V-League và chuyện cái sân
(Dân trí) - V-League ở tuổi 15 vẫn xuất hiện những bất cập hết sức nghiệp dư, mà người ta tưởng như sau 15 mùa làm bóng đá chuyên nghiệp, lẽ ra những người điều hành bóng đá nội phải khắc phục được rồi.
Sân vắng buồn, sân đông sinh chuyện
Bóng đá mà vắng khán giả thì buồn thật. Đấy là điều hiển nhiên, nhưng khán giả đông mà không quản lý được khán giả, cũng như không thể phục vụ tốt người hâm mộ thì cũng chẳng thể xem là chuyện vui.
Thật nực cười cái chuyện sang đến năm thứ 15 làm bóng đá chuyên nghiệp nhưng bây giờ những nhà tổ chức giải vẫn cứ phải đi nhắc các BTC sân lo cái vụ… nhà vệ sinh ở các sân bóng.
Đồng nghiệp của chúng tôi thậm chí còn bắt gặp hình ảnh HLV Miura sau khi bắt buộc phải giải quyết nhu cầu thiết yếu ở sân Long An, phải dùng đến nước suối để… rửa tay.
Mà câu chuyện công trình phụ ở sân Long An không phải là câu chuyện mà bây giờ người ta mới nhắc. Từ thời HLV Calisto, vị chuyên gia người Bồ Đào Nhà cũng từng than phiền về vấn đề này, cũng vạn bất đắc dĩ mới sử dụng đến nhà vệ sinh trong khuôn viên sân bóng, nhưng kể từ lúc ông Calisto rời ĐT Long An, lên nắm đội tuyển, rời đội tuyển, đến tận thời của HLV Miura nhiều năm sau đó, cái chuyện tưởng nhỏ xíu ấy vẫn không được giải quyết.
Mà không phải có sân Long An không đáp ứng được tiêu chuẩn về công trình phụ, nhiều sân bóng khác cũng chẳng khá hơn. Sau vòng 4 V-League, VPF đã chính thức nhắc nhở sân Hải Phòng về việc này, rồi chuyện ở sân Ninh Bình thậm chí không có nhà vệ sinh cũng từng được phản ánh, nhưng kết quả cũng không đi đến đâu.
Lạ ở chỗ người ta cứ hô hào phải kéo khán giả vào sân, nhất là lớp khán giả kế cận như trẻ em, nhưng công trình phụ không đảm bảo thì làm sao các bậc phụ huynh đủ can đảm đưa con em mình đến sân vào mỗi dịp cuối tuần?
Ngay đến công trình phụ còn không được các sân bóng quan tâm, thì chuyện mặt cỏ tệ như mặt ruộng ở sân Lạch Tray, hay chuyện các khán đài xuống cấp đến mức có nguy cơ sập như sân Long An hóa ra với các CLB chỉ là chuyện… nhỏ.
Mất kiểm soát từ khâu tổ chức
Người ta có thể thấy mừng với hiệu ứng mà các cầu thủ HA Gia Lai tạo ra trong những trận đấu thuộc V-League đầu mùa này. Cầu thủ của bầu Đức đi đến đâu kéo khán giả đến đấy trước tiên là tín hiệu vui.
Nhưng khi mà V-League bất ngờ đông người xem, lại thấy những bất cập khác từ khâu tổ chức. Bất cập đấy là chuyện người ta không quản nổi khán giả.
Hình ảnh người xem tràn xuống sát đường biên sân Pleiku trong trận vòng 1 V-League giữa HA Gia Lai và Khánh Hòa rõ ràng là mất kiểm soát.
Có lẽ cũng không cần bàn đến chuyện sân Pleiku hôm đó phạm lỗi gì và cách xử án của Ban kỷ luật VFF có đúng hay không? Nhưng không thể trách chủ tịch CLB Thanh Hóa Nguyễn Văn Đệ khi ông tuyên bố sẽ rút cầu thủ ra khỏi sân, nếu tình trạng ấy còn tiếp diễn trong trận HA Gia Lai – Thanh Hóa ở vòng 3, bởi người ta không thể và không nên để cầu thủ mình đá bóng trong cảnh mất an toàn như vậy!
Rồi cũng từ việc khán giả quá đông, người ta mới vỡ ra chuyện sân Long An mất an toàn và đã xuống cấp khá nghiêm trọng, không còn đủ khả năng đáp ứng lượng khán giả đông theo đúng thiết kế ban đầu.
Hình ảnh phe vé ở Hải Phòng dùng gạch đá choảng nhau để tranh mấy cái vé, tranh quyền bán vé đặt ra câu hỏi đâu là giới hạn an toàn xung quanh các sân bóng?
Giới hạn an toàn ấy còn nằm ở chỗ khán giả Hải Phòng dễ dàng tràn vào tiếp cận với Công Phượng khi HA Gia Lai tập ở sân Lạch Tray trước trận Hải Phòng – HA Gia Lai ở vòng 4.
Đấy là trận đấu đã được cảnh báo trước là sẽ nóng, sẽ có nhiều khán giả hiếu kỳ, nhưng công tác bảo đảm an toàn vẫn cực kỳ lỏng lẻo, vì rõ ràng để khán giả chủ nhà tiếp cận với cầu thủ đội khách quá dễ như vậy là cực kỳ nguy hiểm. Cũng may là chưa có sự có đáng tiếc từ các fan cuồng.
Bóng đá Việt Nam lúc sân vắng đúng là buồn thật, rồi đến lúc sân đông lại xuất hiện những cảnh không nên có, giữa sự quản lý lỏng lẻo từ BTC địa phương cho đến BTC giải. Hóa ra, lâu nay người làm bóng đá nội xem thường khâu đảo bảo an toàn cho các đội bóng và các trận đấu đến mức đó ư?!
Bóng đá mà vắng khán giả thì buồn thật. Đấy là điều hiển nhiên, nhưng khán giả đông mà không quản lý được khán giả, cũng như không thể phục vụ tốt người hâm mộ thì cũng chẳng thể xem là chuyện vui.
Thật nực cười cái chuyện sang đến năm thứ 15 làm bóng đá chuyên nghiệp nhưng bây giờ những nhà tổ chức giải vẫn cứ phải đi nhắc các BTC sân lo cái vụ… nhà vệ sinh ở các sân bóng.
Đồng nghiệp của chúng tôi thậm chí còn bắt gặp hình ảnh HLV Miura sau khi bắt buộc phải giải quyết nhu cầu thiết yếu ở sân Long An, phải dùng đến nước suối để… rửa tay.
Mà câu chuyện công trình phụ ở sân Long An không phải là câu chuyện mà bây giờ người ta mới nhắc. Từ thời HLV Calisto, vị chuyên gia người Bồ Đào Nhà cũng từng than phiền về vấn đề này, cũng vạn bất đắc dĩ mới sử dụng đến nhà vệ sinh trong khuôn viên sân bóng, nhưng kể từ lúc ông Calisto rời ĐT Long An, lên nắm đội tuyển, rời đội tuyển, đến tận thời của HLV Miura nhiều năm sau đó, cái chuyện tưởng nhỏ xíu ấy vẫn không được giải quyết.
Có lẽ không có giải đấu chuyên nghiệp nào trên thế giới mà khán giả lại đưng sát trận đấu như thế này
Mà không phải có sân Long An không đáp ứng được tiêu chuẩn về công trình phụ, nhiều sân bóng khác cũng chẳng khá hơn. Sau vòng 4 V-League, VPF đã chính thức nhắc nhở sân Hải Phòng về việc này, rồi chuyện ở sân Ninh Bình thậm chí không có nhà vệ sinh cũng từng được phản ánh, nhưng kết quả cũng không đi đến đâu.
Lạ ở chỗ người ta cứ hô hào phải kéo khán giả vào sân, nhất là lớp khán giả kế cận như trẻ em, nhưng công trình phụ không đảm bảo thì làm sao các bậc phụ huynh đủ can đảm đưa con em mình đến sân vào mỗi dịp cuối tuần?
Rồi việc khán giả chủ nhà dễ dàng tiếp cận với cầu thủ đội khách như thế này cũng không thể gọi là an toàn
Ngay đến công trình phụ còn không được các sân bóng quan tâm, thì chuyện mặt cỏ tệ như mặt ruộng ở sân Lạch Tray, hay chuyện các khán đài xuống cấp đến mức có nguy cơ sập như sân Long An hóa ra với các CLB chỉ là chuyện… nhỏ.
Mất kiểm soát từ khâu tổ chức
Người ta có thể thấy mừng với hiệu ứng mà các cầu thủ HA Gia Lai tạo ra trong những trận đấu thuộc V-League đầu mùa này. Cầu thủ của bầu Đức đi đến đâu kéo khán giả đến đấy trước tiên là tín hiệu vui.
Nhưng khi mà V-League bất ngờ đông người xem, lại thấy những bất cập khác từ khâu tổ chức. Bất cập đấy là chuyện người ta không quản nổi khán giả.
Hình ảnh người xem tràn xuống sát đường biên sân Pleiku trong trận vòng 1 V-League giữa HA Gia Lai và Khánh Hòa rõ ràng là mất kiểm soát.
Có lẽ cũng không cần bàn đến chuyện sân Pleiku hôm đó phạm lỗi gì và cách xử án của Ban kỷ luật VFF có đúng hay không? Nhưng không thể trách chủ tịch CLB Thanh Hóa Nguyễn Văn Đệ khi ông tuyên bố sẽ rút cầu thủ ra khỏi sân, nếu tình trạng ấy còn tiếp diễn trong trận HA Gia Lai – Thanh Hóa ở vòng 3, bởi người ta không thể và không nên để cầu thủ mình đá bóng trong cảnh mất an toàn như vậy!
Rồi cũng từ việc khán giả quá đông, người ta mới vỡ ra chuyện sân Long An mất an toàn và đã xuống cấp khá nghiêm trọng, không còn đủ khả năng đáp ứng lượng khán giả đông theo đúng thiết kế ban đầu.
Hình ảnh phe vé ở Hải Phòng dùng gạch đá choảng nhau để tranh mấy cái vé, tranh quyền bán vé đặt ra câu hỏi đâu là giới hạn an toàn xung quanh các sân bóng?
Giới hạn an toàn ấy còn nằm ở chỗ khán giả Hải Phòng dễ dàng tràn vào tiếp cận với Công Phượng khi HA Gia Lai tập ở sân Lạch Tray trước trận Hải Phòng – HA Gia Lai ở vòng 4.
Đấy là trận đấu đã được cảnh báo trước là sẽ nóng, sẽ có nhiều khán giả hiếu kỳ, nhưng công tác bảo đảm an toàn vẫn cực kỳ lỏng lẻo, vì rõ ràng để khán giả chủ nhà tiếp cận với cầu thủ đội khách quá dễ như vậy là cực kỳ nguy hiểm. Cũng may là chưa có sự có đáng tiếc từ các fan cuồng.
Bóng đá Việt Nam lúc sân vắng đúng là buồn thật, rồi đến lúc sân đông lại xuất hiện những cảnh không nên có, giữa sự quản lý lỏng lẻo từ BTC địa phương cho đến BTC giải. Hóa ra, lâu nay người làm bóng đá nội xem thường khâu đảo bảo an toàn cho các đội bóng và các trận đấu đến mức đó ư?!
Kim Điền