Phòng mạch cho bé: Tư vấn chữa trị và phòng ngừa hăm tã an toàn

Hăm tã là một hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy không nguy hiểm nhưng hăm tã ảnh hưởng rất lớn đến sựphát triển của trẻ trong giai đoạn này. Vì vậy, đây là vấn đề được khá nhiều bà mẹ thắc mắc tại phòng mạch cho bé.

Trong bài viết dưới đây Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh, trưởng khoa Nội I, Bệnh viện Nhi đồng II sẽ tư vấn trả lời một số câu hỏi phổ biến mà các mẹ quan tâm.

Bác
sĩ Nguyễn Thị Thanh, trưởng khoa Nội I, Bệnh viện Nhi đồng II

Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh, trưởng khoa Nội I, Bệnh viện Nhi đồng II

Hỏi: Xin bác sĩ cho biết làm thế nào để nhận biết bé đang bị hăm tã?

Đáp: Hăm tã là hiện tượng phổ biến ở trẻ nhỏ. Hăm tã chia làm 5 cấp độ: nhẹ (cấp độ 1,2), trung bình (cấp độ 3,4), nghiêm trọng (cấp độ 5). Mẹ thường nhận biết con bị hăm tã khi đã ở mức độ trung bình (vùng mông bịửng đỏ, ngứa ngáy). Mẹ có thể dễ dàng nhận biết dấu hiệu hăm tã bằng mắt thường khi quan sát vùng mông, bẹn, bộ phận sinh dục của bé có hiện tượng mẩn đỏ, phồng rộp, nặng hơn có thể lở, sưng đau kèm mùi khai. Mẹ cũng nên lưu ý đến các biểu hiện của trẻ như: khóc khi mẹ lau vùng mông, khó chịu muốn gãi vùng bị hăm, trẻ ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc, ngủ không ngon giấc… có thể đó là dấu hiệu bé đang bị hăm tã.

Hỏi: Xin bác sĩ cho biết hăm tã có thể phòng ngừa được không, những cách nào hiệu quả nhất?

Đáp: Có một số bố mẹ chỉ chú ý đến hăm tã sau khi trẻ đã mắc phải. Và ngay khi điều trị xong thì lại không chú ý đến chứng hăm da này nữa, chính vì thế mà hăm tã cứ tái đi tái lại nhiều lần. Hăm tã hoàn toàn có thể phòng ngừa được và cách phòng ngừa cũng thật đơn giản. Mẹ chỉ cần làm theo các bước sau:

-           Đầu tiên, mẹ nhớ thay tã thường xuyên cho bé, cụ thể là thay tã mỗi 3-4 tiếng.

-           Khi thay tã, mẹnhớ vệ sinh thật sạch vùng quấn tã, lau và để làn da bé thật khô

-           Bôi một lớp thuốc mỡ cho vùng da này trước khi quấn tã để tạo lớp màng bảo vệ ngăn da bé với các chất gây kích ứng từ phân và nước tiểu.

Hỏi: Em bé của tôi được 6 tháng hay bị hăm tã tái đi tái lại nhiều lần. Xin bác sĩ tư vấn một số cách trị hăm tã hiệu quả cho bé?

Đáp: Mẹ nên biết rõ nguyên nhân gây hăm tã là do ở những năm đầu đời làn da của bé mỏng manh hơn nhiều so với người lớn nên khó có thể tự chống chọi với những tác nhân gây hại từ bên ngoài. Vì vậy, khi bố mẹ cho bé mặc tã nhưng không thay tã thường xuyên, làn da nhạy cảm của bé sẽ tiếp xúc lâu hơn với các enzyme trong chất thải lưu trú trong tã của chính bé, gây kích ứng cho bề mặt da, làm cho bé bị hăm tã. Ðiều này xảy ra là bởi làn da bé không hề được che chở bởi một “lớp màng bảo vệ” nào trước sự tấn công của các enzyme và nước tiểu. Chính vì vậy nếu ngay khi bé hết hăm tã mẹ ngưng sử dụng các sản phẩm chống hăm thì lớp màng bảo vệ sẽ không còn dẫn đến hiện tượng tái đi tái lại nhiều lần.

Cách phòng ngừa đúng và đơn giản nhất để hiện tượng hăm tã không bị tái đi tái lại là sử dụng thuốc chống hăm để tạo một lớp màng bảo vệ cho da bé ngay cả khi bé không bị hăm tã để giúp da bé tránh tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng, từ đó dễ dàng tránh xa bệnh hăm tã. 

Hỏi: Thưa bác sĩ, như vậy để phòng ngừa hăm tã phương pháp đúng đắn nhất là sử dụng sản phẩm chống hăm để tạo lớp màng bảo vệ ngăn cách da bé với các chất gây kích ứng. Bác sĩ có thể cho biết tiêu chuẩn để chọn được một sản phẩm chống hăm an toàn và hiệu quả cho làn da bé?

Đáp: Thứ nhất về vấn đề an toàn, làn da của trẻ sơ sinh mỏng manh hơn nhiều so với da người lớn, cấu trúc da chưa ổn định nên cực kỳ nhạy cảm và dễ dàng bị viêm nhiễm bởi những hóa chất độc hại. Các chất bảo quản, chất tạo màu, tạo mùi không những không có tác dụng trong việc chữa trị hăm cho bé mà còn có thể gây kích ứng trên da bé. Bởi vậy, khi lựa chọnsản phẩm chống hăm cho bé, mẹ nên tuân thủ 3 tiêu chuẩn: không màu, không mùi, không chất bảo quản.

Bác
sĩ Nguyễn Thị Thanh, trưởng khoa Nội I, Bệnh viện Nhi đồng II

Làn da của bé mỏng manh, và nhạy cảm chính vì vậy mẹ nên thận trọng khi lựa chọn sản phẩm chống hăm cho bé

Thứ hai về hiệu quả, hiện nay thuốc mỡ chính là giải pháp tối ưu để trang bị một “lớp màng bảo vệ” hữu hiệu quanh vùng da quấn tã của bé. Sở dĩ như vậy là do thuốc mỡ có dạng bào chế nước trong dầu nhưng ở một tỉ lệ thích hợp, rất khó tan trong nước giúp cho thuốc mỡ lưu lại lâu trên da, tạo thành một “lớp màng bảo vệ” bền bĩ cho vùng da quấn tã của bé và dễ bôi rửa nên không gây cảm giác khó chịu cho bé khi vệ sinh vùng da này. 

Hiện nay trên thị trường đã có loại thuốc mỡ có cơ chế tác động kép Dexpanthenol & Lanolin được xem là hiệu quả trong việc phòng ngừa và điều trị hăm tã ở trẻ nhỏ. Theo đó, Lanolin chiết xuất từ bã nhờn của cừu có cấu trúc gần như tương đồng với bã nhờn của người tạo thành lớp màng bảo vệ vững chắc mà không ngăn cản quá trình “thở” tự nhiên của da bé. Ngoài ra, Lanolin cũng có khả năng dưỡng ẩm tối da, giúp da bé luôn mịn màng và khỏe mạnh. Trong khi đó, Dexpanthenol (tiền chất vitamin B5) có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo vùng da tổn thương một cách nhanh chóng, giúp nhẹ nhàng chữa lành các vết hăm còn lưu lại trên da bé. Đặc biệt hai hoạt chất này đều đã được FDA (Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm của Hoa Kỳ) chứng nhận an toàn ngay cả khi bé nuốt phải.

Bác
sĩ Nguyễn Thị Thanh, trưởng khoa Nội I, Bệnh viện Nhi đồng II