1. Dòng sự kiện:
  2. Giải chạy Unique Nha Trang H-Marathon 2024

Man City mua tiền đạo: 266 triệu bảng và hơn thế nữa

(Dân trí) - Man City vừa chi 20,6 triệu bảng để chiêu mộ Alvaro Negredo và đó chỉ là chuyện thường như cơm bữa với họ. Từ năm 2007 đến nay, The Citizens đã bỏ ra tổng cộng 266 triệu bảng vì các tiền đạo và con số này hứa hẹn sẽ còn tăng lên trong tương lai.

Không phải tự dưng mà người ta gán cho Man City biệt danh “gã trọc phú của nước Anh”. Phong cách tiêu tiền rất hoang phí của đội chủ sân Etihad đã bắt đầu ngay trước cả khi được tập đoàn giàu sụ ADUG mua lại.

Trong đó, Man “Xanh” đặc biệt biết cách “ném tiền qua cửa sổ” với những thương vụ mua tiền đạo. 6 năm qua, số tiền The Citizens chi ra cho các chân sút đã lên tới 266 triệu bảng và thậm chí, với “truyền thống” thất bại khi mua tiền đạo bao năm qua, Man City có lẽ sẽ còn tiếp tục “nếm trái đắng” như phần lớn các bản hợp đồng dưới đây.

Rolando Bianchi

Rolando Bianchi
từng được xem là một tài năng đầy triển vọng của xứ mì ống trước khi cập bến Man “Xanh” từ Reggina mùa hè năm 2007 với giá 8,8 triệu bảng. Thế nhưng, ở thành Manchester, Bianchi chỉ là “người thừa” không hơn không kém và rồi chỉ sau 1 mùa giải, chân sút này bị đẩy cho Lazio mượn trước khi phải “bán xới” đến Torino nhằm cứu vãn sự nghiệp.

Rolando Bianchi

Cũng trong “phiên chợ Hè” 2007, Man City còn chi thêm 5,75 triệu bảng để chiêu mộ một cây săn bàn khác từ Serie A là Valeri Bojinov. Tuy nhiên, “sao quả tạ” đã chiếu lên cựu cầu thủ Fiorentina này khi anh sớm dính chấn thương dây chằng nghiêm trọng và chỉ ra sân vẻn vẹn 12 lần rồi lầm lũi xách va li ra đi 2 năm sau đó.

Rolando Bianchi

Ngay từ cái thời chưa “hóa rồng”, nửa “Xanh” thành Manchester cũng đã rất biết cách “tiêu hoang” với những thương vụ mua cầu thủ tấn công. Felipe Caicedo, tiền đạo có giá 5,2 triệu bảng từ Basel, tiếp tục là một minh chứng khác cho nhận định này với thành tích ghi bàn khiêm tốn 7 bàn qua 35 trận trong màu áo xanh.

Sai lầm trên thị trường chuyển nhượng tiền đạo của Man City được nối dài ở trường hợp của

Sai lầm trên thị trường chuyển nhượng tiền đạo của Man City được nối dài ở trường hợp của Benjani. Mất 3,87 triệu bảng để mua đứt tiền đạo này từ Portsmouth vào “phiên chợ Đông” năm 2008 nhưng The Citizens chẳng mấy khi sử dụng anh bởi nửa năm sau đó, một làn sóng “hàng hiệu” đã ồ ạt cập bến City of Manchester (tên cũ của sân Etihad) khiến những cầu thủ trung bình như Benjani hết “đất sống”.

Sai lầm trên thị trường chuyển nhượng tiền đạo của Man City được nối dài ở trường hợp của

Mùa hè 2008 chứng kiến bước đổi thay lịch sử ở Man City khi họ đột ngột biến từ một CLB khốn khó thành “gã nhà giàu” nước Anh nhờ được những ông chủ tới từ Ả Rập mua lại. Ngay tức khắc, họ gây sốc cho cả thế giới bằng việc bỏ ra tới 33 triệu bảng mua Robinho từ Real Madrid. Tuy nhiên, Robinho chỉ chơi hay ở thời gian đầu mới tới nước Anh còn sau đó, cầu thủ từng được gán với biệt danh “tiểu Pele” này đã trở thành cái bóng mờ của chính mình trước khi đào tẩu sang AC Milan.

Một chân sút người Brazil khác cũng gia nhập Man “Xanh” trong mùa hè năm đó là

Một chân sút người Brazil khác cũng gia nhập Man “Xanh” trong mùa hè năm đó là Jo, cầu thủ có giá 18 triệu bảng từ CSKA Moscow. Tệ hơn cả Robinho, Jo chỉ ghi được có 6 bàn sau 42 trận cho Man City để rồi phải lặng lẽ “biến mất” khỏi biên chế CLB này 3 năm sau đó.

Ở kì chuyển nhượng mùa hè năm 2008, tập đoàn ADUG chưa có nhiều thời gian để “đi chợ”

Ở kì chuyển nhượng mùa hè năm 2008, tập đoàn ADUG chưa có nhiều thời gian để “đi chợ”
cho thỏa thích. Thế nên tới “phiên chợ Đông” 2009, họ “bơm tiền” không biết mệt cho Man City mua về những ngôi sao như Craig Bellamy . Bản hợp đồng 14 triệu bảng từ West Ham này thi đấu tương tốt đối ở thành Manchester trước khi gây hấn với ông thầy Roberto Mancini và bị tống khứ tới Cardiff.

Phải tới tận mùa hè này, Man City mới chính thức dứt được nợ với

Phải tới tận mùa hè này, Man City mới chính thức dứt được nợ với Roque Santa Cruz, trung phong từng khiến họ tiêu tốn đến 18 triệu bảng 4 năm về trước. Chân sút người Paraguay này không bao giờ cạnh tranh nổi suất đá chính trong một môi trường quá khốc liệt như Man City và tính ra, The Citizens mất 4,5 triệu bảng cho mỗi bàn thắng của Santa Cruz. Quá sức phí phạm!

Nhìn chung,

Nhìn chung, Carlos Tevez là một thương vụ khá thành công của Man City, nếu bỏ qua scandal từ chối vào sân ầm ĩ giữa El Apache với HLV Mancini. Cũng chính vì những rắc rối liên quan tới Tevez, Man City mới phải bán đi hảo thủ người Argentina cho Juventus chỉ để lấy về 10 triệu bảng.

4 bàn thắng trong 5 trận đầu tay,

4 bàn thắng trong 5 trận đầu tay, Adebayor được kì vọng sẽ là chân sút chủ lực của Man “Xanh” trong nhiều năm. Thế nhưng, cựu cầu thủ Arsenal nhanh chóng bị Roberto Mancini đẩy lên ghế dự bị và giờ cũng đang chìm nghỉm trong màu áo Tottenham.

Nếu nói về những rắc rối, cả Tevez hay Adebayor còn “hiền chán” khi đặt bên cạnh siêu quậy

Nếu nói về những rắc rối, cả Tevez hay Adebayor còn “hiền chán” khi đặt bên cạnh siêu quậy Mario Balotelli. Người ta nhớ về những màn trình diễn trên sân cỏ của Balotelli thì ít mà nhớ bao trò gây rối do “ngựa chứng” tạo ra thì nhiều. Để chân sút 22 tuổi chuyển tới AC Milan nửa năm trước, Man City như thể đã thoát được một gánh nặng.

Bỏ ra 27 triệu bảng để mua về một chân sút luôn bị xem là “dự bị hạng sang” như

Bỏ ra 27 triệu bảng để mua về một chân sút luôn bị xem là “dự bị hạng sang” như Edin Dzeko, bộ sậu chuyển nhượng ở Etihad lại chứng tỏ khả năng “đốt tiền” siêu việt của mình.

Thương vụ đặc biệt thành công hiếm hoi khi mua “sát thủ” của Man City chính là

Thương vụ đặc biệt thành công hiếm hoi khi mua “sát thủ” của Man City chính là Sergio Aguero. Đắt xắt ra miếng, 38 triệu bảng của The Citizens đã phát huy hiệu quả khi chính El Kun đã ghi bàn quyết định mang về chức VĐQG sau nửa thế kỉ chờ đợi cho Man “Xanh” ở mùa giải 2011-2012.

Nguyễn Huy