Người lính Trường Sơn mắc cúm A/H1N1 đã về với đất mẹSốc và bàng hoàng khi chúng tôi nhận tin bác Phùng Viết Hùng trong bài viết: “Hãy chung tay chống chọi với căn bệnh quái ác cùng người lính Trường Sơn” đã mãi mãi ra đi cách đây 3 ngày. Bác đã không thể trụ vững được trước sự tàn phá khủng khiếp của căn bệnh cúm A/H1N1.
Mã số 3313: Hãy chung tay chống chọi với căn bệnh quái ác cùng người lính Trường Sơn!Đúng chất của người lính Trường Sơn từng vào sinh ra tử, trong căn phòng cách li đặc biệt của khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai, bác Hùng vẫn đang gắng gượng những hơi thở cuối cùng để chống chọi với căn bệnh quái ác cúm A/H1N1... 100 triệu đồng nữa thôi sẽ đưa bác Hùng thoát khỏi lưỡi hái tử thần nhưng gia đình bác đầy bất lực.
Gần 23 triệu đồng tiếp tục trao tặng đến gia đình người lính Trường Sơn nhiễm cúm A/H1N1Mặc dù bác Hùng đã không còn nữa, nhưng món quà của bạn đọc báo Dân trí vẫn được gửi đến gia đình như một nén hương thơm thành kính trước vong linh người lính Trường Sơn vừa qua đời vì nhiễm cúm A/H1N1.
Người lính Trường Sơn mắc cúm A/H1N1 được bạn đọc Dân trí giúp đỡ hơn 60 triệu đồngBất ngờ bị mắc cúm A/H1N1 khiến bác Phùng Viết Hùng - người lính Trường Sơn của tuyến đường huyền thoại 559 phải nhập viện trong tình cảnh khẩn cấp. Được sự chung tay, giúp đỡ của bạn đọc Dân trí, gia đình bác nhận số tiền 60.230.000 đồng theo danh sách kết chuyển tuần 4/4.
Ký ức người lính Trường Sơn: Cung đường nào cũng để lại nhiều kỷ niệm2 giờ sáng trong căn hầm tối mịt, tỉnh dậy tôi mới biết mình còn sống, nhìn sang bên cạnh thấy hai đồng đội thân thể đã cứng đờ. Tôi cố gắng gọi tên họ lần cuối rồi vuốt mặt cho đồng đội an nghỉ…
Cả tháng chỉ ăn măng rừng vẫn tải không thiếu một hạt gạo cho chiến trườngTrên con đường tiếp tế cho chiến trường miền Nam, những người lính Trường Sơn có khi hàng tháng trời chỉ ăn rau và măng rừng, nhưng họ vẫn vận chuyển không thiếu 1 hạt gạo cho chiến trường. Câu chuyện đó vẫn được nhiều thế hệ lính Trường Sơn nhắc lại mỗi lần có dịp hội ngộ.
“Trường ca đỏ - Ước vọng xanh”Được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 63 năm ngày Thương binh Liệt sĩ, đêm thơ nhạc <i>Trường ca Đỏ</i> đã tạo nên sự cộng hưởng những âm bản khát vọng của 4500 người lính Trường Sơn, người lính tình nguyện trên đất nước bạn Lào, Campuchia.
Về Kon Tum thưởng thức “tiệc lá rừng”Với một ít ba chỉ xắt mỏng, da heo thái sợi trộn thính, ít tôm rang làm nhân mà bữa rượu của hai người lính Trường Sơn say nồng, những câu chuyện cũ được kể lại mà vẫn hừng hực chất “lính”. Bữa “tiệc lá” kia có lẽ vì thế mà ngân ngấn thêm vị của “kí ức”...
Gặp lại 3 cô ở trạm “9 cô”35 năm sau chiến tranh đủ để xóa đi nhiều thứ, song cái tên “Trạm 9 cô” cùng những con người gắn cả tuổi thanh xuân với binh trạm ấy thì mãi mãi vẫn tươi nguyên trong ký ức của những người lính Trường Sơn thuở nào.
Đào Duy Phúc: Làm nghệ thuật không phiêu lưu thì… buồn!“Tôi sẽ cố gắng tái hiện một câu chuyện cảm động, hấp dẫn về những người lính Trường Sơn, những người lính trẻ chưa một lần cầm tay con gái, chưa một lần được hôn”, đạo diễn Đào Duy Phúc tâm sự trước giờ bấm máy phim Sinh mệnh.
Nhà thơ Phạm Tiến Duật với bài thơ "Vòng trắng"Nói đến Văn học Trường Sơn là nói đến Nhà thơ Phạm Tiến Duật và ngược lại, nói đến Phạm Tiến Duật là nói đến Văn học Trường Sơn. Với những bài thơ đặc sắc như “Trường Sơn đông, Trường Sơn tây”, “Tiểu đội xe không kính”, “Gặp em cô thanh niên xung phong”… Phạm Tiến Duật đã khắc họa đời sống giản dị song đầy tinh thần bất khuất của những người lính Trường Sơn năm xưa, đồng thời mô tả sự khốc liệt của chiến tranh.
"Mắt thần" miền Trung dưới chân đỉnh Hải VânSơn Chà hay Hòn Chảo là một đảo nhỏ, hoang sơ nằm dưới chân đỉnh Hải Vân. Nơi đây có những người lính biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế ngày đêm canh gác, bảo đảm chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.