1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Những chiến đấu cơ tốt nhất mọi thời đại của Mỹ (kỳ 1)

Những phẩm chất nào biến một chiến đấu cơ trở thành vĩ đại: Tốc độ hay khả năng cơ động? Trang bị vũ khí hay khả năng chịu đựng? Bắn hạ được bao nhiêu máy bay chiến đấu của đối phương hay có khả năng tránh được bị đối phương bắn hạ?

Mỹ lo ngại khả năng răn đe trên biển của Nga, Trung Mỹ mua thêm 43 chiến đấu cơ F-35 Những phẩm chất nào biến một chiến đấu cơ trở thành vĩ đại: Tốc độ hay khả năng cơ động? Trang bị vũ khí hay khả năng chịu đựng? Bắn hạ được bao nhiêu máy bay chiến đấu của đối phương hay có khả năng tránh được bị đối phương bắn hạ?

 

Câu trả lời có lẽ là tất cả những yếu tố trên hoặc không có yếu tố nào. Đôi khi, có thể sự vĩ đại lại thuộc về một loại máy bay chiến đấu tốt trong một cuộc chiến cụ thể tại một thời điểm thích hợp. Bất kể lý do nào thì một vài chiến đấu cơ đã trở thành huyền thoại trong khi những chiếc khác được ví như những “con gà tây”. Dưới đây là nhưng chiến đấu cơ tốt nhất mọi thời đại của Mỹ, cho dù xét về mặt công nghệ thì nó vẫn còn là một nghi vấn.

 

P-51 Mustang

 

Vào mùa thu năm 1943, cuộc tấn công ném bom của Mỹ chống lại phát xít Đức đã gặp vấn đề. Các chỉ huy người Mỹ hy vọng rằng những đội hình lớn của những máy bay ném bom hạng nặng B-17 và B-24 bay ở tầm cao, mỗi chiếc được trang bị 10 khẩu súng máy, có khả năng tự bảo vệ chúng trước các máy bay tiêm kích và các hệ thống phòng không của quân Đức mà không cần máy bay hộ tống. Nhưng một số người đã quên rằng, đối với Không quân Đức lúc bấy giờ, họ có pháo hạng nặng, tên lửa không đối không và có khả năng bắn hạ những chiếc máy bay này. 

P-51 Mustang
 

P-51 Mustang
 

Những chiếc máy bay ném bom của Mỹ đã bị tổn thất nặng nề; vào tháng 10/1943, chỉ tính riêng cuộc ném bom xuống các nhà máy sản xuất vòng bi tại Schweinfurt, Đức, đã khiến 20% số máy bay ném bom bị mất. Tổn thất cao như vậy làm cho Mỹ không thể tiếp tục thực hiện các cuộc không kích tầm xa mà không có máy bay tiêm kích theo hộ tống.

 

Giải pháp ban đầu đối với tình huống trên là bổ sung thêm các máy bay hộ tống. Tuy nhiên, máy bay tiêm kích cơ bản của Mỹ ở châu Âu, P-47 Thunderbolt, dù có ít nhiều lợi thế khi đối đầu với không quân Đức, không đủ tầm bay xa để hộ tống những máy bay ném bom. Trong khi đó, những máy bay tiêm kích P-38 Lightning vốn có đủ tầm bay xa để hộ tống các máy bay ném bom, nhưng chúng không phù hợp cho tác chiến trên cao và chỉ hiện diện với số lượng rất hạn chế trên mặt trận châu Âu. Do vậy, các nhà chính trị quan liêu của phương Tây đã trì hoãn việc sử dụng những máy bay ném bom, nhưng sau đó, Đức đã tấn công những chiếc Thunderbolt và buộc họ tiếp tục thực hiện kế hoạch ném bom.

 

Với P-51 Mustang, chiến đấu cơ ban đầu bị chỉ trích vì có hiệu suất bình thường cho đến khi được tích hợp động cơ Merlin của Anh. Nó trở nên linh hoạt, nhanh nhẹn, có hỏa lực mạnh và quan trọng nhất, phạm vi hoạt động của nó vào khoảng 2.500km, có nghĩa là nó có thể hộ tống các máy bay ném bom bay đến tận Đông Âu.

 

Không nặng và chắc như Thunderbolt, P-51 nhẹ và mỏng manh hơn, với một động cơ làm mát bằng nước dễ bị tổn thương, nhưng Mustang đẩy không quân Đức vào thế tiến thoái lưỡng nan; các máy bay đánh chặn của Đức cần phải có pháo hạng nặng và tấm giáp để bắn hạ máy bay ném bom hạng nặng, nhưng điều đó lại khiến chúng chậm chạp và trở thành “con mồi” dễ dàng cho Mustang vốn nhanh nhẹn. Nếu không có Mustang, chiến dịch ném bom của Mỹ có thể đã bị tiêu tan, do đó chiến tranh sẽ bị kéo dài.

 

F-4U Corsair

 
F-4U Corsair

F-4U Corsair 

 

Máy bay chiến đấu này được quân Nhật gọi là “tiếng sáo tử thần” (Whistling Death). Được lấy cảm hứng từ bộ phim truyền hình dài tập "Baa Baa Black Sheep", F-4U là một máy bay chiến đấu tương đối lớn với một hình dáng đặc biệt như có cánh giống cánh của con mòng biển và một động cơ lớn, mạnh mẽ.

 

Nó được thiết kế như một máy bay chiến đấu của Hải quân, nhưng vì có tốc độ rất nhanh, nên nó không thể hạ cánh trên tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Vì vậy, Corsair được biên chế cho Thủy quân lục chiến Mỹ ở Thái Bình Dương. Với tốc độ và khả năng cơ động, đặc biệt rất đáng gờm trong các cuộc không chiến trên cao và bổ nhào, Corsair nhanh chóng chứng minh nó có khả năng vượt trội hơn các máy bay chiến đấu của Nhật Bản. Sau năm 1945, nó phục vụ như một máy bay chiến đấu-ném bom ở Hàn Quốc trong khi người Pháp sử dụng chúng ở Điện Biên Phủ, Việt Nam năm 1954.

 

Một chủ đề yêu thích của những người đam mê máy bay chiến đấu là liệu Corsair có tốt hơn so với Mustang hoặc Thunderbolt. Với tầm hoạt động khoảng 1500km, Corsair không bay xa bằng Mustang, nhưng nó vẫn có thể hộ tống cho các nhiệm vụ ném bom.

 

(Còn tiếp)

 

Theo Công Thuận

Tin tức