Lần đầu tiên làm mẹ và hội chứng “nghiện” siêu âm

(Dân trí) - Mang thai và sinh con là thiên chức thiêng liêng của mỗi người phụ nữ. Đối với các mẹ bầu trẻ tuổi đây là niềm hạnh phúc nhưng cũng nhiều hoang mang. Mong muốn nhìn thấy sự phát triển hàng ngày trong bụng mà không ít chị em chọn giải pháp siêu âm. Tuy nhiên việc “nghiện” siêu âm cũng là một nguy cơ không tốt đối với con yêu mà mẹ bầu cũng nên tỉnh táo để nhận thức.

Lần đầu tiên mang thai là trải nghiệm đầu thú vị với mẹ bầu
Lần đầu tiên mang thai là trải nghiệm đầu thú vị với mẹ bầu

Lần đầu tiên làm mẹ và những “bất an” không tên

Lần đầu tiên làm mẹ là cảm giác trân quý nhất đối với người phụ nữ. Nhưng với hành trang kiến thức còn ít ỏi, nhiều mẹ bầu không khỏi bỡ ngỡ vì những biến đổi khác lạ trong chính cơ thể mình và lo sợ vì những sự phát triển bất ổn của con yêu.

Lần mang thai đầu tiên, mẹ tò mò muốn thấy con. Đây là tâm lý chung của tất cả các mẹ bầu trong lần mang thai đứa con đầu lòng. Nhiều chị em đã ghi lại khoảnh khắc diệu kỳ này bằng cách ghi lại thành đĩa VCD và mang về nhìn ngắm.

Khi mang thai mẹ bầu nào cũng tò mò muốn nhìn thấy con yêu
Khi mang thai mẹ bầu nào cũng tò mò muốn nhìn thấy con yêu

Lần đầu tiên mang thai mẹ lo lắng nhiều điều. Một cử động nhẹ, một sự thay đổi cũng khiến các mẹ “chột dạ”, mẹ lo sợ vì đột nhiên thấy mệt, mẹ sợ hãi khi thấy chút máu từ âm đạo, mẹ hoang mang khi thấy con yêu không đạp như mọi ngày… Tất cả những điều đó trở thành nỗi băn khoăn không tên đối với mẹ bầu.

Lần đầu tiên, mẹ muốn lắng nghe “nhu cầu” của con yêu. Mẹ xây dựng một chế độ dinh dưỡng thật hoàn hảo nhưng không biết con cần gì, mẹ muốn uống nhiều nước cho con đẹp da nhưng cũng sợ con khó chịu, mẹ muốn tập thể dục cho con mau lớn nhưng lại ngại ảnh hưởng không tốt tới con…

Con yêu phát triển như thế nào? Nhu cầu dinh dưỡng ra sao?
Con yêu phát triển như thế nào? Nhu cầu dinh dưỡng ra sao?

Những lúc ấy mẹ chỉ biết gặp bác sĩ và siêu âm. Những “bất an” không tên ấy chỉ bác sĩ mới giúp mẹ gặp con và cho mẹ biết con cần gì hay thiếu chất gì. Siêu âm giúp mẹ an tâm hơn nhiều vì con yêu vẫn khỏe. Và mẹ cũng “nghiện” siêu âm vì mong gặp con nhiều lắm.

Siêu âm nhiều không tốt cho thai nhi

Siêu âm là hình thức sử dụng sóng âm với tần số cao được phát từ một thiết bị gọi là “đầu dò”, truyền sóng âm qua da, đi qua thành bụng để ghi nhận hình ảnh bên trong bằng cách dội lại.

Siêu âm thai được ghi lại những thông tin về thai nhi giống như video, hay hình ảnh hiển thị ra máy tính, nhân viên y tế sẽ in lại ảnh này và gửi cho mẹ bầu.

Lạm dụng sóng siêu âm có thể gây dị tật cho thai nhi
Lạm dụng sóng siêu âm có thể gây dị tật cho thai nhi

Theo các chuyên gia y tế Thế giới, việc tiếp xúc với sóng siêu âm (sóng âm tần số cao) thường xuyên và trong thời gian quá lâu có thể gây ra những tổn thương cho thai nhi đặc biệt trong những tuần đầu tiên của thai kỳ.

Bên cạnh đó, một số cơ sở y tế không có giấy phép hoạt động, trang thiết bị không đạt tiêu chuẩn, thậm chí bác sĩ thực hiện không có đủ chuyên môn nghiệp vụ dẫn đến kết quả chẩn đoán không chính xác hoặc không thể hỗ trợ bệnh nhân nếu xảy ra sự cố.

Nếu yêu con hãy siêu âm “đúng lúc, đúng chỗ”

Theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa phụ sản, có các mốc thời điểm vàng để mẹ bầu đi siêu âm thai như sau:

Siêu âm lần 1: Thai 11 – 13 tuần: Xác định định chính xác tuổi thai

Siêu âm lần 2 (Thai 28 tuần) Phát hiện hầu hết các bất thường về hình thái của thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng.

Siêu âm lần 3 (Thai 30 -32 tuần) Phát hiện một số vấn đề hình thái xảy ra muộn như bất thường ở động mạch, tim và não, kiểm tra tình trạng phát triển của thai nhi.

Siêu âm lần 4 (Thai 33 - 35 tuần) Theo dõi doppler động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung, kiểm tra nước ối, dây rốn... Bác sĩ cũng sẽ dự báo cân nặng bé lúc sinh

Siêu âm lần 5 (Thai 36 - 37 tuần) Theo dõi các biến chứng thai nghén, theo dõi nước ối, ngôi thai, tình trạng bám của rau thai… trong những tuần cuối cùng của thai kỳ.

Siêu âm lần 6 (Thai 38 - 39 tuần) Theo dõi nước ối, ngôi thai, tình trạng bám của rau thai… trong những tuần cuối cùng của thai kỳ.

Siêu âm lần 7 (Thai > 40 tuần) : Theo dõi các chỉ số cuối thai kỳ để dự đoán phương pháp sinh cho mẹ bầu.

Siêu âm thai cần theo sự chỉ định của bác sĩ hoặc khi có dấu hiệu bất thường
Siêu âm thai cần theo sự chỉ định của bác sĩ hoặc khi có dấu hiệu bất thường

Ngoài ra, siêu âm thai còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của sản phụ. Nếu sản phụ có những dấu hiệu bất thường trong thời kỳ mang thai thì việc siêu âm là điều nên làm.

Việc lựa chọn cơ sở uy tín cho những lần siêu âm cũng vô cùng quan trọng bởi nếu siêu âm tại những địa chỉ không uy tín khiến cho kết quả siêu âm không chính xác dẫn đến sự chủ quan hoặc tâm lý hoang mang của mẹ bầu.

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc với hệ thống trang thiết bị hiện đại luôn cho kết quả siêu âm chính xác đến 100%
Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc với hệ thống trang thiết bị hiện đại luôn cho kết quả siêu âm chính xác đến 100%

Tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc với sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại nhập khẩu tử nước ngoài cùng đội ngũ bác sĩ sản phụ khoa đầu ngành trong nước và quốc tế giúp cho kết quả siêu âm được chính xác và nhanh chóng.

Siêu âm là sợi dây kết nối giữa ba mẹ và con yêu. Vì thế cảm nhận những khoảnh khắc ý nghĩa và lắng nghe những sự phát triển của con yêu, các chị em nên siêu âm đúng cơ sở y tế, đúng bác sĩ và đúng thời điểm.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ THU CÚC

Địa chỉ : 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Hotline: 0904.97.0909

Tổng đài: 1900.55.88.96

Email: contact@thucuchospital.vn

Website: http://benhvienthucuc.vn/