnh này đã khiến hệ miễn dịch mất cảnh giác với các vật thể lạ xâm nhập vào cơ thể. Đó là lý do vì sao khi mang thai, phụ nữ trở nên khá nhạy cảm với nhiều thứ mà trước đây họ vẫn tiếp xúc bình thường. Sau khi sinh, các bà mẹ ở giai đoạn phục hồi, sức khỏe nói chung và miễn dịch nói riêng còn yếu nên cũng rất dễ bị dị ứng.
Di ứng có thể sẽ dần dần biến mất sau 5-7 ngày nhưng cũng có thể trở nên trầm trọng hơn ở một số người. Một số người bị hàng năm không khỏi, hoặc đỡ được một thời gian rồi lại thường xuyên tái phát, không khỏi được hoàn toàn. Chính vì vậy, khi cơ thể có dấu hiệu dị ứng, thai phụ nên đi khám ở chuyên khoa xác định nguyên nhân để cách ly. Trường hợp không xác định được nguyên nhân, các bác sỹ sẽ kê một số loại thuốc giúp giảm triệu chứng ( thường là các thuốc kháng histamine ). Tuy nhiên phụ nữ mang thai và cho con bú là đối tượng đặc biệt, việc dùng thuốc trong trường hợp này là rất hạn chế và cần phải lựa chọn những loại thuốc ít nguy hại cho cả mẹ và thai nhi. Chính vì vậy , khi dự định mang thai, bạn hãy chuẩn bị cho mình một hệ miễn dịch khỏe mạnh để đảm bảo không mắc các chứng dị ứng thai sản.
Một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả giúp phòng ngừa dị ứng khi mang thai là bổ sung probiotics ( các chế phẩm chứa các vi khuẩn có lợi ) hàng ngày trong suốt thời kỳ có thai và cho con bú. Những chú vi khuẩn lành tính rất an toàn không gây hại cho cả mẹ và thai nhi sẽ giúp tăng cường miễn dịch thông qua việc tăng cường hình thành kháng thể ( đặc biệt là kháng thể IgA ) và tăng cường hoạt động của các tế bào miễn dịch. Nhờ đó, các bà bầu sẽ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh trong suốt thai kỳ và sau khi sinh. Không chỉ vậy, thông qua rau thai ( khi mang thai ) và qua sữa mẹ ( khi cho con bú ) đứa trẻ sinh ra cũng tránh được nguy cơ mắc các bệnh dị ứng như: chàm, mày đay…
Để tìm hiểu thêm tác dụng của probiotic đối với phụ nữ có thai và cho con bú, độc giả có thể truy cập vào trang web: http://hoalinhpharma.com.vn
Sản phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Số điện thoại tư vấn: 043.22180613.