U19 Việt Nam trước VCK giải châu Á: Không có bảng nào là dễ
(Dân trí) - Rơi vào bảng có Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc khiến cho giấc mơ giành vé đến VCK giải U20 thế giới càng lúc càng xa với U19 Việt Nam. Nhưng phải công bằng mà nói, với thực lực của chúng ta hiện tại, không có bảng nào là bảng dễ với U19 Việt Nam…
Không có bảng nào dễ
Ngoại trừ bảng A có sẵn đội chủ nhà Myanmar (giữ mã số A1) có 2 đội bóng Đông Nam Á là Myanmar và Thái Lan, tất cả các bảng còn lại đều là bảng khó với U19 Việt Nam, nếu nhìn vào thực lực của chúng ta so với mặt bằng chung của bóng đá châu lục.
Bảng B có Indonesia, Uzbekistan, Australia và UAE. Không đội nào trong số những đội này yếu hơn U19 Việt Nam. Australia dù từng thua Việt Nam 1-5 tại vòng loại, nhưng cũng chẳng có gì đảm bảo rằng nếu tái ngộ, chúng ta có thể thắng đội bóng trẻ xứ chuột túi, trong bối cảnh mà lối chơi của U19 Việt Nam cực kỳ rập khuôn, đối thủ chỉ cần đá với chúng ta một lần là đã biết cách đối phó.
Indonesia từng đánh bại U19 Việt Nam trong trận chung kết giải Đông Nam Á, họ đầu tư cực kỳ nghiêm túc và còn tốn kém hơn cả U19 Việt Nam cho chiến dịch dự VCK U19 châu Á năm nay. Trong khi đó, các nền bóng đá Uzbekistan và UAE đều có đẳng cấp trên nền bóng đá Việt Nam.
Tại bảng D, Iraq, CHDCND Triều Tiên, Qatar và Oman cũng là những đại diện đến từ những nền bóng đá có trình độ cao hơn bóng đá Việt Nam. Chính vì vậy, chắc gì bảng này là bảng đấu dễ, nếu chúng ta lọt vào đấy?
Ngay cả ở bảng A, Iran rõ ràng là mạnh hơn U19 Việt Nam, Yemen cũng vậy, trong khi chủ nhà Myanmar vừa thắng U19 Nhật Bản trong trận giao hữu cách nay chưa lâu. Một đội bóng như thế không thể xem thường.
Chính vì vậy, với thực lực của bóng đá Việt Nam hiện giờ, lọt vào bảng nào ở VCK các giải đấu châu lục cũng là bảng… khó. Nhìn nhận vấn đề theo hướng ấy thì có lẽ việc nằm chung bảng với Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc cũng chưa phải là thảm họa.
Muốn làm nên bất ngờ thì phải thắng đội mạnh
Mục tiêu của đội tuyển U19 Việt Nam cho đến giờ, theo VFF, vẫn là lọt vào bán kết giải vô địch U19 châu Á 2014, qua đó giành vé dự giải vô địch U20 thế giới năm 2015, tại New Zealand.
Muốn đi đến cùng với mục tiêu ấy thì đoàn quân của HLV Graechen Guillaume bắt buộc phải thắng được các đối thủ mạnh. Trong số 3 đối thủ của U19 Việt Nam tại bảng C, Nhật Bản có lẽ là đội bóng khiến chúng ta ngại nhất.
Đội tuyển U19 đến từ xứ Phù Tang từng thắng U19 Việt Nam đến 7-0 tại cúp Nutifood hồi đầu năm. Họ thắng trong bối cảnh mà người Nhật dường như đọc được hết cách chơi của U19 Việt Nam.
Nhưng sau đó không lâu, cũng chính U19 Nhật thua U19 Myanmar trong trận giao hữu trên đất Myanmar. Điều đó có nghĩa là không phải không có cách đánh bại U19 Nhật Bản, nếu chúng ta có cách thi đấu tốt hơn cách đã sử dụng hồi đầu năm nay.
Tương tự như thế là trường hợp của U19 Hàn Quốc. Đây là đội ĐKVĐ của giải. Nhưng ở vòng loại, Hàn Quốc từng thua U19 Indonesia. Có nghĩa là đội bóng trẻ xứ vạn đảo đọc ra điểm yếu của U19 Hàn Quốc. Thế nên, điều quan trọng đối với chúng ta thời điểm này chính là đọc ra điểm yếu ấy.
So với 2 nền bóng đá Nhật Bản và Hàn Quốc, bóng đá Trung Quốc dưới tầm một chút, nhưng họ vẫn trên tầm bóng đá Việt Nam. Dù vậy, nhà vô địch của năm 2010 hiện mạnh yếu ra sao là điều ít người để cập đến.
Nhiệm vụ của U19 Việt Nam trong khoảng thời gian còn lại trước khi VCK giải châu Á khai diễn là phải thay đổi chính mình, thay đổi lối chơi vốn quá cũ kỹ và rập khuôn đã bị cả làng cầu châu Á đọc ra bài. Nhiệm vụ khác của chúng ta là bổ sung những nhân tố tốt nhất trong lứa tuổi, tìm ra được lối chơi phù hợp nhất, gây bất ngờ nhất đối với họ.
U19 Việt Nam nói riêng và nền bóng đá Việt Nam nói chung đã bị đánh giá ở dưới tầm châu lục. Vì vậy, có gặp đối thủ nào thì với chúng ta cũng là rào cản đáng ngại, làm gì có chuyện với U19 Việt Nam, bảng này khó hơn bảng khác!
Ngoại trừ bảng A có sẵn đội chủ nhà Myanmar (giữ mã số A1) có 2 đội bóng Đông Nam Á là Myanmar và Thái Lan, tất cả các bảng còn lại đều là bảng khó với U19 Việt Nam, nếu nhìn vào thực lực của chúng ta so với mặt bằng chung của bóng đá châu lục.
Bảng B có Indonesia, Uzbekistan, Australia và UAE. Không đội nào trong số những đội này yếu hơn U19 Việt Nam. Australia dù từng thua Việt Nam 1-5 tại vòng loại, nhưng cũng chẳng có gì đảm bảo rằng nếu tái ngộ, chúng ta có thể thắng đội bóng trẻ xứ chuột túi, trong bối cảnh mà lối chơi của U19 Việt Nam cực kỳ rập khuôn, đối thủ chỉ cần đá với chúng ta một lần là đã biết cách đối phó.
Indonesia từng đánh bại U19 Việt Nam trong trận chung kết giải Đông Nam Á, họ đầu tư cực kỳ nghiêm túc và còn tốn kém hơn cả U19 Việt Nam cho chiến dịch dự VCK U19 châu Á năm nay. Trong khi đó, các nền bóng đá Uzbekistan và UAE đều có đẳng cấp trên nền bóng đá Việt Nam.
U19 Việt Nam sẽ tái ngộ U19 Nhật Bản tại VCK giải châu Á, ảnh: Trọng Vũ
Tại bảng D, Iraq, CHDCND Triều Tiên, Qatar và Oman cũng là những đại diện đến từ những nền bóng đá có trình độ cao hơn bóng đá Việt Nam. Chính vì vậy, chắc gì bảng này là bảng đấu dễ, nếu chúng ta lọt vào đấy?
Ngay cả ở bảng A, Iran rõ ràng là mạnh hơn U19 Việt Nam, Yemen cũng vậy, trong khi chủ nhà Myanmar vừa thắng U19 Nhật Bản trong trận giao hữu cách nay chưa lâu. Một đội bóng như thế không thể xem thường.
Chính vì vậy, với thực lực của bóng đá Việt Nam hiện giờ, lọt vào bảng nào ở VCK các giải đấu châu lục cũng là bảng… khó. Nhìn nhận vấn đề theo hướng ấy thì có lẽ việc nằm chung bảng với Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc cũng chưa phải là thảm họa.
Muốn làm nên bất ngờ thì phải thắng đội mạnh
Mục tiêu của đội tuyển U19 Việt Nam cho đến giờ, theo VFF, vẫn là lọt vào bán kết giải vô địch U19 châu Á 2014, qua đó giành vé dự giải vô địch U20 thế giới năm 2015, tại New Zealand.
Muốn đi đến cùng với mục tiêu ấy thì đoàn quân của HLV Graechen Guillaume bắt buộc phải thắng được các đối thủ mạnh. Trong số 3 đối thủ của U19 Việt Nam tại bảng C, Nhật Bản có lẽ là đội bóng khiến chúng ta ngại nhất.
Đội tuyển U19 đến từ xứ Phù Tang từng thắng U19 Việt Nam đến 7-0 tại cúp Nutifood hồi đầu năm. Họ thắng trong bối cảnh mà người Nhật dường như đọc được hết cách chơi của U19 Việt Nam.
Nhưng sau đó không lâu, cũng chính U19 Nhật thua U19 Myanmar trong trận giao hữu trên đất Myanmar. Điều đó có nghĩa là không phải không có cách đánh bại U19 Nhật Bản, nếu chúng ta có cách thi đấu tốt hơn cách đã sử dụng hồi đầu năm nay.
Tương tự như thế là trường hợp của U19 Hàn Quốc. Đây là đội ĐKVĐ của giải. Nhưng ở vòng loại, Hàn Quốc từng thua U19 Indonesia. Có nghĩa là đội bóng trẻ xứ vạn đảo đọc ra điểm yếu của U19 Hàn Quốc. Thế nên, điều quan trọng đối với chúng ta thời điểm này chính là đọc ra điểm yếu ấy.
So với 2 nền bóng đá Nhật Bản và Hàn Quốc, bóng đá Trung Quốc dưới tầm một chút, nhưng họ vẫn trên tầm bóng đá Việt Nam. Dù vậy, nhà vô địch của năm 2010 hiện mạnh yếu ra sao là điều ít người để cập đến.
Nhiệm vụ của U19 Việt Nam trong khoảng thời gian còn lại trước khi VCK giải châu Á khai diễn là phải thay đổi chính mình, thay đổi lối chơi vốn quá cũ kỹ và rập khuôn đã bị cả làng cầu châu Á đọc ra bài. Nhiệm vụ khác của chúng ta là bổ sung những nhân tố tốt nhất trong lứa tuổi, tìm ra được lối chơi phù hợp nhất, gây bất ngờ nhất đối với họ.
U19 Việt Nam nói riêng và nền bóng đá Việt Nam nói chung đã bị đánh giá ở dưới tầm châu lục. Vì vậy, có gặp đối thủ nào thì với chúng ta cũng là rào cản đáng ngại, làm gì có chuyện với U19 Việt Nam, bảng này khó hơn bảng khác!
Kim Điền