Olympic Việt Nam thắng thuyết phục: Dấu ấn của HLV Miura
(Dân trí) - Olympic Việt Nam vượt qua Iran là điều khó tưởng tượng, ngay cả đối với những người lạc quan nhất. Bất ngờ đấy dĩ nhiên không phải tự nhiên mà có, nó đến từ sự chuẩn bị nghiêm túc mà HLV Miura dành cho đội nhà trước ngày dự giải.<br><a href='http://dantri.com.vn/the-thao/cau-thu-iran-suyt-au-da-nhau-sau-tran-thua-soc-olympic-viet-nam-943933.htm'><b> >> Cầu thủ Iran suýt ẩu đả nhau sau trận thua sốc Olympic Việt Nam</b></a><br><a href='http://dantri.com.vn/the-thao/hlv-miura-bat-ngo-voi-tran-thang-cua-olympic-viet-nam-943703.htm'><b> >> HLV Miura bất ngờ với trận thắng của Olympic Việt Nam</b></a>
Hiệu quả của sự nghiêm túc
Bây giờ thì người ta bắt đầu hiểu tại sao HLV Miura để các cầu thủ Việt Nam tập thể lực căng đến vậy. Trước dạng đối thủ tầm châu lục có thể hình và nổi tiếng khỏe, không có cách chuẩn bị nào tốt bằng việc phải chuẩn bị trước cái nền thể lực tốt.
Việc chuẩn bị thể lực đã cho thấy ngay hiệu quả. Cứ cho là Olympic Iran đang có vấn đề cả trong lẫn ngoài chuyên môn, nhưng để đứng vững và để đủ khả năng tranh chấp tay đôi với họ, trước tiên, Olympic Việt Nam phải đủ khỏe.
Riêng trong trận đấu vừa kết thúc, ở các pha tranh chấp tay đôi, các cầu thủ của HLV Miura không thua kém bao nhiêu so với đối phương. Thậm chí, ở một vài pha đua tốc độ, điển hình là bàn thắng đến từ pha dứt điểm trên đà chạy của Phi Sơn, cầu thủ Việt Nam còn nhanh hơn đối thủ đến từ vùng Tây Á.
Đấy cũng là dấu ấn đầu tiên của HLV Miura với đội tuyển Olympic Việt Nam, cải thiện được khâu yếu nhất của bóng đá nội trong nhiều năm qua: Khâu thể lực.
Với việc đội Olympic Việt Nam đánh bại ứng cử viên vô địch Olympic Iran, vị HLV người Nhật cũng xua tan những nghi ngờ về các bài tập và phương pháp tập luyện mà ông áp dụng cho cầu thủ.
Lúc đó, khi có cầu thủ chấn thương vì quá tải, đã có ý kiến cho rằng những bài tập của HLV Miura không phù hợp với thể trạng của cầu thủ nội. Dù vậy, bây giờ thì bắt đầu thấy rõ, cầu thủ khó thích nghi vì thói quen… lười tập thể lực ở CLB, lười di chuyển, chứ không phải những bài tập đấy quá hóc búa, hay mới mẻ gì.
Những ai tập nghiêm túc và vượt qua được đợt sát hạch đầu tiên của vị HLV người Nhật trong quá trình chuẩn bị, cũng là những người đã để lại dấu ấn trong cơn địa chấn ở Incheon (Hàn Quốc) chiều 15/9. Đấy là phần thưởng đầu tiên cho những giọt mồ hôi mà các tuyển thủ đã nhỏ xuống trên sân tập.
Sự mới mẻ trong lối chơi
Đá với Olympic Iran, muốn vượt qua phòng tuyến gồm nhiều cầu thủ to, khỏe của đội bóng này, các cầu thủ buộc phải nhanh, cả khi có bóng lẫn khi không có bóng. Đấy là nét mới khác trong lối chơi của Olympic Việt Nam.
So với thời HLV Hoàng Văn Phúc còn nắm đội U23, đội Olympic hiện tại đá nhanh hơn, cầu thủ di chuyển linh hoạt hơn. Theo yêu cầu của HLV Miura, các cầu thủ không giữ bóng quá lâu, mà phải xử lý ngay khi phát hiện khoảng trống.
Chính điều đó đã giúp cho tốc độ chơi bóng của toàn đội thay đổi. Ngoài ra, các miếng đánh cũng đa dạng. Nếu Olympic Việt Nam vẫn đá như trước đây là sử dụng nhiều bóng bổng và bóng dài, chắc chắn chúng ta không thể thắng được hàng thủ cao to của Iran.
Bây giờ, các bài phối hợp đa dạng hơn, nhiều tính đột biến hơn, nhờ thế mà chúng ta đã tạo được bất ngờ có thể gọi là lớn nhất trong môn bóng đá nam tại Asiad 2014.
Mục tiêu ban đầu là lọt vào vòng knock-out của Olympic Việt Nam có thể nói đã hoàn thành, sau khi chúng ta thắng đậm Iran đến 4-1. Chưa thể nói đoàn quân trong tay HLV Miura sẽ đi xa đến đâu, bởi không thể dựa vào một bất ngờ duy nhất để nói rằng đội Olympic đã vươn đến đẳng cấp của đấu trường Asiad – đấu trường châu lục.
Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta đang thay đổi theo hướng tích cực, đội tuyển Olympic tìm được lối ra trong lối chơi, các cầu thủ tìm thấy sự tự tin. Họ đã bắt đầu thay đổi thói quen cơ bản của cầu thủ nội nhiều năm nay là thích dồn bóng dài cho các trung phong ngoại.
Đấy cũng là cơ sở đầu tiên để người ta tin vào khả năng của HLV Miura, người đang bắt đầu chứng tỏ ông rất biết cách nhìn người, biết cách phát hiện tài năng và đặt những con người phù hợp vào những vị trí phù hợp, điều mà trước ông, các đồng nghiệp nội từng dẫn dắt các đội tuyển quốc gia không làm được!
Bây giờ thì người ta bắt đầu hiểu tại sao HLV Miura để các cầu thủ Việt Nam tập thể lực căng đến vậy. Trước dạng đối thủ tầm châu lục có thể hình và nổi tiếng khỏe, không có cách chuẩn bị nào tốt bằng việc phải chuẩn bị trước cái nền thể lực tốt.
Việc chuẩn bị thể lực đã cho thấy ngay hiệu quả. Cứ cho là Olympic Iran đang có vấn đề cả trong lẫn ngoài chuyên môn, nhưng để đứng vững và để đủ khả năng tranh chấp tay đôi với họ, trước tiên, Olympic Việt Nam phải đủ khỏe.
Riêng trong trận đấu vừa kết thúc, ở các pha tranh chấp tay đôi, các cầu thủ của HLV Miura không thua kém bao nhiêu so với đối phương. Thậm chí, ở một vài pha đua tốc độ, điển hình là bàn thắng đến từ pha dứt điểm trên đà chạy của Phi Sơn, cầu thủ Việt Nam còn nhanh hơn đối thủ đến từ vùng Tây Á.
Olympic Việt Nam lột xác dưới thời HLV Miura
Đấy cũng là dấu ấn đầu tiên của HLV Miura với đội tuyển Olympic Việt Nam, cải thiện được khâu yếu nhất của bóng đá nội trong nhiều năm qua: Khâu thể lực.
Với việc đội Olympic Việt Nam đánh bại ứng cử viên vô địch Olympic Iran, vị HLV người Nhật cũng xua tan những nghi ngờ về các bài tập và phương pháp tập luyện mà ông áp dụng cho cầu thủ.
Lúc đó, khi có cầu thủ chấn thương vì quá tải, đã có ý kiến cho rằng những bài tập của HLV Miura không phù hợp với thể trạng của cầu thủ nội. Dù vậy, bây giờ thì bắt đầu thấy rõ, cầu thủ khó thích nghi vì thói quen… lười tập thể lực ở CLB, lười di chuyển, chứ không phải những bài tập đấy quá hóc búa, hay mới mẻ gì.
Những ai tập nghiêm túc và vượt qua được đợt sát hạch đầu tiên của vị HLV người Nhật trong quá trình chuẩn bị, cũng là những người đã để lại dấu ấn trong cơn địa chấn ở Incheon (Hàn Quốc) chiều 15/9. Đấy là phần thưởng đầu tiên cho những giọt mồ hôi mà các tuyển thủ đã nhỏ xuống trên sân tập.
Sự mới mẻ trong lối chơi
Đá với Olympic Iran, muốn vượt qua phòng tuyến gồm nhiều cầu thủ to, khỏe của đội bóng này, các cầu thủ buộc phải nhanh, cả khi có bóng lẫn khi không có bóng. Đấy là nét mới khác trong lối chơi của Olympic Việt Nam.
So với thời HLV Hoàng Văn Phúc còn nắm đội U23, đội Olympic hiện tại đá nhanh hơn, cầu thủ di chuyển linh hoạt hơn. Theo yêu cầu của HLV Miura, các cầu thủ không giữ bóng quá lâu, mà phải xử lý ngay khi phát hiện khoảng trống.
Chính điều đó đã giúp cho tốc độ chơi bóng của toàn đội thay đổi. Ngoài ra, các miếng đánh cũng đa dạng. Nếu Olympic Việt Nam vẫn đá như trước đây là sử dụng nhiều bóng bổng và bóng dài, chắc chắn chúng ta không thể thắng được hàng thủ cao to của Iran.
Bây giờ, các bài phối hợp đa dạng hơn, nhiều tính đột biến hơn, nhờ thế mà chúng ta đã tạo được bất ngờ có thể gọi là lớn nhất trong môn bóng đá nam tại Asiad 2014.
Mục tiêu ban đầu là lọt vào vòng knock-out của Olympic Việt Nam có thể nói đã hoàn thành, sau khi chúng ta thắng đậm Iran đến 4-1. Chưa thể nói đoàn quân trong tay HLV Miura sẽ đi xa đến đâu, bởi không thể dựa vào một bất ngờ duy nhất để nói rằng đội Olympic đã vươn đến đẳng cấp của đấu trường Asiad – đấu trường châu lục.
Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta đang thay đổi theo hướng tích cực, đội tuyển Olympic tìm được lối ra trong lối chơi, các cầu thủ tìm thấy sự tự tin. Họ đã bắt đầu thay đổi thói quen cơ bản của cầu thủ nội nhiều năm nay là thích dồn bóng dài cho các trung phong ngoại.
Đấy cũng là cơ sở đầu tiên để người ta tin vào khả năng của HLV Miura, người đang bắt đầu chứng tỏ ông rất biết cách nhìn người, biết cách phát hiện tài năng và đặt những con người phù hợp vào những vị trí phù hợp, điều mà trước ông, các đồng nghiệp nội từng dẫn dắt các đội tuyển quốc gia không làm được!
Kim Điền