1. Dòng sự kiện:
  2. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt
  3. Chính quyền Trump 2.0
  4. Chiến sự Nga - Ukraine

Vũ khí Mỹ chỉ xếp "hạng hai", vì sao?

Mỹ từng đứng đầu thế giới về khí tài chiến tranh. Nhưng hiện giờ, nhiều vũ khí của họ chỉ xếp “hạng hai”.

Vũ khí Mỹ chỉ xếp hạng hai, vì sao?



Ngày nay, Boeing và Airbus là đối thủ của nhau về mọi phương diện. Trực thăng Airbus và AgustaWestland của châu Âu áp đảo thị trường trực thăng thương mại thế giới, với hàng loạt các model mới.

Trong khi đó, xuất khẩu trực thăng của Mỹ hầu hết là trực thăng quân sự, dẫn đầu là 2 mẫu thiết kế đã có từ những năm 1970, và đầu những năm 1960 Chinook.

Xuất khẩu quân sự của Mỹ vẫn rất lớn, và được thúc đẩy bởi các thương vụ “khủng”. Tuy nhiên, đáng chú ý, mặc dù Lầu Năm góc chi nhiều tỷ USD cho ngành công nghiệp quốc phòng nước này nhưng Israel dẫn đầu về thị trường phương tiện không người lái (UAV).

Tên lửa không đối không phản lực Meteor của châu Âu được vẫn được cho là “độc nhất vô nhị” ở tầm xa, mang lại cho Thụy Điển năng lực hoạt động khẩn cấp. Trong khi đó, phiên bản AIM-120 của tên lửa tầm trung tiên tiến AAM do Mỹ chế tạo vẫn chưa thể hoạt động.

Tên lửa đất đối không mới duy nhất của Mỹ vừa bị Ba Lan từ chối, chưa kể đến phiên bản nâng cấp của Patriot và SAMP/T của MBDA, một phiên bản mặt đất hoạt động trên các tàu chiến Anh và Pháp. Đối thủ của Mỹ như Rafael và Diehl đang ngày càng chiếm lĩnh phân khúc tên lửa tầm ngắn hơn.

Không chỉ các tàu chiến không xuất khẩu của Mỹ mà các thiết kế quan trọng của Hải quân Mỹ trong tương lai, như tàu chiến ven bờ đều phụ thuộc vào các động cơ, rađa và súng châu Âu (ngoài tua-bin gas của General Electric trên tàu sân bay Independence).

Chương trình xuất khẩu lớn nhất của hải quân là hệ thống kiểmsoát hỏa lực Aegis. Tương tự, tàu đổ bộ mới của lính thủy đánh bộ Mỹ có thể phải theo một thiết kế của Italia.

Mỹ từng dẫn đầu về rađa quét điện tử tích cực, nhưng hiện chúng đã đến lúc phải nâng cấp, dựa trên công nghệ gali natri có hiệu quả cao và tầm quét xa hơn. Bên cạnh đó, Lầu Năm góc đã quá gắn bó với công nghệ tàng hình mà quên đi công nghệ gây nhiễu điện tử và công nghệ ghi nhớ tần số radio kỹ thuật số.

Nhiều nhà thầu quốc phòng Mỹ thích trả lợi tức cho cổ đông hơn là đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D). Trong khi các công ty đầu tư vào Mỹ lại quá phụ thuộc vào xuất khẩu và không đủ năng lực R&D. Hơn nữa, R&D của Mỹ lại hướng vào những gì Mỹ muốn hơn là đáp ứng nhu cầu trên thế giới.

Thực tế là V-22 có thể xuất cho Israel và có thể là Nhật Bản. Hầu hết các nước muốn có những trực thăng hoạt động hiệuquả và an toàn hơn, điều mà Airbus và AgustaWestland của châu Âu có thể đáp ứng, trong khi công nghiệp quốc phòng Mỹ mất tới 1,5 thập niên để theo đuôi trực thăng “tương lai” JMR.

Vấn đề cần tồi tệ khi số lượng các chương trình R&D của Mỹ trở nên thất thường. Chắc chắn điều này đã tạo ra những khoảng trống lớn mà các đối thủ của Mỹ có thể khai thác.

Kế hoạch máy bay chuyên vận thế hệ tiếp theo của C-130 (Mỹ) đang gặp khó khăn về tài chính và sẽ không ai phải ngạc nhiên khi Airbus hay Embracer sẽ chiếm lĩnh phân khúc thị trường này vào năm 2020 với các mẫu chuyên vận mới A400M và KC-390.

Thách thức lớn nhất là vấn đề văn hóa. Boeing của Mỹ mất 2 thập niên để chấp nhận rằng thách thức từ Airbus là do nguyên nhân khác ngoài nguyên nhân được các chính phủ trợ cấp.

Ngày nay, về mặt quốc phòng, một điều rất đáng ngại là nhiều người Mỹ vẫn không nhận thức được sự tồn tại của tên lửa không đối không phản lực Meteor “vô đối” của châu Âu. Và sự từ chối của Ba Lan đối với hệ thống phòng không MEADS đã gây sốc cho người Mỹ.

Theo Đỗ Tuấn
Tiền phong/The Daily Beast