Ngành mía đường Brazil: Xứng danh “anh cả” ngành đường thế giới

Các yếu tố chính giúp Brazil trở thành nước sản xuất, xuất khẩu mía đường hàng đầu thế giới là chính sách hỗ trợ của nhà nước, công tác nghiên cứu giống mía và sử dụng hiệu quả công cụ quản lý nông nghiệp chính xác.

Mía là cây trồng công nghiệp lấy đường quan trọng của ngành công nghiệp đường. Đường là nguyên liệu quan trọng cho các ngành chế biến thực phẩm, là chất điều vị trong bữa ăn hàng ngày, và là chất cung cấp năng lượng cho cơ thề. Công nghiệp đường tuy có từ lâu đời nhưng 200 năm gần đây mới được cơ khí hóa, và trong những năm gần đây ngành mía đường thế giới đã phát triển một cách nhanh chóng.

Ngành mía đường là một trong những ngành sản xuất chiến lược của nước ta trong giai đoạn hiện nay.Hiện tại ngành mía đường Việt Nam vẫn đang đối mặt nhiều thách thức, đặc biệt khi chúng ta tham gia nhiều hiệp định khu vực song phương và đa phương về thương mại tự do.Muốn ổn định thị trường trong nước, hướng tới phát triển thị trường quốc tế, ngành mía đường không thể không học hỏi từ những đàn anh của ngành đường thế giới, mà Brazil giữ vai trò “Anh Cả”.

Hiện nay, Việt Nam có diện tích trồng mía cả nước đạt gần 300 nghìn hecta, với sản lượng khoảng 1,5 triệu tấn/năm, ngành mía đường Việt Nam đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong nước, vừa tăng lượng đường xuất khẩu. Tuy nhiên, về hệ số lợi thế so sánh biểu hiện - RCA, ngành mía đường Việt Nam giảm từ 0,58 (năm 2008), xuống còn 0,43 (năm 2013), hệ số này khá thấp so với các quốc gia xuất khẩu đường lớn trên thế giới như Brazil (19), Thái Lan (6.69), Ấn Độ (2.7), Mexico (1.32). Con số thống kê này cho thấy năng lực cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam còn rất thấp so với nước khác, đặc biệt là Brazil. (*) 

Mía đường Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm từ nền mía đường hàng đầu 

Mía đường Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm từ nền mía đường hàng đầu thế giới - Brazil

Brazil tiếp tục giữ vị trí cao nhất, bỏ xa nước thứ 2 trong thị phần thị trường đường thế giới. Theo số liệu từ  International Trade Center, thị phần của VN (2008-2013) trên thị trường đường thế giới là cực kỳ nhỏ (năm 2008 là 0,22%, năm 2013 chiếm 0,32%), chiếm khoảng 0,33% trong số 38,04% thuộc nhóm các nước khác (Brazil chiếm 26,98%, Thái Lan 6,26%, Pháp 5,99%, Trung Quốc 2,38%). (*)

Hiện nay Brazil là nước đứng đầu thị trường đường, ethanol và điện từ mía đường của thế giới: Sản xuất 25,6 tỷ lít cồn / năm và 34,29 triệu tấn đường/năm. Để đạt được những con số ấn tượng này, Brazil luôn quan tâm đến sự phát triển ổn định của ngành sản xuất đường & cồn từ cây mía, thông qua bốn yếu tố chính: (1)Chính sách nhà nước, (2) Đầu tư vào kỹ thuật nông nghiệp và nghiên cứu giống mía mới; (3) Sử dụng hiệu quả công cụ quản lý nông nghiệp chính xác và (4) Tiên phong trong việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ thu nhận tàn dư thực vật trên ruộng mía.

Chính phủ Brazil luôn tạo môi trường và chính sách xã hội tốt nhất cho nền nông nghiệp mía đường nước này thông qua việc thiết lập và quy hoạch vùng sản xuất mía cố định; cấm sử dụng đất khu vực quy hoạch để sản xuất cây trồng khác; đồng thời khuyến khích xây dựng các nhà máy điện dùng bã mía; ban hành các quy định về sử dụng và xử lý chất thải từ SX cồn - vinasse…

Bên cạnh công tác nghiên cứu giống mới, Brizil hiện đang tập trung sử dụng các giống theo cơ cấu giống chín sớm – trung bình – muộn để ép rãi vụ với hiệu suất thu hồi cao nhất. Các kỹ sư nông nghiệp đã hướng dẫn nông dân áp dụng luân canh bằng cây đậu nành, đậu phộng & cây phân xanh khác đối với đất trồng mía vàsử dụng phương pháp canh tác cơ giới hóa tối thiểu để giảm sự nén đất canh tác do cơ giới hóa. Giới chuyên môn thường xuyên phân tích đất và tính toán công thức phân bón phù hợp nhất, đồng thời sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp bả bùn, vinasse, cho sản xuất mía.

Giáo sư Võ Tòng Xuân cho biết thêm:“Brazil có hẳn mạng lưới nghiên cứu giống mía Ridesa. Đặc biệt, Viện Nông học Campinas (IAC) của nước này cũng đang chọn tạo giống mía chịu hạn và chịu ngập để đối phó với tình huống biến đổi khí hậu.Trong đó, Trung tâm Kỹ thuật cây mía hiện đang lưu giữ bộ sưu tập giống mía lớn nhất của Brazil, cung cấp miễn phí gien mía cho bất cứ nhà khoa học nào”.

Brazil vươn lên trở thành quốc gia hàng đầu thế giới trong việc sản xuất, xuất khẩu đường một phần là nhờ vào những phát minh sáng kiến tiên phong trong việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ thu nhận tàn dư thực vật trên ruộng mía (lá, ngọn mía để sản xuất cồn và phát điện). Việc sử dụng công cụ quản lý nông nghiệp chính xác - PA - Precision Agriculture: RS, GPS trong việc quản lý đất, giống, năng suất cây trồng cũng góp phần quan trọng hiện đại hóa nền nông nghiệp mía đường nước này.

Những thành công của Brazil cho thấy, ngành mía đường của chúng ta, nếu muốn ổn định thị trường trong nước và phát triển thị trường quốc tế, thì cần áp dụng các kĩ thuật tiên tiến; tăng công suất nhà máy đường ở những vùng mía nguyên liệu; sắp xếp lại vùng nguyên liệu của các nhà máy;và quan trọng nhất là nhận được sự qua tâm, hỗ trợ cũng như những chính sách đi kèm phù hợp từ nhà nước.

(*) Theo tính toán của tác giả Ths. Lưu Thị Bích Hạnh - Ths. Phạm Thị Diệp Hạnh từ International Trade Center, Market Analysis,