Phản hồi bài viết: Bồ của chồng gọi điện cầu cứu tôi

Không cần “cao thượng” như hoa hậu

(Dân trí) - Đừng đem ba từ “đức hi sinh” của thời đại những năm 70 để ràng buộc cho cuộc đời hiện tại. Cái tư tưởng thâm căn cố đế hi sinh vì chồng, vì con ăn sâu bén rễ đã hủy hoại biết bao cuộc đời người phụ nữ.

Tôi vô cùng khó chịu mỗi khi cô hoa hậu nào đó trả lời phần thi ứng xử rằng phẩm chất cao đẹp nhất của người phụ nữ Việt Nam là đức hi sinh. Nếu đức hi sinh giúp cho vị thế của người phụ nữ trở nên kiêu hãnh hơn thì tôi cổ súy. Chứ tại sao ích kỉ đem ba từ đó áp đặt lên một cuộc đời đang mòn mỏi, khổ sổ, ngập ngụa trong vũng bùn lầy.

 


Hạnh phúc ở phía cuối con đường (Ảnh: Phạm Hoàng Cương).

Hạnh phúc ở phía cuối con đường (Ảnh: Phạm Hoàng Cương).

 

Câu chuyện của chị thực sự là một bi kịch, có thể nói là bi kịch đau đớn nhất của một cuộc hôn nhân: “đồng sàng dị mộng”. Chị ghê tởm người chồng nhưng không đủ mạnh mẽ, quyết đoán để bước ra khỏi cái cuộc đời đau đớn ấy. Sao lại phải sống khổ sở thế?

Chị có thể chịu đựng một năm, thậm chí vài năm nhưng liệu có yên ổn mãi để sống cả đời. Chị có từng nghĩ, khi đứa con lớn lên, nó sẽ đau đớn thế nào khi biết người mẹ của nó, vì nó mà phải nhẫn nhục chịu đựng một người cha khốn nạn và tệ bạc. Để rồi thay vì trao cho con sự biết ơn, chị vô tình đem lại cho con áp lực, day dứt.

Chị ạ, hãy sống cho mình, vì mình và không cần thiết phải cảm thấy áy náy vì cô người tình trẻ của chồng. Bởi vì nghiệp duyên do cô ấy tạo thì cô ấy phải là người tự tháo gỡ!

Đừng sợ không có chồng, hãy sợ có chồng mà đau khổ. Đừng có sợ con không cha, hãy sợ có cha mà làm gương xấu!

Phản hồi của độc giả Diễm Ly

Mọi ý kiến phản hồi của độc giả được đăng thành bài trên trang "Tình yêu - Giới tính" sẽ nhận nhuận bút từ Tòa soạn. Trân trọng.

 

Không cần “cao thượng” như hoa hậu - 2