Bất cập trong điều trị bệnh dạ dày nhiễm HP ở trẻ nhỏ
(Dân trí) - Thời gian gần đây chúng ta ghi nhận tình trạng kháng thuốc gia tăng nhanh của các chủng vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) - nguyên nhân chính gây ra viêm loét dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày, ung thư dạ dày. Sự kháng thuốc gia tăng khiến các phác đồ tiệt trừ HP cổ điển ngày càng trở nên kém hiệu quả, gây ra khó khăn lớn trong điều trị, đặc biệt là đối với trẻ em.
Nguy cơ tiềm tàng khi trẻ nhiễm HP
Theo kết quả điều tra dịch tễ học năm 2016, tỉ lệ trẻ nhiễm khuẩn Hp tại Việt Nam là khoảng 40%, và trẻ có xu hướng nhiễm Hp từ rất sớm và tỉ lệ nhiễm HP tăng nhanh nhất trong giai đoạn trẻ ăn dặm và đi nhà trẻ (2-6 tuổi). Kết quả nghiên cứu trên bệnh nhân nhi tại Bệnh viện Nhi trung ương và Bệnh viện Bạch Mai cho thấy: nhiễm khuẩn Hp chiếm tới 70% trong số trẻ mắc viêm dạ dày mạn, tới 95% trẻ loét tá tràng và chỉ có 23% trong số không có tổn thương niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó, nhiễm khuẩn HP cũng có thể gây ra các vấn đề khác như xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, thiếu máu thiếu sắt, chậm lớn, u MALT ngoài đường tiêu hóa ở trẻ, làm gia tăng tới 8 lần nguy cơ mắc ung thư dạ dày khi trưởng thành.
Điều trị nhiễm khuẩn HP ở trẻ hiện đang gặp nhiều khó khăn
Việc phát hiện vi khuẩn HP là nguyên nhân gây ra bệnh lý dạ dày ở người đã tạo ra cuộc cách mạng trong điều trị bệnh lý dạ dày và đem lại giải Nobel cho hai nhà khoa học Warren và Marshal. Tuy nhiên theo thời gian, chúng ta chứng kiến sự suy giảm hiệu quả nhanh chóng của các phác đồ điều trị. Đặc biệt ở trẻ em, việc điều trị càng trở nên khó khăn do các nguyên nhân sau:
• Hp kháng kháng sinh: Nghiên cứu cho thấy hai phác đồ 3 thuốc thường sử dụng để tiệt trừ Hp ở trẻ hiện nay với clarithromycin và metronidazole đều cho hiệu quả thấp như nhau là 54,7-62,1%. Sự suy giảm hiệu quả của các phác đồ điều trị có liên quan mật thiết tới tình trạng kháng kháng sinh tiên phát của HP trên trẻ em với Clarithromycin (từ 50,9 đến 73,13%), Amoxicillin (từ 0,5% đến 20,9%). Đặc biệt là với Levofloxacin - kháng sinh sử dụng trong phác đồ cứu cánh cũng đã ghi nhận tỉ lệ đề kháng từ 0,3% đến 16,42%(Theo nghiên cứu của TS.BS.Nguyễn Thị Út – BV Nhi Trung ương). Tình hình đề kháng kháng sinh ở trẻ khu vực miền nam thậm chí còn nghiêm trọng hơn: kháng Clarithromycin 78.8%, Metronidazole 50%, Tetracyclin 10,6, Amoxicillin 22,7, Levofloxacin 21,2. Ngay cả khi được điều trị sau khi đã làm kháng sinh đồ thì tỉ lệ tiệt trừ Hp thành công ở trẻ cũng chỉ đạt 58,3%
• Khó tuân thủ điều trị: Khi sử dụng phác đồ tiệt trừ Hp, đặc biệt là phác đồ 4 thuốc có bismuth bệnh nhân có thể gặp nhiều tác dụng không mong muốn, phổ biến như đắng miệng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, mất ngủ…khiến trẻ rất khó tuân thủ điều trị.
• Tỉ lệ trẻ tái nhiễm Hp cao: tỉ lệ tái nhiễm Hp ở trẻ nhỏ khá cao và trẻ có thể tái nhiễm HP ngay sau khi điều trị thành công. Theo nghiên cứu tỷ lệ tái nhiễm Hp sau 12 tháng ở những trẻ đã được điều trị diệt Hp thành công lên tới 55,4% ở nhóm trẻ 3-4 tuổi.
Những lưu ý trong điều trị để tăng hiệu quả điều trị Hp
Để đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả tiệt trừ Hp thì cần sự phối hợp ở cả phía các thầy thuốc và bệnh nhân:
- Về phía thầy thuốc:
• Sử dụng đúng kháng sinh, đúng liều lượng, đúng và đủ thời gian theo khuyến cáo.
• Tư vấn kỹ lưỡng cho bệnh nhân về các tác dụng không mong muốn có thể gặp phải để bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt hơn.
• Hướng dẫn bệnh nhân phòng ngừa tái nhiễm Hp sau khi điều trị. Khi trẻ bị tái nhiễm HP nhiều lần thì các thành viên trong gia đình nên xét nghiệm kiểm tra để tìm nguồn lây nhiễm và phòng tránh.
- Về phía bệnh nhân:
• Tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sỹ, không tự ý ngừng thuốc khi thấy triệu chứng giảm.
• Khi gặp tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị cần báo với bác sỹ để điều chỉnh đơn thuốc, không tự ý bỏ dở liệu trình.
• Tái khám đúng hẹn.
Gastimunhp - Trợ giúp bệnh nhân trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày do H.pylori
Trong bối cảnh việc tiệt trừ Hp đang gặp nhiều khó khăn, chủ yếu liên quan tới tình trạng kháng thuốc là tái nhiễm khuẩn Hp thì các biện pháp trợ giúp điều trị lại càng được quan tâm, chú trọng.
Kháng thể OvalgenHP do nhà khoa học viện Nghiên cứu miễn dịch Gifu – Nhật Bản phát triển là một trong những giải pháp được đánh giá cao và đang được lưu hành tại nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc,.... OvalgenHP được tạo ra bằng cách gây miễn dịch đặc hiệu với kháng nguyên của vi khuẩn Hp để thu được kháng thể có tác dụng ức chế lại kháng nguyên của vi khuẩn. Những kết quả nghiên cứu lâm sàng tại Việt Nam cũng như các nước khác như cho thấy hiệu quả hỗ trợ của loại kháng thể này tích cực và ghi nhận tính an toàn cao.
Hiện nay, kháng thể OvalgenHP đã được cấp phép lưu hành dưới tên thương mại là GastimunHP. Theo đó, trẻ em và người lớn đang điều trị bệnh Viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp có thể dùng sản phẩm GastimunHP phối hợp với thuốc giúp tăng hiệu quả điều trị hoặc người dương tính với H.pylori nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng cũng có thể dùng để trợ giúp ngăn ngừa lây nhiễm vi khuẩn Hp.
Trong bối cảnh vi khuẩn Hp kháng thuốc gia tăng thì giải pháp kết hợp kháng thể rất đáng được cân nhắc, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.
Tham khảo chi tiết tại đây : https://gastimunhp.vn/goi-gastimunhp/
* Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh