Những rủi ro có thể gặp do thai nghén và sinh đẻ
Trong cuộc sống đa dạng về nhận thức xã hội, về trình độ hiểu biết, nhiều phụ nữ vẫn còn gặp nhiều rủi ro và phải chịu nhiều thiêt thòi về sức khỏe, kể cả sinh mạng do nguyên nhân trong quá trình thai nghén và sinh đẻ gây ra.
Vì vậy không chỉ mỗi cặp vợ chồng mà tất cả những phụ nữ phải có những thông tin và sự hiểu biết về những rủi ro có thể gặp phải khi có thai, quá trình mang thai, trong cuộc đẻ thậm chí cả trong thời kỳ sau đẻ, nuôi con bú để trong cuộc sống có sự cân nhắc, lựa chọn và có kế hoạch sinh đẻ nhằm giảm bớt những sự cố, những rủi ro xảy ra không đáng có cho chính bản thân và gia đình mình.
Với những mong muốn được trao đổi, chia sẻ một số thông tin cho chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (từ 15 đến 49 tuổi) về vấn đề này. Bác sỹ Chuyên khoa II Nguyễn Văn Hùng, Bệnh viện Phụ Sản An Thịnh sẽ cung cấp một số thông tin để chúng ta cùng tham khảo:
1. Chửa ngoài tử cung (CNTC):
Là rủi ro thường xảy ra sớm nhất của thai nghén. Theo sinh lý tự nhiên ở loài người sự thụ tinh (tinh trùng và noãn gặp nhau) xảy ra ở phần loa của vòi tử cung tạo thành phôi. Phôi sẽ phân chia rất nhanh và tiếp tục di chuyển theo vòi tử cung để vào buồng tử cung. Nếu vòi tử cung bị hẹp hoặc gấp khúc phôi sẽ bị mắc kẹt tại chỗ đó và tạo thành khối chửa ngoài tử cung.
1.1. Có một số nguyên nhân chính gây ra chửa ngoài tử cung:
+ Viêm nhiễm phụ khoa:
+ Phẫu thuật vùng chậu, mổ lấy thai gây viêm dính…
+ Lạc niêm mạc tử cung.
+ Khối u buồng trứng, khối u vùng tiểu khung gây chèn ép làm thay đổi vị trí vòi tử cung.
1.2. Biến chứng có thể gặp:
+ Rỉ máu kéo dài, đau bụng âm ỉ và ra máu âm đạo nhiều ngày.
+ Vỡ ngập máu trong ổ bụng: gây ra mất máu cấp, có thể dẫn đến tử vong.
+ Nếu khối chửa nằm ở eo Tử cung hoặc trong ổ bụng thì nguy cơ còn cao hơn rất nhiều.
2. Sẩy thai:
Những trường hợp phôi không bám vào được niêm mạc đã bị đẩy ra ngoài là sẩy thai sớm.
Còn các trường hợp đã phát triển được đến một giai đoạn nào đó rồi bị sẩy ra ngoài hoặc bị chết
lưu ở bất cứ giai đoạn nào của thai nghén.
2.1 Tỉ lệ gặp: Tuổi càng cao tỉ lệ sẩy thai càng nhiều
2.2 Các biến chứng của sẩy thai
+ Chảy máu: Tùy theo mức độ mất máu, Thai sẩy càng to thì mức độ mất máu càng
nhiều
+ Nhiễm trùng: Trong trường hợp sẩy thai không được can thiệp và điều trị sớm sẽ dẫn
đến sót rau, nhiễm trùng tử cung và phần phụ.
2.3 Nguyên nhân của sẩy thai:
Có nhiều thông tin về nguyên nhân gây sẩy thai. Theo báo Sức khỏe và Đời sống thì :
- 25% các trường hợp sẩy thai không rõ nguyên nhân.
- 60% sẩy thai tự nhiên do yếu tố nhiễm sắc thể.
- Còn lại là do suy giảm nội tiết, bất đồng nhóm máu và các nguyên nhân khác
3. Đẻ non:
Là các trường hợp thai nhi được sinh ra sớm trước ngày dự kiến sinh.Trước kia theo tổ
chức Y tế Thế giới thì những trường hợp đẻ sớm khi thai từ 29 – 37 tuần được gọi là đẻ non,
hiện nay theo quan điểm của 1 số nước phát triển thì cho rằng thai từ 23 tuần đã có thể nuôi
sống được.
3.1 Tỉ lệ đẻ non tùy theo từng khu vực: Tỉ lệ trung bình là 10% trong các trường hợp sinh đẻ.
3.2 Các biến chứng của trẻ sơ sinh đẻ non tháng:
* Theo khoa sơ sinh bệnh viện Nhi Trung ương:
- Tỉ lệ cân nặng < 2500gr chiếm 50-52%
- Tỉ lệ suy hô hấp chiếm 70-80%
- Ngoài ra còn các biến chứng khác: Nhiễm trùng da, vàng da
* Theo báo cáo của Bệnh viện Mắt Trung ương:
Những trẻ đẻ non có cân nặng < 2 kg có tới 37,8% bị hụt về võng mạc dẫn đến tình trạng
khiểm thị khi lớn lên.
3.3 Nguyên nhân đẻ non:
+ Có tới 40% không rõ nguyên nhân.
+ Các nguyên nhân thường gặp là do:
- Bệnh lý ở người mẹ: Thiếu máu, suy thận, tiền sản giật
- Chửa song thai hoặc đa thai.
- Ối vỡ non.
- Dị dạng tử cung
- Áp lực công việc – căng thẳng thần kinh.
+ Các yếu tố môi trường: Khói xả giao thông, nguồn nước ô nhiễm…
4. Các tai biến trong cuộc đẻ:
Trong quá trình chuyển dạ, khi có cơn co tử cung tác động sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản
phụ và thai nhi. Những trường hợp chuyển dạ kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, suy sụp của
sản phụ còn những trường hợp cơn co tử cung mạnh, rối loạn cũng sẽ làm ảnh hưởng tới tình
trạng suy thai.
Vì thế khi chuyển dạ thai phụ cần phải được theo dõi, chăm sóc tận tình thì mới giảm bớt
được các tai biến có thể xảy ra.
4.1 Tỉ lệ tai biến chung theo một báo cáo của vùng Tây nguyên – Nam trung bộ là 1,97 – 5,32%.
Trong đó tỉ lệ chảy máu sau đẻ là 3,57%.
4.1 Các tai biến có thể gặp
+ Tử vong : Theo báo Dân trí hiện tại Việt Nam có tỉ lệ tử vong sản khoa cao gấp 5 lần các nước
đang phát triển.
Trong đó :
- Tiền sản giật chiếm 21,3%
- Nhiễm khuẩn chiếm 16,6%
- Phá thai không an toàn 11,5%
- Nguyên nhân tắc mạch ối trong chuyển dạ ít gặp nhưng có tỉ lệ tử vong rất cao, thường
> 90%.
+ Chảy máu: Có nhiều nguyên nhân:
- Sang chấn đường sinh dục: Vỡ tử cung, rách âm đạo, âm hộ, rách bàng quang, trực tràng
- Đờ tử cung: Do tử cung không co hồi được sau khi thai và rau đã được sổ ra.
- Sót rau: Sau khi sổ rau không được kiểm tra và đánh giá kỹ
+ Nhiễm trùng: Tùy theo mức độ mà có các hình thái nhiễm trùng và để lại các hậu quả khác
nhau.
- Nếu nhiễm trùng nhẹ, là hình thái viêm niêm mạc tử cung chỉ cần điều trị kháng sinh là
khỏi, nhưng không được kiểm soát và điều trị kịp thời sẽ diễn biến nặng hơn như viên toàn bộ tử
cung, viêm khúc mạc và để lại những hậu quả nặng nề.
Tóm lại, câu nói của người xưa “ Người chửa – cửa mả” là điều cảnh báo về hiện tượng thai
nghén và sinh đẻ cho phụ nữ và cho toàn thể cộng đồng nói chung. Đấy là điều nhắc nhở cho đến
nay vẫn đúng và không bao giờ thừa đối với chúng ta, xin hãy cân nhắc và lựa chọn khi có nhu
cầu mang thai, hoặc chưa có điều kiện sinh con phải có ý thức và kiến thức để tránh mang thai
ngoài ý muốn.