1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Chân dung quyền lực mới hé lộ của Hillary Clinton (P1)

Tờ New York Times vừa hé lộ loạt tài liệu được giải mật mới nhất vẽ nên một chân dung quyền lực của cựu đệ nhất phu nhân Nhà Trắng Hillary Clinton và tham vọng trở lại Nhà Trắng trong nhiệm kỳ bầu cử Tổng thống sắp tới của bà.

Hillary Clinton
Hillary Clinton
 
Vào những năm 1970, Hillary Rodham là một luật sư trẻ cho ủy ban Watergate (Uỷ ban điều tra vụ bê bối nghe lén của Tổng thống thời đó là Richard Nixon, được gọi là vụ Watergate. Vụ việc này đã khiến Nixon phải từ chức – ND). Một đêm nọ, khi đi nhờ xe với ông chủ của cô - Bernard Nussbaum, trước khi vào nhà, cô nói muốn giới thiệu ông với bạn trai của mình.

“Bernie, anh ấy sẽ trở thành tổng thống của Hoa Kỳ”, Hillary hồ hởi.

Táo bạo và ngạo mạn

Ông Nussbaum, lúc đó đang bị căng thẳng bởi áp lực của thời kỳ hỗn loạn, đã nhạo báng sự ngây thơ táo bạo của cô. "Hillary, đó là điều ngu ngốc nhất", ông hét lên. Cô hét lên trả lại: “Ông không biết mình đang nói về cái quái gì đâu!”.
Cô nói, và sau đó bắt đầu chửi thề với ông. "Chúa ơi, rồi cô ấy bắt đầu chửi bới tôi. Cô ấy chui ra khỏi xe và đóng sầm cửa lại, rồi lao vào trong tòa nhà." Bernard Nussbaum nhớ lại.

Cuối cùng, hóa ra Hillary đúng và ông Nussbaum đã sai. Bà Rodham, người sau này đã kết hôn với bạn trai đầy tham vọng của mình - Bill Clinton, đã luôn tin rằng cuộc sống đó sẽ đưa bà đến Nhà Trắng. Và giờ đây, bà đang tìm kiếm cơ hội quay lại Nhà Trắng, không phải với tư cách người bạn đời của Tổng thống, mà là với tư cách Tổng thống của chính bà.

Trong vài tháng qua, khi bà Clinton chuẩn bị cho một chiến dịch tranh cử tổng thống sẽ diễn ra năm 2016. Bà thường định hình những năm tháng sống trong Nhà Trắng của mình như một thời kỳ mà giống bao bà mẹ đang đi làm khác, bà phải khéo léo cân bằng giữa yêu cầu chăm con nhỏ và duy trì sự nghiệp.
 
Hillary Clinton

Bà nổi lên từ cuộc chiến về đạo luật chăm sóc sức khoẻ và vụ Whitewater với hình tượng một chính trị gia cẩn trọng và dày dạn chinh chiến.

Bà nói về việc đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ trên toàn cầu, hỗ trợ chồng trong suốt những năm nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, và tìm cảm hứng từ hình mẫu đệ nhất phu nhân Eleanor Roosevelt (vợ của Tổng thống Franklin Roosevelt – ND), để đứng vững giữa những cuộc công kích mang tính chất cá nhân.

Sau quãng thời gian làm đệ nhất phu nhân, bà Clinton chỉ để lại một đống lộn xộn, đôi khi là những cơn tức giận và thường giao thiệp một cách vụng về chính trị với những thành viên đảng Cộng hòa trong Quốc hội và phụ tá Nhà Trắng.

Giờ đây, việc công bố khoảng 6.000 trang về các cuộc phỏng vấn cực kỳ thẳng thắn với hơn 60 cựu thành viên của chính quyền Clinton đã vẽ nên một bức chân dung nhiều sắc thái của một đệ nhất phu nhân đã từng rất ghê gớm và không phải lúc nào cũng khôn ngoan về mặt chính trị.

Những thành công và thất bại của bà được phơi bày trong sử ký bằng lời của nhiệm kỳ tổng thống của ông Clinton, do Trung tâm Miller tại Đại học Virginia công bố vài tháng trước. Trung tâm này đã tiến hành chép sử bằng lời của mỗi đời tổng thống kể từ Jimmy Carter, thông qua phỏng vấn các thành viên chủ chốt của nội các và sau đó niêm phong các bản ghi âm này trong nhiều năm sau đó.

Nhưng hơn bất kỳ điều gì khác, tư liệu của những cuộc phỏng vấn này không chỉ cho chúng ta thấy rõ quá khứ mà còn mường tượng ra tương lai.

Đầy tham vọng

Đấy là những năm tháng học hỏi để trưởng thành của bà Clinton, một thời kỳ táo bạo và ngạo mạn. Nó đánh dấu sự trưởng thành của Hillary từ một luật sư trẻ cứng đầu, thần tượng vị hôn phu của mình trở thành một nhân vật chính trị với đầy đủ phẩm tính cần thiết.

Bà nổi lên từ cuộc chiến về đạo luật chăm sóc sức khoẻ và vụ Whitewater với hình tượng một chính trị gia cẩn trọng và dày dạn chinh chiến, cùng với hiểu biết sâu về cách thức hoạt động của Washington
 
Giờ đây, ở tuổi 67, Hillary Clinton đã trở nên chừng mực
 Giờ đây, ở tuổi 67, Hillary Clinton đã trở nên chừng mực

Nhưng bà cũng trở nên thận trọng hơn đối với những dự án đầy tham vọng mà có thể không hợp lòng người (Hillary Clinton là kiến trúc sư của dự luật cải cách chăm sóc sức khoẻ đầy tham vọng trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Clinton. Dự luật này đã thất bại nặng nề ngay tại ngưỡng cửa Quốc hội – ND).

Giờ đây, ở tuổi 67, Hillary Clinton đã trở nên chừng mực, trong khi bà đã từng dữ dội, khó đoán với những cú châm chọc trong các cuộc họp kín và các phiên điều trần của Quốc hội. Hillary hiện bị chỉ trích như một người theo quan điểm trung dung và bị phe cánh tả thách thức.

Trong khi bà đã từng được cho là người đã thì thầm vào tai chồng những quan điểm tự do (đặc trưng của phe cánh tả - ND) để chống lại Hiệp định Tự do Thương mại Bắc Mỹ và cải cách toàn diện hệ thống phúc lợi.

"Bà ấy trở nên sắc sảo trong lĩnh vực chính trị hơn so với thời kỳ đầu năm 1993", theo lời Alan Blinder - từng là một nhà kinh tế của Nhà Trắng. "Tôi nghĩ rằng bà ấy đã học tập. Bà ấy thực sự thông minh. Bà sẵn sàng học hỏi, và biết đâu là sai lầm của mình".

(Còn tiếp)

Theo Hiếu Nguyễn / New York Times
Pháp luật Việt Nam

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm