Nghịch lý nghề huấn luyện và vai trò của những người điều hành
(Dân trí) - Bóng đá Việt Nam những năm gần đây liên tiếp những các thất bại vì một trong những nguyên nhân lớn nhất là do những người điều hành bóng đá nội đang đặt người làm chuyên môn ngồi nhầm chỗ…
Chuyên gia đào tạo trẻ làm HLV đỉnh cao
Nếu như ở bóng đá chuyên nghiệp, người ta phân biệt rất rạch ròi ranh giới giữa HLV chuyên làm đội trẻ và HLV bóng đá đỉnh cao, thì dường như ở bóng đá Việt Nam, mọi thứ không được như vậy.
Ví như trường hợp của HLV Hoàng Văn Phúc, ông Phúc không phải là HLV trẻ tồi, bằng chứng là ông khá mát tay khi dẫn dắt các đội bóng trẻ. Nhưng để ông Phúc làm HLV đội tuyển quốc gia và U23 quốc gia lại là chuyện khác.
Bóng đá trẻ khác xa so với bóng đá đỉnh cao. Một cầu thủ khi trưởng thành cũng khác rất nhiều so với chính cầu thủ ấy khi còn là một cậu bé, không chỉ về sinh lý và còn về mặt tâm lý. Huấn luyện các ngôi sao bóng đá cũng chẳng bao giờ giống việc đào tạo một cậu nhóc mới vào nghề.
Thành ra mới có chuyện ông Phúc có thể làm đội trẻ tốt, nhưng đến lúc làm HLV đỉnh cao ông toàn chuốc lấy thất bại.
Gần đây, dư luận cũng nói rất nhiều đến khả năng phát triển thiếu cân bằng của đội tuyển U19 Việt Nam. Việc đội bóng thiếu sức mạnh, phát triển chiến thuật không đồng bộ với việc phát triển kỹ thuật đã được nói đến khá nhiều. Vậy vì đâu mà đội tuyển U19 Việt Nam với dàn cầu thủ đầy triển vọng lại không được đánh giá cao về mặt chiến thuật – trong khi đây lại là yếu tốt cực kỳ quan trọng, quyết định thành bại trong bóng đá đỉnh cao?
Và chúng ta đã thực sự khách quan để thẩm định tổng quát khả năng huấn luyện đỉnh cao của HLV Graechen Guillaume hay chưa?
Người viết nhấn mạnh rằng ông Guillaume là một chuyên gia giỏi. Nhưng ngay cả khi sử dụng người giỏi thì cũng cần phải đánh giá họ giỏi trong lĩnh vực nào? (cùng là họa sĩ nhưng họa sĩ chuyên vẽ phong cảnh chắc chắn sẽ khác với họa sẽ chuyên phát họa chân dung. Cùng là thợ điện nhưng người chuyên về điện công nghiệp cũng không giống với thợ điện gia dụng).
Làm HLV cũng vậy, một chuyên gia đào tạo trẻ khác rất xa so với một HLV đỉnh cao. Chưa bàn đến khả năng cập nhật thông tin huấn luyện theo 2 hướng khác nhau giữa 2 dạng chuyên gia loại này, nội khả năng đọc trận đấu cũng là một vấn đề.
Vai trò định hướng của những người điều hành
Cái thua lớn nhất của U19 Việt Nam trong những thất bại gần đây, từ trận thua Indonesia ở giải Đông Nam Á, cho đến những thất bại trên sân Thống Nhất ở giải U10 quốc tế đầu tiên là cái thua về mặt chiến thuật.
Tất cả các đối thủ khi đá với U19 Việt Nam chỉ cần đá với chúng ta 1 lần đã biết chúng ta đá kiểu gì để đối phó. Trong khi ta không kịp đọc bài của họ và không kịp thay đổi cho phù hợp thì đấy là cái chưa hay của chúng ta.
Thiếu sót của những người giữ vai trò điều hành cũng nằm ở chỗ ấy. Thay vì đọc ra những chỗ thiếu để bổ sung, nhìn ra những nhược điểm để khắc phục thì ngay chính những người điều hành bóng đá nội cũng có nhược điểm là đặt người… nhầm chỗ.
Người lãnh đạo có tài là những người biết những HLV mà họ đang dùng mạnh ở điểm nào và không mạnh ở điểm nào, qua đó chỉ dùng đến đâu thì nên dừng lại. Một khi dùng HLV sai chỗ sẽ nẩy sinh ra nguy hiểm ở chỗ: Nơi cần người thì không có, trong khi nơi vốn dành cho người khác thì lại “ấn” người không phù hợp vào đấy. Hậu quả là chỗ nào cũng thiếu!
Ở đây, người viết cho rằng VFF chưa phát huy đúng vai trò của những người làm công tác định hướng, cũng chưa thể hiện đúng vị thế của một liên đoàn cấp quốc gia.
Với riêng đội tuyển U19 Việt Nam, thay vì xem mô hình của học việc bóng đá HAGL-Arsenal.JMG là mô hình cần được nhân rộng, VFF đang đầu tư như thể đấy là mô hình duy nhất của bóng đá Việt Nam, làm như thể nhóm cầu thủ đấy là nhóm cầu thủ duy nhất đáng được phát triển.
Đừng quên rằng, cầu thủ của học viện HAGL-Arsenal.JMG là sản phẩm được đào với mục đích là tạo ra những cầu thủ tấn công để bán, chứ họ không chuyên về chuyện tạo nên những cầu thủ biết phòng ngự.
Thành ra xây dựng một đội tuyển cấp quốc gia mà chỉ dựa vào chừng đó ắt có nguy cơ tạo ra một đội bóng mất cân bằng! Tương lai của cả một nền bóng đá mà cũng chỉ trông vào nhóm cầu thủ ấy thì e rằng cũng quá bấp bênh!
Nếu như ở bóng đá chuyên nghiệp, người ta phân biệt rất rạch ròi ranh giới giữa HLV chuyên làm đội trẻ và HLV bóng đá đỉnh cao, thì dường như ở bóng đá Việt Nam, mọi thứ không được như vậy.
Ví như trường hợp của HLV Hoàng Văn Phúc, ông Phúc không phải là HLV trẻ tồi, bằng chứng là ông khá mát tay khi dẫn dắt các đội bóng trẻ. Nhưng để ông Phúc làm HLV đội tuyển quốc gia và U23 quốc gia lại là chuyện khác.
Bóng đá trẻ khác xa so với bóng đá đỉnh cao. Một cầu thủ khi trưởng thành cũng khác rất nhiều so với chính cầu thủ ấy khi còn là một cậu bé, không chỉ về sinh lý và còn về mặt tâm lý. Huấn luyện các ngôi sao bóng đá cũng chẳng bao giờ giống việc đào tạo một cậu nhóc mới vào nghề.
Thành ra mới có chuyện ông Phúc có thể làm đội trẻ tốt, nhưng đến lúc làm HLV đỉnh cao ông toàn chuốc lấy thất bại.
U19 Việt Nam còn khá nhiều khiếm khuyết ở khâu phát triển chiến thuật, ảnh: Nguyễn Đình
Gần đây, dư luận cũng nói rất nhiều đến khả năng phát triển thiếu cân bằng của đội tuyển U19 Việt Nam. Việc đội bóng thiếu sức mạnh, phát triển chiến thuật không đồng bộ với việc phát triển kỹ thuật đã được nói đến khá nhiều. Vậy vì đâu mà đội tuyển U19 Việt Nam với dàn cầu thủ đầy triển vọng lại không được đánh giá cao về mặt chiến thuật – trong khi đây lại là yếu tốt cực kỳ quan trọng, quyết định thành bại trong bóng đá đỉnh cao?
Và chúng ta đã thực sự khách quan để thẩm định tổng quát khả năng huấn luyện đỉnh cao của HLV Graechen Guillaume hay chưa?
Người viết nhấn mạnh rằng ông Guillaume là một chuyên gia giỏi. Nhưng ngay cả khi sử dụng người giỏi thì cũng cần phải đánh giá họ giỏi trong lĩnh vực nào? (cùng là họa sĩ nhưng họa sĩ chuyên vẽ phong cảnh chắc chắn sẽ khác với họa sẽ chuyên phát họa chân dung. Cùng là thợ điện nhưng người chuyên về điện công nghiệp cũng không giống với thợ điện gia dụng).
Làm HLV cũng vậy, một chuyên gia đào tạo trẻ khác rất xa so với một HLV đỉnh cao. Chưa bàn đến khả năng cập nhật thông tin huấn luyện theo 2 hướng khác nhau giữa 2 dạng chuyên gia loại này, nội khả năng đọc trận đấu cũng là một vấn đề.
Vai trò định hướng của những người điều hành
Cái thua lớn nhất của U19 Việt Nam trong những thất bại gần đây, từ trận thua Indonesia ở giải Đông Nam Á, cho đến những thất bại trên sân Thống Nhất ở giải U10 quốc tế đầu tiên là cái thua về mặt chiến thuật.
Tất cả các đối thủ khi đá với U19 Việt Nam chỉ cần đá với chúng ta 1 lần đã biết chúng ta đá kiểu gì để đối phó. Trong khi ta không kịp đọc bài của họ và không kịp thay đổi cho phù hợp thì đấy là cái chưa hay của chúng ta.
Thiếu sót của những người giữ vai trò điều hành cũng nằm ở chỗ ấy. Thay vì đọc ra những chỗ thiếu để bổ sung, nhìn ra những nhược điểm để khắc phục thì ngay chính những người điều hành bóng đá nội cũng có nhược điểm là đặt người… nhầm chỗ.
Người lãnh đạo có tài là những người biết những HLV mà họ đang dùng mạnh ở điểm nào và không mạnh ở điểm nào, qua đó chỉ dùng đến đâu thì nên dừng lại. Một khi dùng HLV sai chỗ sẽ nẩy sinh ra nguy hiểm ở chỗ: Nơi cần người thì không có, trong khi nơi vốn dành cho người khác thì lại “ấn” người không phù hợp vào đấy. Hậu quả là chỗ nào cũng thiếu!
Ở đây, người viết cho rằng VFF chưa phát huy đúng vai trò của những người làm công tác định hướng, cũng chưa thể hiện đúng vị thế của một liên đoàn cấp quốc gia.
Với riêng đội tuyển U19 Việt Nam, thay vì xem mô hình của học việc bóng đá HAGL-Arsenal.JMG là mô hình cần được nhân rộng, VFF đang đầu tư như thể đấy là mô hình duy nhất của bóng đá Việt Nam, làm như thể nhóm cầu thủ đấy là nhóm cầu thủ duy nhất đáng được phát triển.
Đừng quên rằng, cầu thủ của học viện HAGL-Arsenal.JMG là sản phẩm được đào với mục đích là tạo ra những cầu thủ tấn công để bán, chứ họ không chuyên về chuyện tạo nên những cầu thủ biết phòng ngự.
Thành ra xây dựng một đội tuyển cấp quốc gia mà chỉ dựa vào chừng đó ắt có nguy cơ tạo ra một đội bóng mất cân bằng! Tương lai của cả một nền bóng đá mà cũng chỉ trông vào nhóm cầu thủ ấy thì e rằng cũng quá bấp bênh!
Trọng Vũ