Vòng 6 V-League 2015: Đẳng cấp lên tiếng, HA Gia Lai tiếp tục sa sút
(Dân trí) - Trật tự gần như được tái lập sau vòng 6, những đội mạnh nhất, được kỳ vọng nhiều nhất đều có chiến thắng, nơi mà người ta cảm nhận khá rõ về cái gọi là sự chênh lệch về mặt đẳng cấp.
Khác biệt về đẳng cấp
Người ta nói rằng Hà Nội T&T vẫn đá không hay, kể cả khi họ vượt qua Đồng Nai ở vòng 6 trên sân Hàng Đẫy. Đội bóng thủ đô chỉ thắng bằng 2 pha lập công của Văn Quyết. Nói chính xác là thắng bằng những khoảnh khắc tỏa sáng cá nhân, chứ không hơn Đồng Nai về thế trận.
Nhưng đã nói đến chuyện chơi không hay mà vẫn thắng, thì chúng ta đang nói về một đội mạnh. Đội mạnh khác với đội yếu ở chỗ họ có thể vượt qua đối phương ngay cả khi không đạt đúng phong độ.
Hà Nội T&T có thể sa sút, có thể không còn mặn mà tranh ngôi vô địch (chí ít là qua cách thi đấu của đội này từ cuối mùa giải trước đến giờ), nhưng ai dám bảo đấy không phải là đội mạnh? Ai dám xem thường đoàn quân trong tay HLV Phan Thanh Hùng?
Ở thái cực ngược lại, HA Gia Lai có chơi tưng bừng không? Có thi đấu khí thế không? – Câu trả lời là có. Đội bóng phố núi trận nào chẳng đá tưng bừng. Cầu thủ của họ trận nào chẳng đá máu lửa hết sức như đúng tinh thần fair-play mà họ được truyền đạt 7 năm nay.
Nhưng ngay cả khi chơi tưng bừng nhất, máu lửa nhất, họ vẫn thua, thì đấy cũng là đẳng cấp. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà chuyên môn cho rằng lứa cầu thủ của bầu Đức dù rất hứa hẹn, nhưng ngay ở hiện tại, họ chưa đủ tầm để đá V-League đâu!
Ngược với trường hợp Hà Nội T&T, một đội mạnh khi đá không đúng sức vẫn thắng, HA Gia Lai đã đá hết sức rồi, hết bài vở luôn rồi, nhưng vẫn thua. Vì đấy là đội yếu. Phải yếu hơn người khác thì cho dù cố hết sức mới không bằng người khác.
HA Gia Lai thua bàn quyết định trong khi đang chơi hơn người, đấy cũng là tiếng nói của đẳng cấp. Công Phượng các đồng đội có thể giữ bóng nhiều hơn đối phương, nhưng hiệu quả thì thua.
Công Phượng có thể sút nhiều hơn Minh Tuấn, nhưng không hiểm bằng. Lứa “U19+” của bầu Đức cho đến giờ thấy rõ là không cầu thủ nào có thể đột phá kiểu như Quang Hải (Than Quảng Ninh): Dẫn bóng sát đường biên ngang, xộc thẳng từ cánh trái vào tận khu vực 5m50, qua liền 3 hậu vệ (chỉ tiếc là sút trúng cột dọc). Đấy cũng là khác biệt giữa kỹ thuật lúc thực chiến trong bóng đá đỉnh cao và kỹ thuật trong các buổi tập và ở các giải trẻ!
Hải Phòng và SHB Đà Nẵng trở về đúng vai trò
Để nói riêng một cặp đấu đáng chú ý ở vòng 6, trận Hải Phòng – SHB Đà Nẵng đáng chú ý nhất. Hải Phòng trước khi vòng 6 diễn ra đang đứng đầu bảng, còn SHB Đà Nẵng đứng chót bảng.
Nhưng khi trận đấu diễn ra, người ta thấy rất rõ rằng đội chót bảng lại mạnh hơn nhiều so với đội đầu bảng. Và đấy cũng chẳng phải bất ngờ. Người ta đã nói SHB Đà Nẵng đứng cuối bảng không phải vì họ yếu, mà là vì họ gặp trục trặc giữa HLV và các cầu thủ.
Hải Phòng tuy đứng đầu bảng, nhưng cũng không ai khẳng định ngay đấy là đội quá mạnh tại V-League. Hải Phòng lên ngôi đầu vì họ tìm ra HLV phù hợp, có cách chơi phù hợp trước từng đối thủ cụ thể, trong thời điểm mà ở 5 vòng đầu tiên, các đội khác vẫn còn lạ về họ.
Thành ra, khi Hải Phòng bớt lạ, lối chơi của họ dần bị làm quen, và khi đối thủ của họ là SHB Đà Nẵng bớt trục trặc về mặt tư tưởng, 2 bên lại hoán đổi vai trò cho nhau. Cụ thể là SHB Đà Nẵng đang chứng minh đội bóng sông Hàn là đội chiếu trên so với Hải Phòng, chứ không phải ngược lại, như vị trí của 2 bên trên bảng xếp hạng khiến nhiều người lầm tưởng là thế.
Cũng nhân nói về câu chuyện đẳng cấp, thật ngạc nhiên là cho đến giờ này, ĐT Long An là đội duy nhất chưa thua tại V-League. Nếu xét từng con người, ĐT Long An bây giờ không có ai đáng gọi là ngôi sao có thể thay đổi cục diện trận đấu.
Tài Em và Quang Thanh đã bước qua bên kia sườn dốc của sự nghiệp, trong khi Chí Công đã là dạng cầu thủ mà ông lớn B.Bình Dương không nhất thiết phải giữ lại.
Nhưng Gạch vẫn lù lù góp nhặt từng điểm, trận nào cũng có điểm, vì Gạch có kinh nghiệm ở V-League. Gạch có thể không hay nếu xét về tổng thể, nhưng cái hay nhất của Gạch là họ biết họ yếu ở đâu để bịt các điểm yếu.
Với một đội không có lực lượng tốt, điều đầu tiên là tránh để thua cái đã, sau đó mới tính chuyện chờ đối phương sơ hở rồi tung đòn! Đấy là khôn, là kinh nghiệm được đúc kết qua hàng thập kỷ chứ không phải chuyện đạt được sau một sớm một chiều!
Người ta nói rằng Hà Nội T&T vẫn đá không hay, kể cả khi họ vượt qua Đồng Nai ở vòng 6 trên sân Hàng Đẫy. Đội bóng thủ đô chỉ thắng bằng 2 pha lập công của Văn Quyết. Nói chính xác là thắng bằng những khoảnh khắc tỏa sáng cá nhân, chứ không hơn Đồng Nai về thế trận.
Nhưng đã nói đến chuyện chơi không hay mà vẫn thắng, thì chúng ta đang nói về một đội mạnh. Đội mạnh khác với đội yếu ở chỗ họ có thể vượt qua đối phương ngay cả khi không đạt đúng phong độ.
Hà Nội T&T có thể sa sút, có thể không còn mặn mà tranh ngôi vô địch (chí ít là qua cách thi đấu của đội này từ cuối mùa giải trước đến giờ), nhưng ai dám bảo đấy không phải là đội mạnh? Ai dám xem thường đoàn quân trong tay HLV Phan Thanh Hùng?
Ở thái cực ngược lại, HA Gia Lai có chơi tưng bừng không? Có thi đấu khí thế không? – Câu trả lời là có. Đội bóng phố núi trận nào chẳng đá tưng bừng. Cầu thủ của họ trận nào chẳng đá máu lửa hết sức như đúng tinh thần fair-play mà họ được truyền đạt 7 năm nay.
Khác biệt lớn nhất giữa HA Gia Lai và Than Quảng Ninh chính là khác biệt về mặt đẳng cấp
Nhưng ngay cả khi chơi tưng bừng nhất, máu lửa nhất, họ vẫn thua, thì đấy cũng là đẳng cấp. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà chuyên môn cho rằng lứa cầu thủ của bầu Đức dù rất hứa hẹn, nhưng ngay ở hiện tại, họ chưa đủ tầm để đá V-League đâu!
Ngược với trường hợp Hà Nội T&T, một đội mạnh khi đá không đúng sức vẫn thắng, HA Gia Lai đã đá hết sức rồi, hết bài vở luôn rồi, nhưng vẫn thua. Vì đấy là đội yếu. Phải yếu hơn người khác thì cho dù cố hết sức mới không bằng người khác.
HA Gia Lai thua bàn quyết định trong khi đang chơi hơn người, đấy cũng là tiếng nói của đẳng cấp. Công Phượng các đồng đội có thể giữ bóng nhiều hơn đối phương, nhưng hiệu quả thì thua.
Công Phượng có thể sút nhiều hơn Minh Tuấn, nhưng không hiểm bằng. Lứa “U19+” của bầu Đức cho đến giờ thấy rõ là không cầu thủ nào có thể đột phá kiểu như Quang Hải (Than Quảng Ninh): Dẫn bóng sát đường biên ngang, xộc thẳng từ cánh trái vào tận khu vực 5m50, qua liền 3 hậu vệ (chỉ tiếc là sút trúng cột dọc). Đấy cũng là khác biệt giữa kỹ thuật lúc thực chiến trong bóng đá đỉnh cao và kỹ thuật trong các buổi tập và ở các giải trẻ!
Hải Phòng và SHB Đà Nẵng trở về đúng vai trò
Để nói riêng một cặp đấu đáng chú ý ở vòng 6, trận Hải Phòng – SHB Đà Nẵng đáng chú ý nhất. Hải Phòng trước khi vòng 6 diễn ra đang đứng đầu bảng, còn SHB Đà Nẵng đứng chót bảng.
Nhưng khi trận đấu diễn ra, người ta thấy rất rõ rằng đội chót bảng lại mạnh hơn nhiều so với đội đầu bảng. Và đấy cũng chẳng phải bất ngờ. Người ta đã nói SHB Đà Nẵng đứng cuối bảng không phải vì họ yếu, mà là vì họ gặp trục trặc giữa HLV và các cầu thủ.
Hải Phòng tuy đứng đầu bảng, nhưng cũng không ai khẳng định ngay đấy là đội quá mạnh tại V-League. Hải Phòng lên ngôi đầu vì họ tìm ra HLV phù hợp, có cách chơi phù hợp trước từng đối thủ cụ thể, trong thời điểm mà ở 5 vòng đầu tiên, các đội khác vẫn còn lạ về họ.
Thành ra, khi Hải Phòng bớt lạ, lối chơi của họ dần bị làm quen, và khi đối thủ của họ là SHB Đà Nẵng bớt trục trặc về mặt tư tưởng, 2 bên lại hoán đổi vai trò cho nhau. Cụ thể là SHB Đà Nẵng đang chứng minh đội bóng sông Hàn là đội chiếu trên so với Hải Phòng, chứ không phải ngược lại, như vị trí của 2 bên trên bảng xếp hạng khiến nhiều người lầm tưởng là thế.
Cũng nhân nói về câu chuyện đẳng cấp, thật ngạc nhiên là cho đến giờ này, ĐT Long An là đội duy nhất chưa thua tại V-League. Nếu xét từng con người, ĐT Long An bây giờ không có ai đáng gọi là ngôi sao có thể thay đổi cục diện trận đấu.
Tài Em và Quang Thanh đã bước qua bên kia sườn dốc của sự nghiệp, trong khi Chí Công đã là dạng cầu thủ mà ông lớn B.Bình Dương không nhất thiết phải giữ lại.
Nhưng Gạch vẫn lù lù góp nhặt từng điểm, trận nào cũng có điểm, vì Gạch có kinh nghiệm ở V-League. Gạch có thể không hay nếu xét về tổng thể, nhưng cái hay nhất của Gạch là họ biết họ yếu ở đâu để bịt các điểm yếu.
Với một đội không có lực lượng tốt, điều đầu tiên là tránh để thua cái đã, sau đó mới tính chuyện chờ đối phương sơ hở rồi tung đòn! Đấy là khôn, là kinh nghiệm được đúc kết qua hàng thập kỷ chứ không phải chuyện đạt được sau một sớm một chiều!
Trọng Vũ