Hai mục tiêu vàng của bóng đá Việt Nam trong năm Ất Mùi
(Dân trí) - Năm ngoái và các năm trước nữa, một số đội tuyển bóng đá Việt Nam đã đánh mất vị thế của mình ở làng cầu Đông Nam Á. Trước thềm năm mới Ất Mùi, người hâm mộ đang nghĩ về chuyện lấy lại vị trí của bóng đá nội.
Đội tuyển U23 và mục tiêu vào chung kết SEA Games 28. Ban đầu, VFF hay nói đúng hơn là chủ tịch VFF tuyên bố không màn đến thành tích ở đấu trưởng SEA Games, hòng “dọn đường” cho lứa U19 của bầu Đức năm ngoái lên đội tuyển U23 Việt Nam, làm nòng cốt cho đội bóng này ở chiến dịch SEA Games 28.
Ý kiến này ngay lập tức bị chỉ trích mạnh mẽ từ nhiều phía, bởi đá bóng nói riêng và chơi thể thao đỉnh cao nói chung mà không nói đến chuyện thành tích, không nghĩ đến việc ganh đua thì chẳng khác nào đang triệt tiêu sự phát triển.
Vả lại, hướng về đấu trường thể thao khu vực mà không nghĩ đến chuyện cạnh tranh thành tích là không xem trọng đối thủ, không xem trọng đại hội, cũng như đang lãng phí nguồn lực của xã hội. Bởi, chuyện của đội tuyển U23 ở SEA Games không phải là chuyện của riêng VFF, mà đội tuyển đấy phải làm nhiệm vụ cho cả nền thể thao Việt Nam nói chung.
Trong khi đất nước còn nghèo, gửi đội tuyển nào dự đại hội nào là cả một quá trình thẩm định, rồi đầu tư, lựa chọn, mà nói đến chuyện dự đại hội không phục vụ việc cạnh tranh, không phục vụ sự phát triển thì có phải là lãng phí hay không?
Đấy cũng chính là lý do mà cơ quan quản lý nhà nước lập tức không đồng tình với ý kiến trên, trước khi Ủy ban Olympic Việt Nam đặt ra chỉ tiêu vào chung kết SEA Games 28 cho đội U23. Đây là chỉ tiêu buộc đội tuyển phải phấn đấu và có cái đích cụ thể để vươn lên.
Thậm chí, nhiều người còn nghĩ đến chuyện chúng ta phải làm hơn thế. Vì nếu như người Thái đã mạnh dạn đặt chỉ tiêu tiếp cận trình độ châu lục, kiếm vé dự VCK World Cup 2018 và dự Olympic Rio 2016, thì chỉ tiêu chung kết hay HCV của U23 Việt Nam vẫn chưa là gì cả. Đồng thời, xét về thực lực, chỉ tiêu ấy chưa phải là hoang đường với bóng đá Việt Nam.
Đội tuyển bóng đá nữ và ngôi hậu Đông Nam Á. Năm 2014 khó gọi là năm vui với bóng đá nữ Việt Nam. Cho dù chúng ta vào đến tứ kết Asiad 17, nhưng công bằng mà nói đường vào đến giai đoạn tứ kết của chúng ta không gặp nhiều trở ngại.
Trên suốt hành trình vào tứ kết ấy, chỉ có trận thắng Thái Lan ở vòng 1/8 là đáng kể. Nhưng ngay cả Thái Lan ở Asiad cũng không dùng thành phần mạnh nhất, bởi nhiều trụ cột của họ đã được đưa tập huấn tại châu Âu, chuẩn bị cho chiến dịch VCK World Cup bóng đá nữ 2015.
Và, nhắc đến World Cup bóng đá nữ 2015 thì đấy mới thực sự là nỗi đau của người hâm mộ bóng đá Việt Nam. Đấy là giải đấu mà ngay ở vòng loại (tức VCK giải vô địch bóng đá nữ châu Á 2014), chúng ta đã có hẳn chiến dịch đưa trận play-off tranh vé dự VCK World Cup và cả chiến dịch VCK giải châu Á về sân nhà.
Nhưng rồi, sự thua sút về mặt đẳng cấp đã khiến bóng đá nữ Việt Nam thất bại trước chính Thái Lan trong trận tranh vé đến Canada dự VCK World Cup bóng đá nữ.
Công bằng mà, sau năm 2014, bóng đá nữ Việt Nam không còn giữ vị trí số 1 Đông Nam Á, mà vị trí này hiện ở trong tay người Thái. Thành ra, năm 2015, khi giải vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á được tổ chức trên sân nhà, người hâm mộ hy vọng rằng chúng ta sẽ lật đổ ngôi số 1 của bóng đá Thái Lan, trở lại vị trí cao nhất trong làng cầu nữ khu vực.
Tìm lại vị trí số không đơn thuần là thắng Thái Lan một hay hai trận, hoặc ngôi vô địch ở giải nữ Đông Nam Á, mà còn là diện mạo mới trong lối chơi, trong cách tổ chức đội tuyển nữ nói riêng và bóng đá nữ nói chung được xem là đã khá lạc hậu so với trào lưu phát triển chung của bóng đá nữ thế giới.
Đấy dĩ nhiên là nhiệm vụ không hề đơn giản, nhưng không lẽ đã thấy rõ là kém người khác, thấy rõ là đã lạc hậu mà còn không thay đổi?
Thành ra, bóng đá nữ Việt Nam trước thềm năm mới đang đối diện với những thách thức không hề nhỏ, mà người hâm mộ rằng chúng ta sẽ đi đúng đường, để tìm về đúng với quỹ đạo phát triển chung của bóng đá nữ toàn cầu, tìm về với vị trí từng có của chính chúng ta.
Ý kiến này ngay lập tức bị chỉ trích mạnh mẽ từ nhiều phía, bởi đá bóng nói riêng và chơi thể thao đỉnh cao nói chung mà không nói đến chuyện thành tích, không nghĩ đến việc ganh đua thì chẳng khác nào đang triệt tiêu sự phát triển.
Vả lại, hướng về đấu trường thể thao khu vực mà không nghĩ đến chuyện cạnh tranh thành tích là không xem trọng đối thủ, không xem trọng đại hội, cũng như đang lãng phí nguồn lực của xã hội. Bởi, chuyện của đội tuyển U23 ở SEA Games không phải là chuyện của riêng VFF, mà đội tuyển đấy phải làm nhiệm vụ cho cả nền thể thao Việt Nam nói chung.
Trong khi đất nước còn nghèo, gửi đội tuyển nào dự đại hội nào là cả một quá trình thẩm định, rồi đầu tư, lựa chọn, mà nói đến chuyện dự đại hội không phục vụ việc cạnh tranh, không phục vụ sự phát triển thì có phải là lãng phí hay không?
U23 Việt Nam vẫn là đội bóng nhận được nhiều hy vọng
Đấy cũng chính là lý do mà cơ quan quản lý nhà nước lập tức không đồng tình với ý kiến trên, trước khi Ủy ban Olympic Việt Nam đặt ra chỉ tiêu vào chung kết SEA Games 28 cho đội U23. Đây là chỉ tiêu buộc đội tuyển phải phấn đấu và có cái đích cụ thể để vươn lên.
Thậm chí, nhiều người còn nghĩ đến chuyện chúng ta phải làm hơn thế. Vì nếu như người Thái đã mạnh dạn đặt chỉ tiêu tiếp cận trình độ châu lục, kiếm vé dự VCK World Cup 2018 và dự Olympic Rio 2016, thì chỉ tiêu chung kết hay HCV của U23 Việt Nam vẫn chưa là gì cả. Đồng thời, xét về thực lực, chỉ tiêu ấy chưa phải là hoang đường với bóng đá Việt Nam.
Đội tuyển bóng đá nữ và ngôi hậu Đông Nam Á. Năm 2014 khó gọi là năm vui với bóng đá nữ Việt Nam. Cho dù chúng ta vào đến tứ kết Asiad 17, nhưng công bằng mà nói đường vào đến giai đoạn tứ kết của chúng ta không gặp nhiều trở ngại.
Đội tuyển nữ Việt Nam có mục tiêu trở lại vị trí số 1 khu vực
Trên suốt hành trình vào tứ kết ấy, chỉ có trận thắng Thái Lan ở vòng 1/8 là đáng kể. Nhưng ngay cả Thái Lan ở Asiad cũng không dùng thành phần mạnh nhất, bởi nhiều trụ cột của họ đã được đưa tập huấn tại châu Âu, chuẩn bị cho chiến dịch VCK World Cup bóng đá nữ 2015.
Và, nhắc đến World Cup bóng đá nữ 2015 thì đấy mới thực sự là nỗi đau của người hâm mộ bóng đá Việt Nam. Đấy là giải đấu mà ngay ở vòng loại (tức VCK giải vô địch bóng đá nữ châu Á 2014), chúng ta đã có hẳn chiến dịch đưa trận play-off tranh vé dự VCK World Cup và cả chiến dịch VCK giải châu Á về sân nhà.
Nhưng rồi, sự thua sút về mặt đẳng cấp đã khiến bóng đá nữ Việt Nam thất bại trước chính Thái Lan trong trận tranh vé đến Canada dự VCK World Cup bóng đá nữ.
Công bằng mà, sau năm 2014, bóng đá nữ Việt Nam không còn giữ vị trí số 1 Đông Nam Á, mà vị trí này hiện ở trong tay người Thái. Thành ra, năm 2015, khi giải vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á được tổ chức trên sân nhà, người hâm mộ hy vọng rằng chúng ta sẽ lật đổ ngôi số 1 của bóng đá Thái Lan, trở lại vị trí cao nhất trong làng cầu nữ khu vực.
Tìm lại vị trí số không đơn thuần là thắng Thái Lan một hay hai trận, hoặc ngôi vô địch ở giải nữ Đông Nam Á, mà còn là diện mạo mới trong lối chơi, trong cách tổ chức đội tuyển nữ nói riêng và bóng đá nữ nói chung được xem là đã khá lạc hậu so với trào lưu phát triển chung của bóng đá nữ thế giới.
Đấy dĩ nhiên là nhiệm vụ không hề đơn giản, nhưng không lẽ đã thấy rõ là kém người khác, thấy rõ là đã lạc hậu mà còn không thay đổi?
Thành ra, bóng đá nữ Việt Nam trước thềm năm mới đang đối diện với những thách thức không hề nhỏ, mà người hâm mộ rằng chúng ta sẽ đi đúng đường, để tìm về đúng với quỹ đạo phát triển chung của bóng đá nữ toàn cầu, tìm về với vị trí từng có của chính chúng ta.
Trọng Vũ