Giới thiệu nghiên cứu lâm sàng mới về dinh dưỡng cho trẻ em

Một nghiên cứu lâm sàng về tầm ảnh hưởng của việc can thiệp dinh dưỡng đối với trẻ có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng mới được công bố tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả của Phương pháp bổ sung dinh dưỡng trong việc cải thiện tình trạng sức khỏe của trẻ.

Những kết quả nghiên cứu giúp khắc phục vấn đề biếng ăn

Giáo sư, Bác sĩ Nguyễn Công Khanh, chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam, cho biết chứng biếng ăn ảnh hưởng đến 35% trẻ em tại Việt Nam. Tình trạng biếng ăn kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tầm vóc, cả thể trạng và trí não, khi trẻ lớn lên. Do đó, “việc phát hiện sớm có thể giúp các bậc phụ huynh tìm được cách can thiệp dinh dưỡng hiệu quả nhất. Đó có thể là thay đổi thực đơn, hoặc đòi hỏi những phương án điều trị khác”, Giáo sư, Bác sĩ Nguyễn Công Khanh nhấn mạnh.

Năm 2010, tại Việt Nam, Abbott đã giới thiệu IMFeD™ - công cụ chẩn đoán và phân loại bé biếng ăn từ các chuyên gia nhi khoa Hoa Kỳ. Khi bé được chẩn đoán và phân loại biếng ăn bằng IMFeD, bác sĩ nhi khoa sẽ có những phương pháp điều trị cụ thể cho từng loại biếng ăn. Tính đến nay, hơn 50.000 bà mẹ có con biếng ăn đã được tư vấn nhờ công cụ này.

Cam kết xây dựng một Việt Nam khỏe mạnh hơn, Abbott phối hợp với Hội Dinh Dưỡng Việt Nam (Vinutas) giới thiệu “Sáu nguyên tắc vàng giúp bé ăn ngoan” dưới sự tham vấn trực tiếp của chuyên gia dinh dưỡng Hoa Kỳ Kim Milano, Tiến sĩ, Bác sĩ tâm thần học nhi khoa người Mỹ Irene Chatoor cùng nhiều chuyên gia quốc tế và Việt Nam trong lĩnh vực dinh dưỡng và nhi khoa. Chương trình đã cung cấp cho phụ huynh những thông tin hữu ích nhằm hỗ trợ các bậc cha mẹ tìm ra giải pháp thiết thực, phù hợp giúp trẻ phát triển với thói quen ăn uống lành mạnh.

Giới thiệu nghiên cứu lâm sàng mới về dinh dưỡng cho trẻ em
Tiến sĩ Irene Chatoor chia sẻ các phương pháp giúp giải quyết chứng biếng ăn của trẻ trong chương trình "Bé yêu học ăn"

Thêm phương pháp mới về bổ sung dinh  dưỡng cho trẻ

Các nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ biếng ăn thường tiêu thụ dưỡng chất và năng lượng ít hơn 50% so với trẻ khoẻ mạnh, gây ra tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng. Đây cũng chính là nguyên nhân lý giải cho thể trạng thấp còi, nhẹ cân, hệ miễn dịch kém của trẻ biếng ăn. Do đó, bên cạnh việc chẩn đoán và giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, trẻ cần được bù đắp lượng dưỡng chất thiếu hụt trong suốt quá trình điều trị.

Do đó, Abbott đã cộng tác cùng một nhóm chuyên gia thực hiện nghiên cứu về lợi ích dài hạn của Phương pháp bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em tại Philippines. Theo đó, nhóm trẻ có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng tham gia nghiên cứu đã bắt kịp và duy trì đà tăng trưởng ổn định sau 48 tuần được bổ sung dinh dưỡng 2 lần mỗi ngày. Nghiên cứu cũng đã cung cấp thêm bằng chứng khẳng định sự hiệu quả và tính an toàn khi áp dụng bổ sung dinh dưỡng nhằm giúp trẻ bù đắp lại lượng vitamin và dưỡng chất thiếu hụt trong suốt thời gian biếng ăn.

Giới thiệu nghiên cứu lâm sàng mới về dinh dưỡng cho trẻ em
Tiến sĩ Yen Ling Low (trái) và Bác sĩ Duy Hương (phải) trong buổi hội thảo chia sẻ về nghiên cứu lâm sàng mới về giảm chứng biếng ăn và thiếu hụt dinh dưỡng

Nhờ những nghiên cứu khoa học, các chương trình giáo dục cộng đồng này, các chuyên gia và cả phụ huynh đã được tiếp cận những kiến thức hữu ích cũng như các công cụ tiên tiến, thiết thực để chăm sóc sức khỏe cho trẻ em tốt hơn.

P.V

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm