SPLENDORA & đồng tiền Việt: bài toán ngược?
"Mới đây, với chủ trương “làm đúng luật” và hưởng ứng chính sách quản lý vĩ mô về ngoại hối của chính phủ, chúng tôi đã công bố kế hoạch ký kết hợp đồng mua bán nhà tại dự án Bắc An Khánh – Splendora bằng tiền đồng tới khách hàng."
Ngày 11/02/2011, tỷ giá VND/USD tăng 9.3% đang tạo ra các phản ứng nhiều chiều từ phía các doanh nghiệp. Việc tăng tỷ giá mạnh sau Tết có thể coi là một trong những hệ quả của những bất ổn về tiền tệ trong năm 2010. Điều này sẽ tác động mạnh tới những ngành hàng vốn vẫn quen được niêm yết và giao dịch bằng tiền đô. Nhân dịp đầu xuân Tân Mão, chúng tôi có buổi trao đổi với ông Kwak Won Kap, Tổng giám đốc Công ty Liên doanh TNHH Phát triển đô thị mới An Khánh – chủ đầu tư dự án Bắc An Khánh – Splendora về tác động của việc tăng tỷ giá tới thị trường bất động sản – một kênh đầu tư từ lâu vẫn được coi là an toàn trong bối cảnh giá vàng biến động và chứng khoán chùng xuống.
Thưa ông, ông đánh giá thế nào về thực trạng của việc niêm yết giá bằng tiền đô trên thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay?
- Trước hết, tôi phải nói rằng việc niêm yết giá bất động sản tại Việt Nam bằng ngoại tệ là chưa đúng luật. Theo Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 thì các giao dịch thông thường trên lãnh thổ Việt Nam phải sử dụng tiền đồng. Tuy nhiên, trên thực tế việc nhiều doanh nghiệp sử dụng đồng USD làm cơ sở thanh toán đã trở nên phổ biến đến mức chính bên bán và bên mua không biết mình phạm luật. Tình trạng này hiện diễn ra ở hầu khắp dự án có yếu tố nước ngoài - nơi tập trung phần lớn nguồn cung căn hộ trong tổng cung của thị trường. Có thể nhìn nhận đây là một hệ quả đương nhiên trước những biến động của nền kinh tế trong thời gian gần đây.
Ông vừa có nói đến việc thanh toán của những dự án này phụ thuộc và chịu sự tác động rất nhiều của tỷ giá. Vậy theo ông, việc Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố thay đổi tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ mức 18.932 đồng/USD lên 20.693 đồng/USD (mức tăng 9,3%) có ảnh hưởng như thế nào tới thị trường bất động sản Việt Nam?
Ông có thể nói rõ hơn về tác động của việc tăng tỷ giá này đối với chủ đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn nước ngoài không?
Vậy, với tư cách là chủ đầu tư của dự án khu đô thị mới Bắc An Khánh Splendora - một trong những dự án lớn và “đình đám” nhất tại Hà Nội trong thời gian gần đây, doanh nghiệp của ông có định hướng gì trước vấn đề này không?
Là một doanh nghiệp đã từng lấy đồng đô Mỹ làm cơ sở thanh toán, chúng tôi đã trải qua và hiểu rất rõ những rủi ro mà khách hàng cũng như nhà đầu tư phải đối mặt trong thời điểm này. Mới đây, với chủ trương “làm đúng luật” và hưởng ứng chính sách quản lý vĩ mô về ngoại hối của chính phủ, chúng tôi đã công bố kế hoạch ký kết hợp đồng mua bán nhà tại dự án Bắc An Khánh – Splendora bằng tiền đồng tới khách hàng. Như thế, đồng nghĩa với việc chúng tôi đã đi ngược lại bài toán mà các chủ đầu tư khác áp dụng, đó là “bảo toàn vốn cho mình, rủi ro phần khách hàng”. Việc chấp nhận chia sẻ “rủi ro” trong cuộc chơi bảo toàn vốn này hi vọng sẽ góp phần vào nỗ lực ổn định đồng nội tệ và đem lại sự minh bạch hơn cho thị trường bất động sản.
Thưa ông, là một trong những doanh nghiệp đi tiên phong trong việc niêm yết giá bán nhà bằng tiền đồng, chắc không thế tránh khỏi những khó khăn, nhất là trong bối cảnh hiện nay?
Với quyết định này, tất nhiên chúng tôi sẽ đối mặt với không ít thách thức trước những sóng gió của thị trường tiền tệ hiện nay. Nhưng, là một dự án lớn và điển hình nhất ở phía Tây Hà Nội, thì tôi tin điều này lại giúp tạo dựng niềm tin vào sự cam kết dài lâu và ổn định của các chủ đầu tư – một hình ảnh gần đây không có được nhiều thiện cảm và thường bị lung lay bởi thị trường tiền tệ. Hi vọng, chúng tôi sẽ có thể “lôi kéo” nhiều chủ đầu tư khác tham gia niêm yết và chào giá bằng tiền đồng để khách hàng và các nhà đầu tư yên tâm “dốc vốn”, đem lại sự sôi động hơn cho thị trường bất động sản Việt Nam.
Xin cảm ơn những chia sẻ chân thành của ông!