Một học viện không thể gánh nhiệm vụ cho cả nền bóng đá Việt Nam
(Dân trí) - U19 Việt Nam nói riêng và bóng đá nội nói chung còn cần gì để đạt đến đẳng cấp của bóng đá châu Á? Câu trả lời chắc chắn là cần rất nhiều! Nhưng vấn đề mấu chốt nằm ở chỗ một học viện không thể làm thay công việc của cả nền bóng đá.<br><a href='http://dantri.com.vn/the-thao/u19-viet-nam-thua-dam-han-quoc-su-khac-biet-ve-dang-cap-953891.htm'><b> >> U19 Việt Nam thua đậm Hàn Quốc: Sự khác biệt về đẳng cấp</b></a><br><a href='http://dantri.com.vn/the-thao/u19-viet-nam-chi-du-the-luc-da-60-phut-953889.htm'><b> >> U19 Việt Nam chỉ đủ thể lực đá 60 phút?</b></a>
Đá giao hữu khác, đá giải chính thức khác
Trận thua U19 Hàn Quốc với tỷ số của 1 ván tennis đưa U19 Việt Nam trở về với thực tại. Nhiều người nếu không xem trận đấu ấy có lẽ không thể tưởng tượng nổi chúng ta lại thua đậm đến vậy.
Nhưng với những ai đã xem, rõ ràng U19 Việt Nam hoàn toàn không có cửa trước đội bóng xứ Hàn. Một số ý kiến cho rằng đoàn quân của HLV Graechen Guillaume sai lầm khi từ bỏ sở trường tấn công, để chơi thứ bóng đá chặt chẽ với Hàn Quốc. Nhưng kỳ thực, nếu để ý kỹ, không phải U19 Việt Nam không muốn tấn công, mà chúng ta… không-thể-tấn-công.
Chúng ta không thể tấn công vì không nhìn thấy khoảng trống nơi hàng thủ được tổ chức tốt của đối phương, càng không thể giữ được bóng. Mà trong bóng đá, không thể giữ được bóng, lấy gì để ép sân đối phương?
Có thể U19 Việt Nam từng thắng U19 Australia đến 2 lần, từng 2 lần khác chỉ thua sát nút U19 Nhật Bản. Nhưng cần phân biệt đá vòng loại khác, đá ở VCK khác, đá các giải giao hữu và giải mời khác (Giải U19 Đông Nam Á mới đây thực chất cũng chỉ là giải mời), đá giải chính thức tầm châu lục khác.
Chúng ta cũng quên rằng bóng đá Australia hiếm khi được đánh giá cao ở các giải trẻ (thường thì cầu thủ Australia đến lúc thực sự trưởng thành, lúc lên chuyên nghiệp mới hay), chúng ta cũng quên (hay cố tình quên) thành phần U19 Nhật Bản đến Hà Nội dự giải Đông Nam Á chỉ là thành phần phụ.
U19 Hàn Quốc chắc chắn không dùng thành phần phụ ở VCK châu Á, nơi họ đặt mục tiêu bảo vệ ngôi vô địch. Và do đây là VCK giải châu Á, đội bóng xứ Hàn hay bất cứ đội nào khác đều tập trung tối đa.
Rồi khi họ đá với tất cả sự tập trung, chúng ta đã nhận thức đầy đủ rằng chúng ta đang ở đâu so với mặt bằng trình độ châu lục.
Một học viện chống lại nhiều nền bóng đá
Quay trở lại với vấn đề U19 Việt Nam nói riêng và bóng đá Việt Nam nói chung cần gì để tiếp cận với trình độ của bóng đá châu lục? Dĩ nhiên chúng ta cần rất nhiều thứ, và quan trọng nhất phải phát triển đồng bộ, có nền tảng.
Chúng tôi từng đề cập đến vấn đề bóng đá Việt Nam thông qua cách chuẩn bị cho đội tuyển U19 đang đi ngược quy trình phát triển của bóng đá thế giới.
Nếu như các nước, cụ thể là Nhật Bản hay Hàn Quốc phát triển bóng đá từ nền tảng là các CLB, là bóng đá học đường, thì bóng đá Việt Nam làm ngược lại bằng cách lờ đi sự yếu kém trong khâu đào tạo của các CLB, rồi tập trung hoàn toàn vào một đội tuyển vốn thực chất chỉ là một học viện có tăng cường.
U19 Việt Nam không thể tạo nên khác biệt trước Hàn Quốc - Ảnh: Gia Hưng
Vấn đế cũng nằm ở chỗ ấy, U19 Việt Nam đá với Nhật Bản hay Hàn Quốc chẳng khác một học viện chống lại những nền bóng đá hùng mạnh.
Nếu như đội tuyển của họ là sự tổng hợp tinh hoa của nhiều lò đào tạo, nhiều học viện khác nhau, thậm chí có bổ sung những nhân tố đang tu nghiệp ở nước ngoài, thì chúng ta lại gói gọn đội tuyển trong khuôn khổ của một học viện, chỉ bổ sung người ở những điểm mà học viện đấy không có chức năng đào tạo.
Học viện của bầu Đức không phải là không tốt, ngược lại học viện đấy rất tốt là đằng khác. Nhưng để tạo nên một đội tuyển đúng nghĩa, chúng ta cần nhiều học viện như thế. Mà muốn làm được như vậy, cần phải có sự phát triển đồng bộ.
Không thể có một đội tuyển mạnh, nếu nền tảng từ chính các CLB không mạnh. Riêng chuyện tiến lên tầm châu lục là chuyện phải có lộ trình, và lộ trình đấy phải được cụ thể hóa qua việc xây dựng nền tảng từ các CLB như thế nào (Thái Lan đang làm được việc này). Tiếc rằng người lớn cứ cố tình lờ đi lộ trình này, rồi mượn hào quang từ học viện của bầu Đức để “núp gió”.
Cũng đừng vội nghĩ đến chuyện xóa sạch sự hiện diện của các đội tuyển khác, giao mọi trọng trách của bóng đá nội cho độ U19 hiện tại. Vẫn phải nên nhắc lại rằng bất cứ đội tuyển nào cũng phải được xây dựng dựa trên sự tổng hợp tinh hoa của cả nền bóng đá, chứ một nền bóng đá không thể cứ đi vun đắp cho một học viện!
Trận thua U19 Hàn Quốc với tỷ số của 1 ván tennis đưa U19 Việt Nam trở về với thực tại. Nhiều người nếu không xem trận đấu ấy có lẽ không thể tưởng tượng nổi chúng ta lại thua đậm đến vậy.
Nhưng với những ai đã xem, rõ ràng U19 Việt Nam hoàn toàn không có cửa trước đội bóng xứ Hàn. Một số ý kiến cho rằng đoàn quân của HLV Graechen Guillaume sai lầm khi từ bỏ sở trường tấn công, để chơi thứ bóng đá chặt chẽ với Hàn Quốc. Nhưng kỳ thực, nếu để ý kỹ, không phải U19 Việt Nam không muốn tấn công, mà chúng ta… không-thể-tấn-công.
Chúng ta không thể tấn công vì không nhìn thấy khoảng trống nơi hàng thủ được tổ chức tốt của đối phương, càng không thể giữ được bóng. Mà trong bóng đá, không thể giữ được bóng, lấy gì để ép sân đối phương?
Có thể U19 Việt Nam từng thắng U19 Australia đến 2 lần, từng 2 lần khác chỉ thua sát nút U19 Nhật Bản. Nhưng cần phân biệt đá vòng loại khác, đá ở VCK khác, đá các giải giao hữu và giải mời khác (Giải U19 Đông Nam Á mới đây thực chất cũng chỉ là giải mời), đá giải chính thức tầm châu lục khác.
U19 Việt Nam đá với U19 Hàn Quốc chẳng khác nào hình ảnh của một học viện chống lại cả nền bóng đá - Ảnh: Gia Hưng
Chúng ta cũng quên rằng bóng đá Australia hiếm khi được đánh giá cao ở các giải trẻ (thường thì cầu thủ Australia đến lúc thực sự trưởng thành, lúc lên chuyên nghiệp mới hay), chúng ta cũng quên (hay cố tình quên) thành phần U19 Nhật Bản đến Hà Nội dự giải Đông Nam Á chỉ là thành phần phụ.
U19 Hàn Quốc chắc chắn không dùng thành phần phụ ở VCK châu Á, nơi họ đặt mục tiêu bảo vệ ngôi vô địch. Và do đây là VCK giải châu Á, đội bóng xứ Hàn hay bất cứ đội nào khác đều tập trung tối đa.
Rồi khi họ đá với tất cả sự tập trung, chúng ta đã nhận thức đầy đủ rằng chúng ta đang ở đâu so với mặt bằng trình độ châu lục.
Một học viện chống lại nhiều nền bóng đá
Quay trở lại với vấn đề U19 Việt Nam nói riêng và bóng đá Việt Nam nói chung cần gì để tiếp cận với trình độ của bóng đá châu lục? Dĩ nhiên chúng ta cần rất nhiều thứ, và quan trọng nhất phải phát triển đồng bộ, có nền tảng.
Chúng tôi từng đề cập đến vấn đề bóng đá Việt Nam thông qua cách chuẩn bị cho đội tuyển U19 đang đi ngược quy trình phát triển của bóng đá thế giới.
Nếu như các nước, cụ thể là Nhật Bản hay Hàn Quốc phát triển bóng đá từ nền tảng là các CLB, là bóng đá học đường, thì bóng đá Việt Nam làm ngược lại bằng cách lờ đi sự yếu kém trong khâu đào tạo của các CLB, rồi tập trung hoàn toàn vào một đội tuyển vốn thực chất chỉ là một học viện có tăng cường.
U19 Việt Nam không thể tạo nên khác biệt trước Hàn Quốc - Ảnh: Gia Hưng
Vấn đế cũng nằm ở chỗ ấy, U19 Việt Nam đá với Nhật Bản hay Hàn Quốc chẳng khác một học viện chống lại những nền bóng đá hùng mạnh.
Nếu như đội tuyển của họ là sự tổng hợp tinh hoa của nhiều lò đào tạo, nhiều học viện khác nhau, thậm chí có bổ sung những nhân tố đang tu nghiệp ở nước ngoài, thì chúng ta lại gói gọn đội tuyển trong khuôn khổ của một học viện, chỉ bổ sung người ở những điểm mà học viện đấy không có chức năng đào tạo.
Học viện của bầu Đức không phải là không tốt, ngược lại học viện đấy rất tốt là đằng khác. Nhưng để tạo nên một đội tuyển đúng nghĩa, chúng ta cần nhiều học viện như thế. Mà muốn làm được như vậy, cần phải có sự phát triển đồng bộ.
Không thể có một đội tuyển mạnh, nếu nền tảng từ chính các CLB không mạnh. Riêng chuyện tiến lên tầm châu lục là chuyện phải có lộ trình, và lộ trình đấy phải được cụ thể hóa qua việc xây dựng nền tảng từ các CLB như thế nào (Thái Lan đang làm được việc này). Tiếc rằng người lớn cứ cố tình lờ đi lộ trình này, rồi mượn hào quang từ học viện của bầu Đức để “núp gió”.
Cũng đừng vội nghĩ đến chuyện xóa sạch sự hiện diện của các đội tuyển khác, giao mọi trọng trách của bóng đá nội cho độ U19 hiện tại. Vẫn phải nên nhắc lại rằng bất cứ đội tuyển nào cũng phải được xây dựng dựa trên sự tổng hợp tinh hoa của cả nền bóng đá, chứ một nền bóng đá không thể cứ đi vun đắp cho một học viện!
Trọng Vũ