“Liểng xiểng” vì ốm nghén
Dù chỉ xuất hiện trong vài tuần (tuần 6-14) nhưng sự xuất hiện liên tục của cảm giác mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn mửa vào một số giờ trong ngày đủ làm các bà bầu “xanh mặt”.
Sợ đủ thứ
Vẫn biết ốm nghén không phải là 1 phản ứng gây hại cho thai nhi nhưng chị Ngọc Hà (Hoàn Kiếm, Hà Nội) không khỏi lo lắng khi chỉ sau 2 tháng mang bầu chị đã sụt tới gần 2 kg vì không thể ăn bất cứ thứ gì bởi nếu không sợ mùi thì cứ ăn vào là nôn ra. Cầm chắc dấu hiệu này sẽ kéo dài suốt thai kỳ như sinh bé đầu, chị vào viện để được truyền đạm, nước… để cơ thể đủ chất dưỡng thai.
Không nghiêm trọng như chị Hà, chị Việt Hồng (Cầu Giấy, Hà Nội) chỉ sợ tất cả các món ăn nóng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chị phải nghỉ làm, ở trong phòng kín cửa vì bất cứ mùi thức ăn nào từ trong nhà hay hàng xóm đều khiến chị phải chạy thẳng vào toilet. Được 1 tháng thì chị sợ thêm cả mùi nước xả vải. Vậy là ở dịt trong phòng, gần như không tiếp xúc với ai. Kết thúc 3 tháng ốm nghén, chị bảo mang thai mà chẳng khác gì “đi tù”.
Nhẹ nhàng hơn là chị Thúy Hằng (Ba Đình, Hà Nội), ăn gì cũng chỉ được vài miếng là chê nhạt nhẽo, buồn nôn… món nào thấy ngon miệng thì bụng cũng lại rất nhanh đầy. Lúc đầu, vì không biết mình có bầu nên đi ăn cùng cô bạn thân, Hằng buộc miệng: “Sao mày ăn khỏe thế?” khi bát bún bò của bạn hết veo còn của mình thì còn tới 2/3. Hằng mang theo đủ thứ, từ ngô, nho, táo, chuối, ô mai, bánh quy… vậy nhưng chả mấy khi đụng đến vì không có cảm giác thèm ăn.
Chưa biết chính xác nguyên nhân gây nghén
Theo bác sĩ sản khoa Roy Bernaroch, chuyên gia của 1 webmd, được tổ chức lượng giá độc lập UARC chứng nhận về uy tín và an toàn thông tin, nồng độ estrogen trong cơ thể có thể làm chậm quá trình tiêu hóa (làm rỗng dạ dày), góp phần gây ra buồn nôn, mệt mỏi và các triệu chứng khác được gọi là ốm nghén. Và các triệu chứng này thường chỉ xảy ra vào 1 số thời điểm nhất định trong ngày. Còn theo các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực sản khoa, nguyên nhân nôn, buồn nôn, sợ mùi thức ăn còn do mức độ nhạy cảm của khứu giác tăng lên.
Cùng với cảm giác buồn nôn, một số thai phụ xuất hiện chứng chán ăn hoặc thèm ăn những thứ mình không thích hoặc ít ăn. Điều này có thể xuất hiện ngay khi thai phụ nghĩ đến món ăn đó. Những yếu tố này có liên quan với sự thay đổi của nội tiết tố.
Những yếu tố khác cũng có thể gây ra ốm nghén như một rối loạn tiêu hóa hoặc một số bệnh khác có thể chịu trách nhiệm về những cảm giác buồn nôn; một sự thay đổi trong chế độ ăn uống, căng thẳng, trầm cảm….
Điều may mắn là những triệu chứng nghén ngẩm khiến thai phụ “liểng xiểng” này sẽ giảm giần vào khoảng tuần thứ 13 hoặc 14.
Tuy nhiên, thai phụ rất cần được chăm sóc trong giai đoạn này để đảm bảo rằng cả mẹ và bé đều có đủ những chất dinh dưỡng cần thiết.
Vượt qua giai đoạn khó chịu
Theo hiệp hội bác sĩ gia đình Mỹ, để vượt qua những khó chịu do ốm nghén gây ra và đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng cho cả mẹ và bé, thai phụ cần:
- Chia các bữa ăn chính thành những bữa ăn nhỏ và ăn nhiều lần trong ngày để đảm bảo năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể.
- Tránh xa những thức ăn nhiều chất béo, có mùi làm bạn khó chịu
- Ăn nhiều thực phẩm tinh bột – đường
- Khi cảm thấy buồn nôn thì dung ngay những thực phẩm yêu thích như gừng, chanh...
- Một số thai phụ cảm thấy phiền muộn, lo lắng vì thiếu sắt, vitamin trong giai đoạn trước khi sinh. Nếu bạn cũng nghĩ đó là nguyên nhân dẫn đến ốm nghén thì có thể trao đổi với bác sĩ của bạn về việc thay đổi vitamin.
Còn theo kinh nghiệm của các bà mẹ Việt Nam, trước khi rời khỏi giường vào buổi sáng thì nên ăn 1 chiếc bánh quy hay các mảnh ngũ cốc ăn sáng dạng khô; uống nhiều nước, chuẩn bị sẵn những mùi yêu thích để “át” những mùi khó chịu.
Chị Thúy Hằng thì chia sẻ do lo lắng không thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể trong giai đoạn này, chị đã đi khám và được bác sĩ chỉ định uống 2 viên B5 mỗi ngày, bên cạnh đó, nhờ các mẹ bầu chung cảnh ngộ ốm nghén tương tự mách nước, chị dùng thêm viên dưỡng thai TW3. Kết quả là chị thấy ngon miệng hơn, các triệu chứng ốm nghén giảm hẳn.
Viên dưỡng thai TW3 là sản phẩm của Công ty Cổ phần dược phẩm TW3, xuất xứ từ thuốc Hoàn an thai, đã được Cục Quản lý dược kiểm định, cấp số đăng kí V690 – H12 – 10, được sản xuất và lưu hành trên thị trường nhiều năm nay. Sản phẩm Viên dưỡng thai TW3 được bào chế hoàn toàn từ thảo dược, dưới dạng viên nang, tiện sử dụng, an toàn cho phụ nữ mang thai, có tác dụng giúp bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khỏe cho bà mẹ mang thai, giảm các triệu chứng của thời kỳ mang thai: cơ thể mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nôn ọe, giảm nguy cơ động thai, sảy thai. Dùng trong 6 tháng đầu của thai kì.
Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Dược phẩm TW3. Địa chỉ: 16 Lê Đại Hành – Hồng Bàng – Hải Phòng Nhà phân phối: Chi nhánh Công ty Cổ phần Dược phẩm TW3 tại Hà Nội. Địa chỉ: 358 Giải Phóng – Phương Liệt – Thanh Xuân – Hà Nội. Điện thoại: (04) 38 646 830 Website: http://vienduongthai.com Sản phẩm hiện có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc dưới dạng Hộp 2 vỉ x 10 viên nang.
Sản phẩm này không phải là thuốc,và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Viên dưỡng thai TW3 được bào chế hoàn toàn từ thảo dược, an toàn cho phụ nữ mang thai |