Làm gì để viêm ngứa, khí hư không tái phát?

Viêm nhiễm phụ khoa rất hay tái phát, dai dẳng, khó chữa. Nhiều phụ nữ mặc dù rất chú ý giữ vệ sinh vùng kín, điều trị bằng tân dược theo hướng dẫn của bác sĩ ngay nhưng vẫn thường xuyên bị viêm ngứa, khí hư tái đi tái lại, gây khó chịu, mất tự tin.

Rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh

Rối loạn kinh nguyệt bản thân nó không phải là bệnh mà chỉ là biểu hiện của bất thường hay bệnh nào đó của cơ thể. Rối loạn kinh nguyệt có thể là cường kinh (nhiều kinh, thời gian dài), thiểu kinh (ít kinh, thời gian ngắn), đa kinh, kinh thưa, rong kinh, rong huyết, băng huyết. Nguyên nhân có thể là chửa ngoài tử cung, tổn thương, u xơ, polyp, viêm nhiễm, ung thư, lạc nội mạc tử cung, bệnh toàn thân. Một nguyên nhân rất phổ biến gây rối loạn kinh nguyệt là suy giảm nội tiết tố nữ estrogen do cơ địa, bệnh tật hay ở thời kỳ tiền mãn kinh. Càng gần mãn kinh (giai đoạn tiền mãn kinh) các chu kỳ kinh nguyệt càng không đều, càng có nhiều vòng kinh không có trứng rụng, kinh nguyệt (lượng máu) giảm dần trong các kỳ kinh, lượng nội tiết tố nữ do buồng trứng tiết ra ngày một ít, khoảng cách giữa các kỳ kinh ngày một dài, buồng trứng bị xơ hóa, teo nhỏ dần và mất hẳn chức năng nội tiết. Điều trị: Loại bỏ các nguyên nhân bằng điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật. Đối với nguyên nhân là suy giảm nội tiết tố nữ, thời kỳ tiền mãn kinh thì dùng liệu pháp hormone. Đau bụng kinh là hiện tượng hay gặp ở phụ nữ. Nguyên nhân là do co thắt tử cung mạnh để tống xuất máu kinh ra ngoài. Co thắt tử cung mạnh, duy trì trong thời gian dài, khi giãn lại không thả lỏng hoàn toàn, làm cơ trơn bị thiếu máu, gây đau. Lượng prostaglandin trong máu cao cũng kính thích tử cung co thắt không bình thường và gây đau. Điều trị: Có thể dùng thuốc giảm đau, chườm nước nóng, giã gừng đắp, dán cao, xoa dầu nóng, mát xa nhẹ nhàng bụng dưới sẽ giảm, hết đau. Ăn uống hợp lý, vận động nhẹ nhàng.

Viêm ngứa phụ khoa, khí hư

Bệnh phụ khoa là các bệnh viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục nữ, bao gồm cơ quan sinh dục dưới (âm hộ, âm đạo, cổ tử cung) và cơ quan sinh dục trên (tử cung, vòi trứng, buồng trứng). Trong cuộc đời phụ nữ không ai tránh được viêm nhiễm phụ khoa, chỉ có bị ít hay nhiều. Nguyên nhân gây bệnh có thể là nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, nấm, vi trùng, vi rút, hoặc đồng thời 3-4 tác nhân một lúc. Bình thường có rất nhiều nấm, vi trùng, ký sinh trùng sống trong âm đạo, có loại có hại, có loại có ích và chúng ức chế lẫn nhau tạo sự cân bằng. Khi vì lý do nào đó sự cân bằng bị phá vỡ, vi khuẩn có hại bùng phát quá mức sẽ gây bệnh. Đường sinh dục có nhiều nếp nhăn, ngóc nghách, dễ làm ứ đọng các chất dịch, âm đạo thường xuyên tiết dịch làm ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm có hại phát triển. Kinh nguyệt, nạo hút thai, có nhiều máu, sản dịch cũng làm vi khuẩn phát triển thuận lợi. Đường sinh dục lại thông vào ổ bụng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm tử cung, vòi trứng, phúc mạc. Nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách, bệnh dễ trở thành mãn tính, để lại các di trứng như viêm dính vòi trứng, vô sinh, thai ngoài tử cung, sảy thai, đẻ non. Ở Việt Nam tỉ lệ viêm phụ khoa trong tuổi sinh sản là 42-64%.

Viêm ngứa âm đạo, khí hư. Bình thường ở cổ tử cung và âm đạo có chất dịch trắng như sữa, hơi đặc hoặc trong, không hôi, đó là dịch sinh lý bình thường, có ít và không chảy ra ngoài nên phụ nữ không để ý đến. Khi chất dịch tiết nhiều, chảy ra ngoài âm hộ, làm phụ nữ để ý tới, khó chịu thì đó là bất thường và dịch này được gọi là khí hư. Có 3 loại khí hư. Khí hư trong, loãng, không có vi khuẩn, bạch cầu, gặp trong các bệnh u xơ, polyp tử cung, cường estrogen (hormone nữ). Khí hư trắng vàng như sữa, không có vi khuẩn, bạch cầu do rối loạn thần kinh thực vật, xung huyết tử cung, thường gặp ở bệnh nhân hay lo lắng. Khí hư đục là loại phổ biến nhất do nhiễm khuẩn, màu vàng xanh, mùi hôi tanh, gây khó chịu (rát, đau, ngứa…), đó là biểu hiện của viêm âm đạo. Viêm âm đạo cũng có thể có nguyên nhân dị ứng với kem diệt tinh trùng, bao cao su, xà phòng, thụt rửa quá nhiều, hay dùng dung dịch vệ sinh diệt khuẩn thường xuyên.

Các loại viêm âm đạo thường gặp. Viêm âm đạo phổ biến nhất là loại không do một loại vi khuẩn nào gây ra mà chỉ là vì lý do nào đó cân bằng hệ vi sinh âm đạo bị phá vỡ, làm vi khuẩn có hại phát triển mạnh lấn át vi khuẩn có lợi, gây viêm. Viêm do Gradnerella vaginalis, khí hư mùi tanh, không ngứa, không lây qua đường tình dục. Viêm do nấm Candida, khí hư màu trắng đục, cảm giác ngứa rát bên trong và ngoài âm hộ, đau khi đi tiểu, giao hợp, ít lây qua giao hợp. Viêm do ký sinh trùng Trichonomas vaginalis, khí hư loãng, vàng xanh, hôi, cảm giác như có con gì bò trong âm đạo, nóng ngứa, giao hợp đau, lây qua đường tình dục. Viêm do vi khuẩn lậu, khí hư nhiều, đau rát dễ chuyển sang mãn tính, gây biến chứng viêm niệu đạo, tuyến Bartholin.

Suy giảm estrogen làm tăng nguy cơ viêm ngứa âm đạo. Estrogen làm âm đạo tiết glycogen, chất này được trực khuẩn doderlin (có trong âm đạo) biến thành axít lactic, khiến môi trường âm đạo trở thành toan tính, không thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn có hại. Khi estrogen suy giảm (do tiền mãn kinh, cơ địa hay bệnh tật), môi trường âm đạo không còn toan tính nữa, vi khuẩn có hại có điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh, làm tăng nguy cơ viêm âm đạo. Thiếu estrogen làm giảm tiết dịch, âm đạo trở nên khô, dễ xây xước khi giao hợp, cũng tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn, nấm thâm nhập vào vết xây xước làm tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo.

Điều trị

Thụt rửa bằng dung dịch sát khuẩn, nấm. Dùng viên đặt âm đạo, uống, tiêm, bôi thuốc kháng sinh, kháng nấm với bệnh viêm do nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, nấm. Trong một số trường hợp liệu pháp bổ sung estrogen có tác dụng. Chỉ dùng thuốc trị nấm khi bác sĩ kê đơn, tránh thụt rửa âm đạo thường xuyên, lạm dụng nước vệ sinh diệt khuẩn làm mất cân bằng hệ vi sinh âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển, vệ sinh, khô vùng kín, dùng bao cao su.

Viêm nhiễm phụ khoa rất hay tái phát, dai dẳng, khó chữa. Nhiều phụ nữ mặc dù rất chú ý giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, có bệnh là điều trị bằng tân dược theo hướng dẫn của bác sĩ ngay nhưng vẫn thường xuyên bị viêm ngứa, khí hư tái đi tái lại, gây khó chịu, mất tự tin.

Điều trị bằng thảo dược

Phần lớn các bác sĩ chưa mặn mà lắm với thuốc thảo dược vì cho rằng tác dụng  của chúng không rõ rệt. Thực tế nếu chỉ sản xuất theo sách Đông Y thì khó mà có được thuốc công dụng vượt trội. Bởi tác dụng của thuốc phụ thuộc chủ yếu vào phương pháp bào chế. Nhưng cũng có một số thuốc có công dụng vượt trội, hiệu quả thực sự, trong nhiều trường hợp làm nên điều kỳ  diệu: Bệnh khỏi hoàn toàn, kể cả những trường hợp nan y khó chữa, dai dẳng mà tân dược bó tay. Thường thì những thuốc này được bào chế theo phương pháp độc đáo của nhà thuốc gia truyền mà uy tín đã được khẳng định qua nhiều thế hệ.

Trong điều trị kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, viêm ngứa âm đạo, khí hư thường dùng các bài thuốc kích thích cơ thể sản sinh estrogen, tiêu u, kháng viêm, kháng nấm, kháng sinh thực vật, hoạt huyết, tán ứ, đặc biệt làm tăng sức đề kháng chống lại vi khuẩn nấm, kí sinh trùng có hại ở âm đạo, giữ cân bằng hệ vi sinh âm đạo giúp ngăn ngừa viêm ngứa, khí hư tái phát.

Phụ nữ suy giảm estrogen, tiền mãn kinh thường bị suy giảm tuần hoàn vì vậy nên dùng kèm các thuốc hoạt huyết (ví dụ Hoạt Huyết Nhất Nhất ) để tăng cường lưu thông máu và gia tăng hiệu quả điều trị.
 
TS Nguyễn Kim Giang