Bí quyết tạo nên hương vị chua cay Việt
Là một tín đồ của hương vị chua cay, tôi luôn tìm cơ hội để trải nghiệm ẩm thực trên từng hành trình. Khi đến xứ sở hoa anh đào, tôi đã thử cho thật nhiều mù tạt để chấm sushi, để vị cay nồng của cây washabi ấy sộc thẳng lên mũi, khiến tất cả các giác quan như dừng lại trong giây lát.
Linh hồn ẩm thực của Hàn Quốc – món kim chi lại mang đến cho tôi hương vị hòa quyện vị chua cay của rau cải lên men. Vị chua cay Thái, Lào thì thơm mùi sả, riềng và cay xé lưỡi. Nhưng Việt Nam lại có một đặc trưng rất riêng, bởi sự phối trộn đầy sáng tạo và tinh tế từ khu rừng rau thơm, gia vị. Một lần, tôi tình cờ ăn được một tô mì với vị chua thanh mát từ những trái chanh chín mọng, vị cay tê tê nơi đầu lưỡi đầy kích thích, rất vừa phải nhưng cũng đầy mê hoặc. Hương vị chua cay đậm đà vị Việt ấy đọng lại trong tôi mãi, để mỗi lần đi công tác dài hạn, tôi lúc nào cũng thường kèm sẵn gói mì 3 Miền, để vơi bớt nỗi nhớ quê nhà.
Nguyên liệu để tạo nên vị chua cay
Sau khi du ngoạn khắp vùng miền của Tổ quốc, tôi đã biết rằng gia vị Việt để tạo nên vị chua cay rất đa dạng, vùng miền nào cũng có những đặc trưng riêng. Món ăn miền Bắc thường thường sử dụng các loại gia vị lên men tự nhiên như giấm nuôi, giấm bỗng, cơm mẻ để tạo vị chua thanh, nhẹ nhàng và tinh tế, thường chỉ đủ làm nền cho các hương vị khác thêm phần đậm đà. Hương vị miền Trung lại có vị chua ẩn vị chát nhẹ của khế, quả tai chua, thơm (dứa), cà chua, dưa cải như để giảm bớt vị tanh nồng của cá. Miền Nam lại phong phú vị chua từ chanh, me, chùm ruột hay lá me, lá giấm.
Thế nhưng, dù ở vùng miền nào, có hai nguyên liệu vẫn luôn được người Việt ưa thích để tạo vị chua cay chính là chanh và ớt tươi. Tươi, ngon, mọng nước – Chanh không chỉ là một loại quả cung cấp nhiều kháng chất cho cơ thể với vitamin C, vitamin B pectin, chất chống oxy hóa, Kali và Calci mà còn là một loại quả làm tăng gia vị cho món ăn. Vị chua của chanh thanh nhẹ và còn thoảng hương thơm bởi tinh dầu. Vị chua ấy nếu kết hợp với vị cay xè của ớt thì sẽ tạo nên vị chua cay tuyệt hảo, đậm đà khó quên.
Quá trình sản xuất vị chua cay Việt
Việc lựa chọn ớt và chanh để chế biến ra hương vị Việt cũng không hề đơn giản. Chanh ngon là những quả chanh nhỏ, cầm nặng tay, căng mọng và mỏng vỏ. Khi bấm nhẹ vào vỏ thấy có tinh dầu bắn ra còn khi đưa lên mũi sẽ thấy mùi thơm nhẹ. Nếu chanh có mùi hắc thì rất dễ là loại đã bị phun thuốc. Ớt lại cần các quả có màu chín đều, da bóng, dày trơn và vẫn còn cuống. Các loại này quả này, nếu không đạt tiêu chuẩn, dù chế biến thế nào, cũng khó mà đạt được vị chua cay như ý.
Khi đã chọn được chanh và ớt như ý, việc sơ chế và phối trộn hương vị thơm ngon của chanh ớt cùng tỏi, tôm, muối đường và bột ngọt với một định lượng nhất định cũng rất quan trọng. Đây chính là bí quyết để tạo nên hương cuốn hút, vị hấp dẫn mà nếu kết hợp cùng với ngò gai, hành lá và sợi mì dai mướt, nước súp đậm đà sẽ tạo nên một một tô mì thơm ngon, đậm đà hương vị Việt.
Hành trình khám phá hương vị chua cay đặc trưng Việt đã khiến tôi “ghiền” mì 3 Miền Gold tôm chua cay đặc biệt lúc nào không biết. Thú vị hơn nữa trong một lần được đi thăm quan nhà máy UNIBEN Hưng Yên để tận mắt trực tiếp chứng kiến xem quy trình sản xuất mì, tôi càng ngạc nhiên và đầy thích thú khi thấy nhà máy khang trang, sạch sẽ, máy móc thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu, sự cẩn thận chăm chút để sản xuất từng vắt mì cũng như 3 gói gia vị đặc biệt để tạo nên hương vị Việt độc đáo, đậm đà.
Nhiều người vẫn cho rằng, tài tình của “Ẩm thực Việt Nam” chính là ở “Nghệ thuật CHƠI GIA VỊ”. Đội ngũ nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại UNIBEN luôn tìm tòi chắt lọc từng nét đặc trưng nhất của các món ngon từ khắp ba miền, kết hợp với các gia vị quê nhà như chanh, ớt, ngò gai trong 3 gói gia vị để tạo nên hương vị Việt hoàn hảo, là cũng là lí do khiến tôi “ghiền” mì tôm 3 Miền, ăn một lần mà dư vị còn nhớ mãi.
Hà Anh