Thận và Tiết niệu

Tra cứu bệnh / Thông tin chia sẻ

Dấu hiệu của bệnh thận

Thận là một trong những căn bệnh gây ra nhiều biến chứng phụ rất cao, do đó phải tìm ra dấu hiệu của bệnh càng sớm càng tốt trước khi quá muộn. Đau thận gây đau vùng hông, lưng, sát gần xương sườn, có thể gây sốt. Ngoài ra, sự thay đổi màu của nước tiểu cũng do bệnh tại thận.
Dấu hiệu của bệnh thận
Dấu hiệu của bệnh thận (Nguồn: Vinmec)

Thận là một trong những căn bệnh gây ra nhiều biến chứng phụ rất cao, do đó phải tìm ra dấu hiệu của bệnh càng sớm càng tốt trước khi quá muộn. Đau thận gây đau vùng hông, lưng, sát gần xương sườn, có thể gây sốt. Ngoài ra, sự thay đổi màu của nước tiểu cũng do bệnh tại thận.

Thận có chức năng lọc máu để thải chất độc tạo ra nước tiểu và tạo ra những nội tiết tố để điều hòa lượng nước tiểu và các ảnh hưởng đến huyết áp. Nước tiểu từ thận tạo ra rẽ theo hai ống dẫn là niệu quản, rồi chảy xuống bàng quang. Nước tiểu đọng lại đó vài tiếng đồng hồ rồi được đưa ra ngoài theo ống niệu đạo. Đối với nam giới, qua đường ống niệu đạo để ra ngoài còn có tinh dịch bao gồm tinh trùng do tinh hoàn sản xuất ra và các dịch của tuyến tiền liệt và túi tinh.


Các dấu hiệu của bệnh

Thông thường các bệnh nhân thường có dấu hiệu đau lưng liền kết luận bị sỏi thận. Tuy nhiên có 98% đau lưng không phải là do bệnh thận mà lại là do bệnh từ cột sống, lưng, thần kinh hoặc bệnh đau toàn thân. Các bệnh nhân bệnh cúm ngoài đau khắp mình thì vùng lưng đau dữ dội hơn. 2% đau lưng do bệnh thận thì chỉ có hơn 1% là do sỏi thận gây ra, còn lại là do viêm thận, bướu thận.

* Đau thận gây đau vùng hông lưng, sát gần xương sườn có thể kèm theo sốt.
* Đau sỏi thận, sỏi niệu quản gây ra những cơn đau dữ dội, đau từ sau lưng chạy xuống bộ phận sinh dục.

Xem nước tiểu đoán bệnh

Sự thay đổi mầu sắc và độ trong của nước tiểu có thể do ăn uống hoặc do một loại thuốc nào đó gây màu nước tiểu bị thay đổi. Một nguyên nhân khác là do bệnh tại thận vì đây là nơi sản xuất ra nước tiểu, hoặc tại bàng quang – ở nơi chứa nước tiểu. Màu nước tiểu bình thường có màu vàng từ nhạt tới hơi sẫm. Độ vàng tuỳ thuộc vào nồng độ chất mochorome trong nước tiểu. Đây là một chất thoái hóa của hemoglobin. Nếu cơ thể có ít nước cung cấp vào hoặc lao động nhiều mà không uống đủ nước thì nước tiểu có màu vàng sẫm. Có khi màu nước tiểu lại chỉ hơi đục đục, nhất là khi đi tiểu vào buổi sáng. Các hiện tượng này chứng tỏ rằng nước tiểu bị kềm hóa nhẹ nên các tinh thể nhất phát dễ đọng lại. Uống nhiều nước hoặc uống bổ sung 2 viên Chdoramonic vào buổi tối để nước tiểu trong lại. Màu nước tiểu còn có thể bị vẩn đục do nước tiểu có máu. Tốt nhất nên đi khám bác sỹ chuyên khoa, xét nghiệm nước tiểu, cấy nước tiểu, cấy dịch niệu đạo tìm vi trùng, làm siêu âm, chụp Xquang... để tìm ra nguyên nhân gây nên các triệu chứng trên.

Sau khi tìm ra các nguyên nhân để từ đó có cách điều trị khác nhau và hiệu quả. Nếu có triệu chứng tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, tiểu són là những triệu chứng của bệnh tại bàng quang hay niệu đạo chứ không phải của bệnh do thận. Nguyên nhân thường gặp nhất là viêm bàng quang ở phụ nữ và trẻ em, còn đối với nam giới là viêm niệu đạo, bướu tuyến tiền liệt, nhất là đối với bệnh nhân trên 50 tuổi.

Ảnh hưởng đến sinh lý?

Đôi khi người ta lầm tưởng rằng yếu sinh lý hoặc có bất kỳ những trục trặc nào trong chuyện tình dục đều là do suy thận. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy mà là do mạch máu đến bộ phận sinh dục bị hẹp tắc do thần kinh điều khiển tại chỗ hoặc trên não bị trục trặc. Chính vì vậy mà chẩn đoán và điều trị yếu sinh lý là một vấn đề tế nhị và phức tạp. Yếu sinh lý gồm các nhóm bệnh sau: rối loạn ham muốn (mất hoặc giảm ham muốn), rối loạn cương, rối loạn xuất tinh (có thể là xuất tinh sớm hoặc không xuất tinh), rối loạn cảm giác (không có khoái cảm hoặc bị đau khi lên đến đỉnh điểm), khả năng thụ thai thấp. Mỗi một nhóm bệnh lại được thành những nhóm nhỏ hơn, tương ứng với những bệnh khác nhau, mỗi bệnh có cách điều trị riêng. Các bệnh do suy thận cũng sẽ được chẩn đoán và điều trị theo kết quả của bác sĩ.

Như vậy, phù thận có thể do thận, bệnh thận cũng ít khi gây đau lưng, còn yếu sinh lý thì hoàn toàn không phải do thận yếu. Nếu không bị phù thì cách phòng bệnh thận tốt nhất hiện nay là uống nhiều nước, đặc biệt là khi làm việc ngoài nắng, trong môi trường nóng nực, tập thể thao, lao động nặng. Nếu trong sinh hoạt hàng ngày, cứ 6-7 tiếng mới thấy buồn đi tiểu và nước tiểu có mầu vàng sẫm thì chắc chắn cơ thể bạn chưa được cung cấp đủ nước. Vì vậy cần uống nhiều nước, ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày.

(Theo Báo Thanh Nien online)

Nguồn : Vinmec
Thông tin liên quan
Công nhân ngành thép dễ bị sỏi thận

Công nhân ngành thép dễ bị sỏi thận

Những người làm việc trong ngành thép thường xuyên phải ở môi trường nhiệt độ cao rất dễ bị sỏi thận và tiết niệu. Nguyên nhân là do sự thiếu hụt citrate - một loại muối của axit citric.
Phối hợp 3 kỹ thuật hiện đại điều trị thành công sỏi tiết niệu đa vị trí

Phối hợp 3 kỹ thuật hiện đại điều trị thành công sỏi tiết niệu đa vị trí

(Dân trí) - Các bác sĩ khoa Ngoại thận, tiết niệu TCI đã điều trị thành công trường hợp sỏi phức tạp đa vị trí ở cả hai thận và niệu quản, trong đó có sỏi san hô kích thước...
Tiểu máu, người đàn ông phải cắt thận: Bác sĩ chỉ ra thói quen "chết người"

Tiểu máu, người đàn ông phải cắt thận: Bác sĩ chỉ ra thói quen "chết người"

(Dân trí) - Bác sĩ cảnh báo, người hút thuốc lá và uống cà phê quá nhiều cũng làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh ác tính có thể dẫn đến biến chứng phải cắt thận và niệu quản, nguy...
Nước tiểu nhiều bọt: Cảnh giác 5 bệnh nguy hiểm

Nước tiểu nhiều bọt: Cảnh giác 5 bệnh nguy hiểm

(Dân trí) - Nước tiểu nhiều bọt không phải lúc nào cũng đáng lo, nhưng nó có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm mà cơ thể đang cố gắng cảnh báo.
Người mẹ san sẻ một phần cơ thể để con trai được sống cuộc đời trọn vẹn

Người mẹ san sẻ một phần cơ thể để con trai được sống cuộc đời trọn vẹn

(Dân trí) - Thấy cảnh người con trai duy nhất trong nhà phải chạy thận nhân tạo 3 lần/tuần, cuộc sống gần như gắn liền với bệnh viện, máy chạy thận, người mẹ 42 tuổi (Hà Nội) không khỏi xót...
Thông tin chia sẻ
Điều trị viêm cầu thận

Điều trị viêm cầu thận

Em xét nghiệm nước tiểu có Protein niệu: 3g/ L và điều trị medrol 16mg có giảm, xét nghiệm protein niệu và protien 24h về âm tính. Sau đó, do không duy trì giảm liều điều trị kéo dài được...
Dấu hiệu của bệnh thận

Dấu hiệu của bệnh thận

Thận là một trong những căn bệnh gây ra nhiều biến chứng phụ rất cao, do đó phải tìm ra dấu hiệu của bệnh càng sớm càng tốt trước khi quá muộn. Đau thận gây đau vùng hông, lưng, sát...
Các bệnh thường gặp ở thận

Các bệnh thường gặp ở thận

Thận là cơ quan đảm nhận nhiều nhiệm vụ giúp cơ thể duy trì sự sống như: lọc máu, duy trì cân bằng muối và điện giải trong máu, điều chỉnh huyết áp,... Các bệnh ở thận như viêm cầu...
Điều trị viêm bể thận như thế nào?

Điều trị viêm bể thận như thế nào?

Chào bác sĩ. Em có tất cả triệu chứng của Viêm bể thận. Những triệu chứng đó là sốt, đôi khi sốt cao, lạnh run, ăn uống kém, mệt mỏi, đau thắt lưng, đau cạnh hông và vùng khớp háng,...
Thận ứ nước là bệnh gì?

Thận ứ nước là bệnh gì?

Thận ứ nước có thể gây suy giảm chức năng của thận và làm tổn thương cấu trúc tế bào thận. Những tổn thương này có thể phục hồi trong một vài ngày, thận ứ nước cấp tính.