Nguyên nhân và phương pháp phòng chống cận thị học đường

Xã hội ngày càng phát triển, trẻ em sớm được tiếp cận với trang thiết bị, phương tiện nghe nhìn hiện đại phục vụ việc học tập và nhu cầu giải trí. Chính vì thế, tỉ lệ trẻ em mắc tật cận thị gia tăng nhanh chóng. Trong đó có những em còn rất nhỏ tuổi.

Theo thống kê từ chương trình Chăm sóc mắt học đường 2013 do công ty Rohto-Mentholatum (VN) thực hiện, cứ khoảng 10 học sinh được khám thì có 3 em bị tật cận thị. Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập và sinh hoạt của các em.

Cận thị là gì?

Cận thị là một tật khúc xạ gây rối loạn chức năng thị giác và chiếm một vị trí đáng kể trong nhóm tật về thị giác, đặc biệt ở học sinh và người lao động trẻ.

Khi bị cận thị, hình ảnh sẽ được hội tụ trước võng mạc thay vì hội tụ ở võng mạc như mắt bình thường. Một thấu kính lõm phù hợp có thể giúp điều chỉnh hình ảnh về đúng võng mạc.

Cận thị làm giảm sức nhìn, gây cản trở, khó khăn trong việc học tập và sinh hoạt hàng ngày. Các em học sinh từ 7-16 tuổi rất dễ mắc chứng cận thị, và độ cận thị tăng nhanh do mắt phải điều tiết nhiều.

Dấu hiệu nhận biết tật cận thị

Dấu hiệu nhận biết tật cận thị

-           Nhìn vật phải đưa sát vào mắt mới rõ: cúi sát mắt vào sách vở, ngồi sát để xem truyền hình...

-           Hay nheo mắt để nhìn vật, đặc biệt khi ánh sang yếu.

-           Thường chuyên dụi mắt, nheo mắt, nghiêng đầu khi nhìn.

-           Mắt nhìn mờ hoặc nhức mắt.

-           Kết quả học tập sút kém, không thích các hoạt động nhìn xa như đá bóng, đá cầu mà thích thú hơn với việc đọc truyện, xem phim, chơi game…

Nguyên nhân dẫn đến cận thị

-           Do điều tiết mắt: thói quen nhìn gần hơn tiêu điểm của mắt, mắt phải điều tiết gần hơn trong thời gian quá lâu ở độ sáng không thích hợp, hoặc sáng quá hoặc tối quá làm mỏi cơ mắt.

-           Nguyên nhân do ăn uống: Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu các dưỡng chất cần thiết như Vitamin A, Vitamin B2, thiếu các loại rau xanh, thừa các chất đường, mỡ.

Phòng chống cận thị như thế nào?

-           Điều chỉnh sự điều tiết của mắt: khám mắt ở địa chỉ uy tín, đo thị lực và đeo kính hợp lý. Hướng dẫn các em học tập và giải trí đúng cách: ngồi học đúng tư thế, nơi đủ ánh sáng, giữ đúng khoảng cách khi xem ti vi, chơi vi tính…

-           Chế độ ăn uống hợp lý: Thực đơn hàng ngày nên có nhiều các loại rau xanh thẫm, cà rốt, bí đỏ, cà chua cung cấp các vitamin dưỡng mắt như Vitamin A, vitamin E, vitamin B. Nên hạn chế thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều đường, dầu mỡ.

-           Chăm sóc mắt hàng ngày bằng cách sử dụng thuốc nhỏ mắt nhằm bổ sung các vitamin, acid amin cho mắt.

Trước những con số báo động về tình trạng cận thị học đường, công ty Rohto-Mentholatum (VN) phối hợp các bệnh viện mắt uy tín tổ chức chương trình Chăm sóc mắt học đường liên tục trong 9 năm qua. Chương trình tạo điều kiện giúp các em học sinh phát hiện sớm, kịp thời khám và chữa trị các bệnh về mắt cùng các bác sĩ nhãn khoa uy tín và trang thiết bị, máy móc hiện đại. Dự kiến, chương trình Chăm sóc mắt học đường 2014 sẽ tiến hành thăm khám mắt cho 34.000 học sinh tại 6 tỉnh thành trên toàn quốc.

 

THÔNG TIN SẢN PHẨM:

Thành phần hoạt chất: Panthenol, Vitamin B6, Potassium L-Aspartate, Dipotassium Glycyrrhizinate, Chlorpheniramine Maleate, Sodium Chondroitin Sulfate, Tetrahydrozoline Hydrochloride. Chỉ định: Mỏi mắt, xung huyết kết mạc, bệnh mắt do tia cực tím hay các tia sáng khác (thí dụ: mù tuyết), nhìn mờ do tiết dịch, mắt ngứa, viêm mi, phòng bệnh về mắt khi bơi lội hoặc do bụi, mồ hôi rơi vào mắt, khắc phục tình trạng khó chịu do dùng kính tiếp xúc cứng, giữ ẩm cho mắt. Chống chỉ định: Không dùng cho người bị tăng nhãn áp. Cách dùng và liều dùng: Nhỏ mắt mỗi lần 2 – 3 giọt, mỗi ngày 5 – 6 lần. Tác dụng phụ: Có thể gây dị ứng ở những người có tiền căn dị ứng với thuốc nhỏ mắt. Lưu ý sử dụng: 1. Hỏi ý kiến bác sĩ hay dược sĩ trước khi dùng thuốc khi đau mắt nặng, thuốc có thể gây dị ứng ở những người có tiền căn dị ứng với thuốc nhỏ mắt, đang theo một quá trình điều trị. 2. Trước khi dùng thuốc, chú ý: Dùng đúng theo liều chỉ định, nếu quá liều có thể gây xung huyết; trẻ em dùng thuốc theo sự hướng dẫn của người lớn; không để mi mắt chạm vào miệng lọ để tránh nhiễm trùng hoặc làm vẩn đục dung dịch do các chất tiết hoặc mầm vi sinh vật; không dùng thuốc bị đổi màu; không nhỏ thuốc khi mang kính tiếp xúc mềm. 3. Trong và sau khi dùng thuốc: Ngưng dùng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ nếu thuốc gây xung huyết mắt, ngứa, sưng hoặc các triệu chứng khác, không khỏi mờ mắt hoặc các triệu chứng không cải thiện sau khi dùng.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Số giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo thuốc của Cục Quản Lý Dược 1225/13/QLD-TT ngày 30 tháng 12 năm 2013

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm