“ENAT – Chị Tôi”: tiếp tục đồng hành cùng chị em thoát hoàn cảnh khó khăn

Với mục đích hỗ trợ phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, sau hơn một năm triển khai, lớp học “ENAT – Chị Tôi” đã giúp đỡ được không ít chị em ổn định nghề nghiệp. Và chương trình vẫn đang tiếp tục mở rộng điểm đến của mình tới nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước.

Vun đắp ước mơ thoát hoàn cảnh khó khăn

Trong thời buổi khủng hoảng kinh tế như hiện nay, để tìm được một công việc ổn định không dễ dàng chút nào. Đối với các phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn thì điều này lại càng trở nên vất vả hơn. Đơn cử như ở TP.HCM, theo ước tính đã có trên 18.000 phụ nữ khó khăn làm chủ gia đình. Vì thế ước mơ đổi đời với họ là điều gì đó khá xa vời.

Rất nhiều phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện học tập đến nơi, đến chốn nên chỉ thể gắn với công việc đơn giản, hay ở nhà chăm lo con cái, việc bếp núc. Phần lớn kinh tế gia đình của những phụ nữ này đều phụ thuộc vào người chồng đi làm. Một số khác thì phải bươn chải với các công việc tay chân nặng nhọc như phụ hồ, khuân vác, giúp việc nhà, bán hàng rong… nay đây mai đó. Muốn có một nghề nghiệp ổn định là quá khó vì bản thân họ không thạo một nghề nào nhất định, chưa qua bất cứ một lớp đào tạo bài bản nào.

Dù sức yếu tay mềm nhưng vẫn phải làm việc nặng nhọc - Ảnh: Internet
Dù sức yếu tay mềm nhưng vẫn phải làm việc nặng nhọc - Ảnh: Internet

Xuất phát từ thực tế này, trong hai năm 2012 và 2013, chương trình “ENAT – Chị Tôi” do Hội LH PNVN cùng nhãn hàng ENAT tổ chức đã phối hợp với các địa phương để giới thiệu lớp học nghề cho chị em có hoàn cảnh khó khăn.

Tại đây, chị em được tham gia các lớp học ngắn hạn miễn phí như nấu ăn, đan lát, thêu, may, làm tóc,… góp phần biến ước mơ ổn định nghề nghiệp của họ trở thành hiện thực.

Các học viên ở tỉnh Khánh Hòa chăm chú thực hành tỉa rau củ
Các học viên ở tỉnh Khánh Hòa chăm chú thực hành tỉa rau củ

Khởi động chương trình, với 300 học viên đầu tiên vào năm 2012, sau một năm được dạy nghề, nhiều người ở đây đã có công việc ổn định.

Viết tiếp hành trình lập nghiệp

Không dừng lại ở 4 thành phố lớn, “ENAT – Chị Tôi” tiếp tục mở rộng các lớp dạy nghề của mình, quan tâm tới chị em còn khó khăn. Theo kế hoạch thì năm 2013, hành trình đang đến với 30 tỉnh thành, giúp đỡ khoảng 1000 phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn tham dự.

Sau Khánh Hòa, Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp, Hải Phòng với các lớp nấu ăn, tỉa củ quả, se chỉ xơ dừa, kỹ thuật móc len thì chương trình vẫn đang tiếp tục hành trình của mình tới với các chị em phụ nữ ở nhiều vùng miền khác nhau như Thanh Hoá, Phú Thọ và Bắc Cạn.

Mới đây, chương trình đã có mặt ở tỉnh Lâm Đồng mở lớp May công nghiệp. Tỉnh này vốn là nơi có rất nhiều dân tộc thiểu số như Mạ, K’Ho cư trú, với đời sống còn nhiều khó khăn. Huyện Bảo Lâm là nơi “Enat – Chị Tôi” chọn để dạy nghề cho các chị em.

Một ngày học tại lớp May công nghiệp – Lâm Đồng
Một ngày học tại lớp May công nghiệp – Lâm Đồng

Nằm cách xa thành phố, các chị em ở huyện Bảo Lâm đa phần là đồng bào dân tộc và những gia đình từ miền Bắc, miền Trung di cư vào đây lập nghiệp. Nghề nghiệp chính của họ đa số chỉ là trồng chè, cà phê, chăn nuôi quy mô nhỏ.

Sự có mặt của “Enat – Chị Tôi” như mang tới một tia sáng mới cho các chị. Những chị em trước giờ chỉ biết quanh quẩn với việc nhà, địu con lên rẫy thì nay được tận tay chạm vào chiếc máy may và làm ra những chiếc áo đầu tiên trong đời.

Các chị đều ham học hỏi, thích thú khi được học nghề
Các chị đều ham học hỏi, thích thú khi được học nghề

Gặt gái thêm nhiều niềm vui

Rất nhiều chị em sau khi tham gia lớp học đã có công việc ổn định, cuộc sống bước sang một “trang” mới. Một học viên tại lớp May Công nghiệp (Bảo Lâm, Lâm Đồng) chia sẻ: “Trước giờ mình chỉ biết đi hái trà thuê cho người ta, giờ được học nghề vậy, vài bữa có thể đi xin người ta phụ may, thấy vui lắm”.

Ước mơ của các chị sắp thành hiện thực
Ước mơ của các chị sắp thành hiện thực

Điều đáng trân trọng là sau khi tham gia lớp học, các chị đều nhiệt tình chỉ nghề cho những chị em có hoàn cảnh như mình để lan toả ý nghĩa của chương trình.

Không những thế, chương trình còn thành công khi giúp cho những thành viên trong gia đình các chị sống tốt hơn. Chị Nga (Mỏ Cày Nam, Bến Tre) kể: “Con trai tôi nói mẹ lớn vậy rồi còn ráng đi học để thoát nghèo, con cũng phải học thôi không sống khổ mãi sao được!”.

Bên cạnh chăm lo cuộc sống cho chị em, “ENAT-Chị tôi” còn mở thêm kênh thông tin tư vấn kỹ năng chăm sóc gia đình và những vấn đề khác liên quan đến sức khoẻ, làm đẹp tại địa chỉ www.vedeptunhien.com.vn và trang mạng xã hội www.facebook.com/Enat.Chitoi.

Chắc chắn trong thời gian tới chương trình sẽ lan toả sâu rộng, góp phần cải thiện đời sống của phụ nữ Việt Nam với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa khác.

Hữu Vĩ