Startup Việt: Nhìn lại một năm đầy tự hào và niềm tin chiến thắng trong năm 2017

2015 – 2016 chứng kiến những nỗ lực vượt bậc của startup Việt. Bên cạnh những doanh nghiệp kêu gọi vốn đầu tư thành công, nhiều startup chính thức ra nhập thị trường với những sản phẩm đột phá và tăng khả năng cạnh tranh, thông qua việc mở rộng quy mô theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại và quy mô hơn. Dịp cuối năm, thị trường Việt Nam cũng đón nhận không ít những thông tin nóng hổi.

Nhìn lại một năm đầy bản lĩnh của Startup Việt

Tháng 4/2016, thương vụ đình đám giữa CTCP VNG (Vinagame) và Tiki được coi như một điểm sáng đối với thị trường thương mại điện tự vốn có nhiều thăng trầm trong 2 năm qua. Với số vốn đầu tư khổng lồ trị giá gần 500 tỷ đồng từ VNG, Tiki tiến hành mở rộng quy mô, cải thiện cơ sở hạ tầng và gia tăng nhân lực. Dù thua lỗ gần 160 tỷ đồng tính đến thời điểm hiện tại, doanh nghiệp tiềm năng vẫn ngẩng cao đầu với những thành tựu mình đã gặt hái được: đơn hàng tăng liên tục, mở rộng bán tới 300.000 sản phẩm thuộc 16 ngành hàng, lọt top 30 website có lượng người truy cập nhiều nhất tại Việt Nam với vị trí 28,…Với những doanh nghiệp non trẻ hơn, năm 2016 cũng là năm “ra khơi” thành công với nhiều sản phẩm công nghệ đột phá như ứng dụng thiết kế đồ họa DesignBold, dịch vụ ngân hàng số Timo,...

Startup Việt: Nhìn lại một năm đầy tự hào và niềm tin chiến thắng trong năm 2017 - 1

Ở một góc nhìn khác tại thị trường bất động sản, chuỗi không gian làm việc chung (coworking space) Toong đã gọi vốn thành công series A và nhận được khoản đầu tư có giá trị hơn 1 triệu USD từ Openasia - tập đoàn có hơn 20 năm kinh nghiệm đầu tư và kinh doanh trên 7 lĩnh vực tại Việt Nam, chỉ sau 07 tháng khởi nghiệp. Không chỉ vậy, Toong là doanh nghiệp đầu tiên nhân rộng được mô hình này rộng khắp toàn Việt Nam khi sở hữu 05 địa điểm toàn mạng lưới

Startup Việt: Nhìn lại một năm đầy tự hào và niềm tin chiến thắng trong năm 2017 - 2

2017 – sân chơi khốc liệt không dành cho những tay chơi “yếu ớt”

Năm 2017 được dự đoán sẽ là một cuộc so găng căng thẳng giữa các startup. Sức ép từ thị trường và sự gia tăng các cơ hội đầu tư quốc tế là bàn đạp để các doanh nghiệp tập trung phát triển sản phẩm và dịch vụ một cách toàn diện.

Cán mốc 60 triệu người dùng tính đến tháng 9/2016, chính thức thâm nhập thị trường Myanmar với 2 triệu người dùng sau 4 tháng hoạt động, Zalo - “Sản phẩm công nghệ thành công nhất của Việt Nam” tiếp tục nuôi hi vọng cạnh tranh với mạng xã hội Facebook. Đây không phải là ước mơ xa vời, bởi ứng dụng OTT đang tiếp tục phát triển, sự phổ thông hóa và phần mềm mạnh ngày được đầu tư mở rộng.

Tại địa điểm thứ 5 tại TP.Hồ Chí Minh, Toong bắt tay hợp tác với đại gia bất động sản đến từ Singapore – The CapitaLand. Toong - The Oxygen tại TP.Hồ Chí Minh sẽ là phát súng đầu tiên của doanh nghiệp này khi nuôi tham vọng mở rộng mạng lưới tại thị trường miền Nam, sau khi sau khi hoàn tất mạng lưới 3 cơ sở tại Hà Nội và với Vườm ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng phát triển DNC Coworking Space,....

Hình ảnh bên ngoài khu thương mại The Oxygen nơi TOONG sẽ đặt cơ sở thứ 5 trong hệ thống
Hình ảnh bên ngoài khu thương mại The Oxygen nơi TOONG sẽ đặt cơ sở thứ 5 trong hệ thống

Sự trưởng thành của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập văn hóa toàn cầu và tốc độ đô thị hóa là cơ hội cho các doanh nghiệp tận dụng các nguồn lực, kinh nghiệm, giao lưu hợp tác để phát triển toàn diện. Thành tựu mà nhiều startup không chỉ là minh chứng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ, mà đó là điểm sáng cho cộng đồng các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam tiếp tục tin tưởng vào tiềm năng phát triển của mình trong bối cảnh kinh tế mới.

PV