Physiolac không bị cuốn vào “cơn lốc” tăng giá sữa
(Dân trí) - Trong khi các yếu tố chính tác động tới việc tăng giá sữa là nguyên liệu sữa, tỷ giá ngoại tệ, chính sách thuế không thay đổi, thì từ đầu năm đến nay nhiều hãng vẫn tăng giá. Physiolac - sữa bột nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp cam kết không tăng giá.
Nhìn nhận về việc tăng giá sữa, theo BS Phạm Gia Khải, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần dược phẩm Việt Nam (VNA) - đơn vị phân phối sản phẩm sữa Physiolac nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp cho rằng, chưa hội đủ các yếu tố để tăng giá sữa.
“Theo tôi nhìn nhận, riêng với công ty chúng tôi, chưa hội đủ các lý do để tăng giá sữa. Vì thực tế, 3 yếu tố chính để tác động đến giá sữa là giá nguyên liệu sữa, tỷ giá ngoại tệ, chính sách thuế đều không có gì thay đổi. Cụ thể, biên độ thay đổi tỷ giá không đáng kể.
Thứ hai là giá thuế nhập và giá sữa nguyên liệu trên thị trường thế giới không những không tăng mà có xu hướng giảm. Hiện nay, giá nguyên liệu sữa trên thế giới: Giá sữa giảm khoảng 10% so với cách đây 2 tháng (3.400USD/1 tấn), giờ giá này giảm xuống còn khoảng 3.100 - 3.200 /tấn. Còn về thuế, cách đây hai năm, thuế nhập sữa là 10%, nhưng hiện giờ chỉ còn 5%”, ông Khải nói.
Cùng quan điểm với ông Khải, nhiều chuyên gia cho rằng, đây là những yếu tố cơ bản để tác động tăng giá. Và trên thực tế, hầu hết các đợt tăng giá sữa của nhiều công ty sữa, đều lấy lý do chi phí tăng do nguyên liệu đầu vào, tỷ giá ngoại tệ tăng… để tăng giá.
Vậy đâu là nguyên nhân thực sự của việc tăng giá sữa, dù các yếu tố để tác động tới giá không hề thay đổi? Theo các chuyên gia, trong kinh doanh, việc tăng giá không chỉ gây bất lợi cho người tiêu dùng, mà chính công ty tăng giá có nguy cơ mất thị phần, khách hàng chung thành của họ vì giá leo thang quá cao.
Nhưng có thể do hệ thống quản lý quá cồng kềnh, người hưởng lợi trên đầu lon sữa quá nhiều nên buộc phải tăng giá sữa. Ngoài ra, tăng giá cũng là “mánh” đẩy hàng của các công ty sữa. Khi sản phẩm ra ngoài thị trường, bị tắc ở ngoài thị trường, không tiêu thụ được, các hãng sữa bắt đầu tung tin ra dư luận về việc tăng giá.
Lúc này, các đại lý khi nghe “phong phanh” về việc tăng giá liền ôm hàng nhiều vào để bán ra sẽ tăng lợi nhuận. Sau một đợt hàng được xả ra, lại thêm một đợt hàng mới và “chiến lược” tăng giá lại được tung ra để cả đại lý, khách hàng ôm hàng trước đó.
Đó cũng là lý do mà giá sữa thường tăng rất đều, thường 6 tháng tăng một lần và giá sữa không bao giờ đột ngột tăng mà luôn được các công ty tung ra dư luận trước đó để đánh vào tâm lý của các đại lý, người tiêu dùng.
“Mỗi hãng sữa có một chiến lược kinh doanh, quản lý khác nhau. Công ty chúng tôi lấy chiến lược là ổn định giá để giữ khách hàng chung thủy, đồng thời tối ưu hóa trong quản lý, tinh gọt bộ máy, giảm tối đa chi phí quảng cáo để một hộp sữa không phải gánh quá nhiều chi phí, tránh hiện tượng tăng giá đem lại bất lợi cho người tiêu giá.
Cùng trong môi trường kinh doanh, thập chí biến động của đồng EUR nhiều hơn USD, nghĩa là chúng tôi bị ảnh hưởng sớm nhất và nhiều nhất về biến động giá, nhưng chúng tôi thấy với giá đó, kinh doanh vẫn có lãi, vẫn đem lại các chương trình khuyến mại có lợi cho khách hàng”, ông Khải nói.
Nhờ chiến lược này mà trong hai năm qua kể từ khi sữa Physiolac vào thị trường Việt Nam, người tiêu dùng ngày càng tin tưởng và mặt hàng này ngày càng có thị phần trên thị trường. Trước “mánh” tăng giá của nhiều hãng sữa, các chuyên gia đưa ra lời khuyên, người tiêu dùng hãy là những người tiêu dùng thông thái, tìm những sản phẩm tốt, giá cả hợp lý.
Tú Anh