Hai đội tuyển bóng đá nam đang tiến bộ từng ngày
(Dân trí) - Cả đội tuyển quốc gia lẫn đội tuyển Olympic đều cho thấy những dấu hiệu tích cực sau thời gian ngắn được dẫn dắt bởi HLV Miura. Mặt tích cực rõ nhất có lẽ là khâu thể lực và tốc độ chơi bóng.
Lối chơi mang dáng dấp hiện đại
Một trong những lý do để VFF đưa HLV Miura về dẫn dắt đội tuyển Việt Nam đấy chính là VFF muốn vị HLV người Nhật cải thiện lối chơi của đội tuyển. Sau này, HLV Miura được kiêm nhiệm luôn đội tuyển Olympic.
Sở dĩ cấp trên của ông Miura muốn ông cải thiện lối chơi cho các đội tuyển cấp quốc gia và mấy năm trở lại đây, các đội tuyển bị đánh giá là đá thiếu hiện đại.
Qua những gì mà vị HLV người Nhật truyền đạt cho cầu thủ của mình trên sân tập, thấy rõ là ông đang thổi một phong cách mới vào đội tuyển quốc gia và đội tuyển Olympic.
Tiền đạo cựu binh Lê Công Vinh cho biết nhận thức của các cầu thủ đã có sự thay đổi. Tiền đạo này cho hay HLV Miura đã có những nhắc nhở khá bổ ích cho các cầu thủ, đó là họ phải làm gì khi có bóng và đặc biệt là phải chơi như thế nào khi không có bóng.
Theo Lê Công Vinh, ngay cả khi không có bóng, các cầu thủ cũng phải thi đấu rất tích cực, nhằm hạn chế không gian và thời gian hoạt động của đối phương. Phương châm của ông thầy người Nhật là đội bóng phải phòng ngự ngay từ vị trí tiền đạo và phải bắt đầu phát động tấn công ngay từ vị trí của thủ môn.
Đấy là điều bình thường đối với các đội bóng chuyên nghiệp, nhưng với bóng đá Việt Nam, đấy có thể là thay đổi lớn, vì cầu thủ nội khá lười di chuyển, lại không có ý thức di chuyển không bóng tốt như cầu thủ chuyên nghiệp thực sự nước ngoài.
Nếu đội tuyển quốc gia Việt Nam và đội tuyển Olympic thực sự thay đổi về chất, thực sự chuyển biến từ trong suy nghĩ của các cầu thủ, đấy có thể nói là tín hiệu đáng mừng đối với từng đội bóng kể trên, bởi điều đó cũng đồng nghĩa HLV Miura đang từng bước thay đổi khâu khó nhất nơi cầu thủ nội.
Thể lực và tốc độ thay đổi
Mà để đạt được sự tiến bộ về cách thức chơi bóng, cách thức di chuyển, bản thân từng tuyển thủ phải thay đổi về chất lượng thể lực. Chỉ có thể lực tốt mới giúp cho các cầu thủ di chuyển liên tục, cũng như đảm bảo yêu cầu của HLV Miura.
Phương pháp tập thể lực mới của HLV Miura, cùng sự nghiêm túc trong từng bài tập của vị HLV người Nhật đang đem lại kết quả tốt cho các học trò của ông. Ở từng CLB, cầu thủ quen tập qua loa, dẫn đến thể lực kém cũng như khả năng di chuyển kém khi đá V-League.
Lên đội tuyển, HLV Miura không chấp nhận điều đó và ông đang buộc các học trò phải tuân theo yêu cầu của mình. Phương pháp này là điều mà người ta từng thấy dưới thời HLV Calisto. Đấy là những bài tập thể lực xen kẽ trong những bài tập chiến thuật và kỹ thuật, giúp cho các cầu thủ không bị nhàm chán.
Sở dĩ thời HLV Calisto, các tuyển thủ Việt Nam di chuyển tốt hơn, rộng hơn và thoáng hơn so với thời các HLV nội nắm đội tuyển là nhờ họ tích lũy được cái nền thể lực tốt. Giờ, HLV Miura đang dần tái hiện điều đó nơi đội tuyển quốc gia và đội tuyển Olympic.
Thể lực tốt sẽ giúp cho tốc độ chơi bóng của các cầu thủ nhanh hơn, sự nhịp nhàng trong di chuyển tăng lên, trong khi cự ly giữa các tuyến được giữ hợp lý hơn.
Có vẻ như vị HLV người Nhật đang đi đúng đường trong việc cải thiện chất lượng của đội tuyển, bắt đầu từ khâu cải thiện thể lực và ý thức chơi bóng. HLV Miura cần có sự ủng hộ trong cách làm của mình, bởi với cách làm qua loa như dưới thời những HLV nội mấy năm gần đây, bóng đá Việt Nam đã nhận quá nhiều thất bại vì tập không tốt thì đá cũng khó tốt.
Dĩ nhiên, trong quá trình xây dựng thói quen mới, phương thức mới, cách vận hành lối chơi mới bao giờ cũng có những khó khăn, không phải cầu thủ nào cũng thích nghi ngay được. Nhưng nếu không khắt khe từ ngay trên sân tập, nếu không thay đổi ngay từ bây giờ, các đội tuyển cấp quốc gia sẽ tiếp tục đối diện với nguy cơ tụt hậu so với làng cầu quốc tế.
Một trong những lý do để VFF đưa HLV Miura về dẫn dắt đội tuyển Việt Nam đấy chính là VFF muốn vị HLV người Nhật cải thiện lối chơi của đội tuyển. Sau này, HLV Miura được kiêm nhiệm luôn đội tuyển Olympic.
Sở dĩ cấp trên của ông Miura muốn ông cải thiện lối chơi cho các đội tuyển cấp quốc gia và mấy năm trở lại đây, các đội tuyển bị đánh giá là đá thiếu hiện đại.
Qua những gì mà vị HLV người Nhật truyền đạt cho cầu thủ của mình trên sân tập, thấy rõ là ông đang thổi một phong cách mới vào đội tuyển quốc gia và đội tuyển Olympic.
Tiền đạo cựu binh Lê Công Vinh cho biết nhận thức của các cầu thủ đã có sự thay đổi. Tiền đạo này cho hay HLV Miura đã có những nhắc nhở khá bổ ích cho các cầu thủ, đó là họ phải làm gì khi có bóng và đặc biệt là phải chơi như thế nào khi không có bóng.
Các đội tuyển quốc gia đang có chuyển biến tích cực dưới thời HLV Miura
Theo Lê Công Vinh, ngay cả khi không có bóng, các cầu thủ cũng phải thi đấu rất tích cực, nhằm hạn chế không gian và thời gian hoạt động của đối phương. Phương châm của ông thầy người Nhật là đội bóng phải phòng ngự ngay từ vị trí tiền đạo và phải bắt đầu phát động tấn công ngay từ vị trí của thủ môn.
Đấy là điều bình thường đối với các đội bóng chuyên nghiệp, nhưng với bóng đá Việt Nam, đấy có thể là thay đổi lớn, vì cầu thủ nội khá lười di chuyển, lại không có ý thức di chuyển không bóng tốt như cầu thủ chuyên nghiệp thực sự nước ngoài.
Nếu đội tuyển quốc gia Việt Nam và đội tuyển Olympic thực sự thay đổi về chất, thực sự chuyển biến từ trong suy nghĩ của các cầu thủ, đấy có thể nói là tín hiệu đáng mừng đối với từng đội bóng kể trên, bởi điều đó cũng đồng nghĩa HLV Miura đang từng bước thay đổi khâu khó nhất nơi cầu thủ nội.
Thể lực và tốc độ thay đổi
Mà để đạt được sự tiến bộ về cách thức chơi bóng, cách thức di chuyển, bản thân từng tuyển thủ phải thay đổi về chất lượng thể lực. Chỉ có thể lực tốt mới giúp cho các cầu thủ di chuyển liên tục, cũng như đảm bảo yêu cầu của HLV Miura.
Phương pháp tập thể lực mới của HLV Miura, cùng sự nghiêm túc trong từng bài tập của vị HLV người Nhật đang đem lại kết quả tốt cho các học trò của ông. Ở từng CLB, cầu thủ quen tập qua loa, dẫn đến thể lực kém cũng như khả năng di chuyển kém khi đá V-League.
Lên đội tuyển, HLV Miura không chấp nhận điều đó và ông đang buộc các học trò phải tuân theo yêu cầu của mình. Phương pháp này là điều mà người ta từng thấy dưới thời HLV Calisto. Đấy là những bài tập thể lực xen kẽ trong những bài tập chiến thuật và kỹ thuật, giúp cho các cầu thủ không bị nhàm chán.
Sở dĩ thời HLV Calisto, các tuyển thủ Việt Nam di chuyển tốt hơn, rộng hơn và thoáng hơn so với thời các HLV nội nắm đội tuyển là nhờ họ tích lũy được cái nền thể lực tốt. Giờ, HLV Miura đang dần tái hiện điều đó nơi đội tuyển quốc gia và đội tuyển Olympic.
Thể lực tốt sẽ giúp cho tốc độ chơi bóng của các cầu thủ nhanh hơn, sự nhịp nhàng trong di chuyển tăng lên, trong khi cự ly giữa các tuyến được giữ hợp lý hơn.
Có vẻ như vị HLV người Nhật đang đi đúng đường trong việc cải thiện chất lượng của đội tuyển, bắt đầu từ khâu cải thiện thể lực và ý thức chơi bóng. HLV Miura cần có sự ủng hộ trong cách làm của mình, bởi với cách làm qua loa như dưới thời những HLV nội mấy năm gần đây, bóng đá Việt Nam đã nhận quá nhiều thất bại vì tập không tốt thì đá cũng khó tốt.
Dĩ nhiên, trong quá trình xây dựng thói quen mới, phương thức mới, cách vận hành lối chơi mới bao giờ cũng có những khó khăn, không phải cầu thủ nào cũng thích nghi ngay được. Nhưng nếu không khắt khe từ ngay trên sân tập, nếu không thay đổi ngay từ bây giờ, các đội tuyển cấp quốc gia sẽ tiếp tục đối diện với nguy cơ tụt hậu so với làng cầu quốc tế.
Kim Điền