Bill Gates: “Ai cần trường Đại học khi chúng ta đã có Internet?”

Bill Gates không chỉ nổi tiếng là nhà sáng lập của một trong những công ty có giá trị lớn nhất thế giới mà còn nổi tiếng bởi ông đã bỏ dở việc học từ năm thứ 3 Đại học. Ông từng cho rằng “Ai cần trường Đại học khi chúng ta đã có Internet?".

Bill Gates: “Ai cần trường Đại học khi chúng ta đã có Internet?”

Bill Gates đóng vai trò quan trọng trong việc đưa công ty mình lên vị trí thống trị trong nền công nghiệp hệ điều hành và mở rộng thị trường vào các ngành khác. Kể cả khi đã gần như nghỉ hưu, ông vẫn tích cực tham gia vào các hoạt động của Microsoft và nhiều hoạt động từ thiện. Gần đây, ông còn đang tham gia giúp đỡ thiết kế lò phản ứng hạt nhân.

Thành công như vậy nhưng có thể thấy ông không phải là một fan hâm mộ cho việc học đại học. Mặc dù ông đã nhận được bằng tốt nghiệp danh dự từ Đại học Harvard - nơi ông bỏ dở hơn 30 năm trước đó, bài phát biểu của ông tại buổi lễ Techonomy 2010 lại chỉ trích hệ thống đại học hiện nay.

Bill Gates: “Ai cần trường Đại học khi chúng ta đã có Internet?”

Bill Gates cho rằng đại học ngày càng khó để vào và việc đến giảng đường sẽ trở nên không còn quan trọng như bây giờ. Sinh viên sẽ tự học bài của mình trên mạng và việc phải đến giảng đường sẽ ngày càng thưa thớt đi, vì vậy các trường đại học sẽ cần phải giảm bớt số giờ sinh viên lên giảng đường.

Ông nói bản thân mình cũng không mong đợi thay đổi lớn đến vậy sẽ xảy ra ngay lập tức. Nhưng ông cũng chỉ ra những chương trình học nhập vai như Knowledge is Power là những ví dụ xuất sắc nhất trong việc thúc đẩy trẻ em học tập một cách hiệu quả. Bill Gates nhấn mạnh: “Nếu bạn muốn khiến các đứa trẻ lớp 5 nghĩ rằng “Ôi học thật là vui, mình sẽ học cùng với các bạn khác nữa” thi bạn cần những đứa trẻ đó dành ra 80% thời gian của chúng học chương trình của bạn, và đó là những gì mà Knowledge is Power làm được”.

Bill Gates: “Ai cần trường Đại học khi chúng ta đã có Internet?”

Dự đoán của Bill Gates về việc phương thức giảng dạy trực tuyến sẽ thay thế phương thức giảng dạy truyền thống trên giảng đường không hề vô lý khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển như hiện nay. Xu hướng học trực tuyến cũng đã không còn xa lạ trên thế giới và được chứng minh có hiệu quả tương đương hoặc hơn phương pháp đào tạo truyền thống. Phương thức này hiện đang bùng nổ ở các nước Đông Nam Á, đặc biệt mà Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.

Lý do khiến việc học trực tuyến ngày càng được ưa chuộng là học viên có thể chủ động đến mức tối đa việc học của mình. Không còn bị gò bó về thời gian và địa điểm lên lớp, với học trực tuyến, học viên ở mọi độ tuổi có thể học vào bất cứ lúc nào và bất cứ đâu họ thích; cùng với một nguồn tài nguyên dồi dào.

Hiện nay ở Việt Nam cũng đã có chương trình học cử nhân trực tuyến Topica. Chương trình này được giảng dạy bởi gần 1000 giảng viên là những doanh nhân thành đạt và giàu kinh nghiệm trong việc quản lý và vận hành doanh nghiệp. Đây cũng là chương trình đào tạo đầu tiên ở Việt Nam sử dụng công nghệ 3D Second Life vào việc giảng dạy, cho phép sinh viên nhập vai vào thế giới ảo và làm cho bài học trở nên sống động, trực quan và dễ tiếp thu hơn.

Sau khi tốt nghiệp với Topica, không chỉ 97% sinh viên có việc, mà 34% tìm được công việc mới ưng ý hơn. Trong đó, 100% tăng lương với mức tăng trung bình 16.1%, gấp rưỡi mức tăng lương trung bình tại VN năm 2013 - theo nghiên cứu của công ty Towers Watson.

Thông tin về chương trình cử nhân trực tuyến có thể tham khảo tại đây.