Bóng đá trong nước:
Người hâm mộ phản đối ý tưởng V-League 2013 không có đội xuống hạng
(Dân trí) – Nhiều ý kiến được người hâm mộ đưa ra sau khi VPF đề xuất bổ sung ĐT U22 tham dự V-League và mùa giải 2013 sẽ không có đội xuống hạng, nếu như vậy thì giải đấu sẽ mất đi tính cạnh tranh và giống một giải phong trào hơn là một giải đấu lớn...
Như độc giả huy dũng nguoihanam@gmail.com nhận xét: Có cạnh tranh có phát triển … nếu VPF tổ chức giải mà ko có lên xuống hạng thì ko nên tổ chức giải làm gì cho tốn kém ...khán giả ko tội gì bỏ tiền đi xem trận đấu vô thưởng vô phạt như vậy... bóng đá Việt Nam càng thụt lùi sau khi mang mác chuyên nghiệp 10 mùa qua quá.
Hoặc như Hai ACM Kaka.2005@yahoo.com nhận xét: Đúng là giải phong trào, các năm trước đây V - League chủ yếu hấp dẫn cuộc đua trụ hạng, nay không còn đội xuống hạng thì đi xem làm gì, cuộc đua ngôi vô địch chác cũng giống như năm 2012, nhường nhau vô địch
Độc giả Nguyễn Ngọc Phương phuongtvxd@gmail.com nhận xét khá gay gắt: Cách đề xuất của VPF thật là nực cười. Một giải đấu bóng đá chuyên nghiệp phải có tính cạnh tranh cao, thậm chí khốc liệt mới tạo động lực cho các đội bóng, cầu thủ đầu tư, cạnh tranh để vươn lên. Có vậy mới thu hút được khán giả đến sân. Như mấy mùa giải vừa rồi xem đã chán, lượng khán giả ít. Nếu cứ như đề xuất của VPF thì theo tôi chả ma nào mất thì giờ, tốn tiền mua vé để xem những trận đấu vô thưởng vô phạt, chẳng thà xem các đội phường, xã thi đấu các giải phong trào còn hấp dẫn hơn Nhìn sang các giải đấu ngoại hạng Anh, Tây Ban Nha, Pháp.... mà thèm, các đội bóng không những tranh nhau chức vô địch, các giải 2,3,4,5,6 cũng căng thẳng không kém, nhưng sướng nhất là các chận chung kết ngược, trụ hạng....sau trận đấu đội nào trụ hạng các fan tràn xuống sân an mừng với đội bóng còn tưng bừng, phấn khích chẳng khác gì dành chức vô địch. Biết khi nào bóng đá VN mới được như vậy?
Nguyễn văn Mạo tiec11@yahco.com.vn Giải thưởng lớn, nhưng mùa giải năm nay các đội bóng không phải xuống hạng. Đây là một sáng kiến (Tuyệt vời) của Liên đoàn BĐVN mà sắp tới đây các nước trên thế giới đến Việt Nam để học tập..?
Ngay cả phương án đề xuất cho đội tuyển U22 một xuất đặ cách tham dự V-League càng chứng minh rằng V.League giống với một giải đấu phong trào hơn là giải đấu lớn, vì như vậy chắc chắn sẽ gây ra tranh cãi về quyền lợi của đôi bên một khi giữa CLB và đội tuyển U.22 Việt Nam có phát sinh tranh chấp về quyền sử dụng cầu thủ, và ai sẽ đứng ra lo kinh phí cho ĐT U22 trong suốt mùa giải V-League diễn ra. Liệu rằng các cầu thủ ĐT U22 có thể hiện hết mình khi gặp chính đội bóng đang đào tạo và trả lương cho họ…
Độc giả nguyễn Tuân nguyentuan8381@yahoo.com.vn cho rằng: Đúng là không nên để một giải đấu như VPF đã trình đc, vì ko có đội nào xuống hạng thì sẽ mất đi tính cạnh tranh thì khán giả đến sân để xem và cổ vũ làm gì.? Hay xem các cầu thủ biểu diễn văn nghệ.Bên cạnh đó còn việc để U22 tham dự giải là một cái nhìn sai lầm,Việt Nam ko thể áp dụng như một số nước đã làm được bởi vì họ là đội biệt lập (chỉ có một nơi đào tạo họ) từ thuở mới thành lập ko liên quan gì đến các đội bóng tham dự giải nên các cầu thủ cũng đá với nhau một cách sòng phẳng. Còn Việt Nam thì khác, mỗi khi gặp đội bóng quê nhà hay nơi đã đào tạo mình thì sao...chắc ko dám đá hết mình. Điều đó là chắc chắn.
thi phạm tili152@yahoo.com Tổ chức giải ntn thì đúng là giao hưu rồi còn gì… ko thể tưởng tượng nổi !!!
Lê Công Tài Le letai70@gmail.com Chuyện chỉ ở Việt Nam mới có! Thành lập Công ty VPF (được gọi là Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp) mà chẳng chuyên nghiệp chút nào. Đưa ra bao nhiêu tiêu chí để các CLB đủ tư cách dự giải bây giờ lại đi ngược lại, nay lại đưa U22 vào để đá. Đá mà không có đội xuống hạng... thật buồn cười! Vậy thì tổ chức giải đấu làm gì, nếu không đủ CLB thi đấu thì nên dừng giải một vài năm, tổ chức lại bộ máy cho chuyên nghiệp rồi hãy đá. Bây giờ nghe nói đến bóng đá VN thật ngán... tận cổ.
Độc giả le dung batistutvn80@yahoo.com thì cho rằng: Nên hoãn thời gian khởi tranh giải VĐQG lại 1 thời gian để kiểm tra lại mọi thứ , một trong những vấn đề cần giải quyết là sự ổn định và chất lượng của giải đấu . Tôi nói đơn giản như: thuê cầu thủ ngoại, chuyển nhượng cầu thủ giá ảo, chuyển giao đội bóng 1 cách tự nhiên nhưng chỉ giải thích đơn giản như khatoco Khánh Hòa, tình hình kinh tế khó khăn dẫn đến thay đổi lùi giá trị giải đấu ... Đã nói là dần chuyển lên chuyên nghiệp, nếu vậy thì phải học hỏi từng bước đi lên chứ sao lại cứ thụt lùi mãi vậy, nếu có chuyện là đỗ thừa người này người nọ, chuyện này chuyện nọ, tốt nhất là dần dần bỏ luôn cái bịnh đổ thừa không ai chấp nhận luôn đi.