Đội bóng thay “tướng” đầu tiên trong năm mới Giáp Ngọ
(Dân trí) - Thông báo bổ nhiệm GĐKT mới được đưa ra vào ngày 27/1, nhưng phải đến ngày 3/2 (tức mùng 4 Tết), B.Bình Dương và ông Lê Thụy Hải mới tập buổi đầu cùng nhau, qua đó đội bóng đất Thủ Dầu trở thành đội bóng đầu tiên trong năm Giáp Ngọ có “thuyền trưởng” mới…
Thay tướng liệu có đổi vận?
Trên lý thuyết, ông Lê Thụy Hải được đăng ký với chức danh Giám đốc kỹ thuật (GĐKT) của CLB B.Bình Dương. Nhưng trên thực tế, vai trò của ông ở đất Thủ Dầu không khác một HLV trưởng. Còn người được đăng ký trong vai trò HLV trưởng là ông Nguyễn Minh Dũng giờ chỉ đóng vai trợ lý cho ông Hải.
B.Bình Dương buộc phải làm cái việc chẳng đặng đừng là thay “tướng” giữa dòng, bởi khởi đầu của họ tại V-League khá tệ, so với sự đầu tư mà đội bóng này đã thực hiện trong giai đoạn chuyển nhượng đầu mùa giải.
Đội bóng của HLV Nguyễn Minh Dũng khi đó thua Hà Nội T&T ở ngày mở màn giải đấu theo cách mà họ gần như bất lực trước đối phương.
Thua Hà Nội T&T trên sân Hàng Đẫy dĩ nhiên chưa phải là thảm họa, nhưng vấn đề nằm ở chỗ B.Bình Dương muốn vô địch, lại không hề có cơ hội để chiến thắng trước nhà ĐKVĐ thì rõ ràng tầm của họ vẫn ở dưới đắng cấp hàng đầu tại V-League.
Trận đấu thứ 2 và cũng là trận đấu cuối cùng dưới triều đại ngắn ngủi của HLV Minh Dũng chính là trận hòa thất vọng với Than Quảng Ninh ngay trên sân nhà.
Không những không thể ghi bàn vào lưới đội bóng vùng mỏ, B.Bình Dương còn vài lần suýt thua. Nghĩa là dù toàn sao, những đội bóng đất Thủ Dầu vẫn còn đầy vấn đề ở cả hàng tấn công lẫn hàng phòng ngự.
Chính trận hòa ấy khiến cho lãnh đạo CLB B.Bình Dương nhận ra rằng họ không thể kiên nhẫn hơn nữa, bởi nếu để sẩy chân thêm vài trận, đội bóng đất Thủ Dầu có khi mất luôn tham vọng vô địch V-League 2014.
Hợp rồi lại tan, tan rồi lại hợp
Đây đã là lần thứ 4, HLV Lê Thụy Hải làm “thuyền trưởng” ở B.Bình Dương. Ngoại trừ lần đầu tiên khi ông Hải giúp B.Bình Dương vô địch V-League 2 năm liền 2007 và 2008, ở những lần còn lại, HLV Lê Thụy Hải không mang lại thành công tương xứng với sự kỳ vọng của chính đội bóng miền Đông Nam bộ.
Ngay ở cái lần đầu tiên có ngôi vô địch ấy, ông Hải cũng gặp nhiều thuận lợi hơn những năm về sau. Lúc đó, cả lãnh đạo và cầu thủ B.Bình Dương khát khao ngôi VĐQG đến mức không vô địch thì không được, nên trên dưới một lòng tạo điều kiện cho ông Hải dẫn đội đến bục cao nhất.
Lúc ấy, V-League thực chất chỉ còn 2 đội mạnh khác là HA Gia Lai và ĐT Long An, và cả 2 đội này cũng đã “no xôi chán chè” sau 4 năm liền mỗi đội chia nhau 2 danh hiệu bóng đá cao nhất nước.
Bây giờ thì khác, tính cạnh tranh ở V-League giờ đã cao hơn hẳn, thế hệ cầu thủ hiện nay của B.Bình Dương cũng chưa chắc khát khao ngôi vô địch như thế hệ của năm 2007 – 2008, bởi đơn giản phần đông trong số họ đã có thành công. Kiểu như Trọng Hoàng, Âu Văn Hoàn, Hoàng Văn Bình từng vô địch V-League với SL Nghệ An, Kesley hay Anh Đức đã no nê danh hiệu, còn Tấn Trường thậm chí thiếu khát khao ở cấp độ đội tuyển lẫn CLB.
Bây giờ, cũng chưa chắc tư duy huấn luyện của ông Hải còn phù hợp với sự biến chuyển không ngừng của bóng đá đỉnh cao ngày nay. Bằng chứng là ông HLV Lê Thụy Hải không được cập nhật thường xuyên những kiến thức huấn luyện tiên tiến, và ông cũng chưa hề có bằng cấp tương xứng với nghề của ông.
Và một bằng chứng khác là sau lần đoạt ngôi vô địch V-League 2007 và 2008 cùng B.Bình Dương, ông Hải từng đi qua hàng loạt đội bóng sau đó như V.Hải Phòng, V.Ninh Bình, Thanh Hóa rồi chính B.Bình Dương, nhưng chưa bao giờ ông có thêm thành công nào khác.
Kỳ thực là trước khi nhắm đến ông Hải, trước cả khi dựng ông Nguyễn Minh Dũng lên ghế HLV trưởng, B.Bình Dương từng nhắm đến một HLV khác, giàu năng lực hơn, thậm chí tinh quái hơn hẳn 2 người vừa nêu (nhân vật này trẻ hơn, nhưng còn “quái” hơn cả ông Hải), nhưng không thể thuyết phục được vị đó là HLV cho mình.
Đưa ông Hải trở lại đất Thủ Dầu, B.Bình Dương có thể ngăn chặn chuỗi khủng hoảng có hệ thống, nhưng để lại là đội mạnh nhất V-League thì chưa chắc!
Trên lý thuyết, ông Lê Thụy Hải được đăng ký với chức danh Giám đốc kỹ thuật (GĐKT) của CLB B.Bình Dương. Nhưng trên thực tế, vai trò của ông ở đất Thủ Dầu không khác một HLV trưởng. Còn người được đăng ký trong vai trò HLV trưởng là ông Nguyễn Minh Dũng giờ chỉ đóng vai trợ lý cho ông Hải.
B.Bình Dương buộc phải làm cái việc chẳng đặng đừng là thay “tướng” giữa dòng, bởi khởi đầu của họ tại V-League khá tệ, so với sự đầu tư mà đội bóng này đã thực hiện trong giai đoạn chuyển nhượng đầu mùa giải.
Đội bóng của HLV Nguyễn Minh Dũng khi đó thua Hà Nội T&T ở ngày mở màn giải đấu theo cách mà họ gần như bất lực trước đối phương.
Ông Lê Thụy Hải là HLV mới nhận việc sớm nhất trong năm Giáp Ngọ 2014
Thua Hà Nội T&T trên sân Hàng Đẫy dĩ nhiên chưa phải là thảm họa, nhưng vấn đề nằm ở chỗ B.Bình Dương muốn vô địch, lại không hề có cơ hội để chiến thắng trước nhà ĐKVĐ thì rõ ràng tầm của họ vẫn ở dưới đắng cấp hàng đầu tại V-League.
Trận đấu thứ 2 và cũng là trận đấu cuối cùng dưới triều đại ngắn ngủi của HLV Minh Dũng chính là trận hòa thất vọng với Than Quảng Ninh ngay trên sân nhà.
Không những không thể ghi bàn vào lưới đội bóng vùng mỏ, B.Bình Dương còn vài lần suýt thua. Nghĩa là dù toàn sao, những đội bóng đất Thủ Dầu vẫn còn đầy vấn đề ở cả hàng tấn công lẫn hàng phòng ngự.
Chính trận hòa ấy khiến cho lãnh đạo CLB B.Bình Dương nhận ra rằng họ không thể kiên nhẫn hơn nữa, bởi nếu để sẩy chân thêm vài trận, đội bóng đất Thủ Dầu có khi mất luôn tham vọng vô địch V-League 2014.
Hợp rồi lại tan, tan rồi lại hợp
Đây đã là lần thứ 4, HLV Lê Thụy Hải làm “thuyền trưởng” ở B.Bình Dương. Ngoại trừ lần đầu tiên khi ông Hải giúp B.Bình Dương vô địch V-League 2 năm liền 2007 và 2008, ở những lần còn lại, HLV Lê Thụy Hải không mang lại thành công tương xứng với sự kỳ vọng của chính đội bóng miền Đông Nam bộ.
Ngay ở cái lần đầu tiên có ngôi vô địch ấy, ông Hải cũng gặp nhiều thuận lợi hơn những năm về sau. Lúc đó, cả lãnh đạo và cầu thủ B.Bình Dương khát khao ngôi VĐQG đến mức không vô địch thì không được, nên trên dưới một lòng tạo điều kiện cho ông Hải dẫn đội đến bục cao nhất.
Lúc ấy, V-League thực chất chỉ còn 2 đội mạnh khác là HA Gia Lai và ĐT Long An, và cả 2 đội này cũng đã “no xôi chán chè” sau 4 năm liền mỗi đội chia nhau 2 danh hiệu bóng đá cao nhất nước.
Bây giờ thì khác, tính cạnh tranh ở V-League giờ đã cao hơn hẳn, thế hệ cầu thủ hiện nay của B.Bình Dương cũng chưa chắc khát khao ngôi vô địch như thế hệ của năm 2007 – 2008, bởi đơn giản phần đông trong số họ đã có thành công. Kiểu như Trọng Hoàng, Âu Văn Hoàn, Hoàng Văn Bình từng vô địch V-League với SL Nghệ An, Kesley hay Anh Đức đã no nê danh hiệu, còn Tấn Trường thậm chí thiếu khát khao ở cấp độ đội tuyển lẫn CLB.
Bây giờ, cũng chưa chắc tư duy huấn luyện của ông Hải còn phù hợp với sự biến chuyển không ngừng của bóng đá đỉnh cao ngày nay. Bằng chứng là ông HLV Lê Thụy Hải không được cập nhật thường xuyên những kiến thức huấn luyện tiên tiến, và ông cũng chưa hề có bằng cấp tương xứng với nghề của ông.
Và một bằng chứng khác là sau lần đoạt ngôi vô địch V-League 2007 và 2008 cùng B.Bình Dương, ông Hải từng đi qua hàng loạt đội bóng sau đó như V.Hải Phòng, V.Ninh Bình, Thanh Hóa rồi chính B.Bình Dương, nhưng chưa bao giờ ông có thêm thành công nào khác.
Kỳ thực là trước khi nhắm đến ông Hải, trước cả khi dựng ông Nguyễn Minh Dũng lên ghế HLV trưởng, B.Bình Dương từng nhắm đến một HLV khác, giàu năng lực hơn, thậm chí tinh quái hơn hẳn 2 người vừa nêu (nhân vật này trẻ hơn, nhưng còn “quái” hơn cả ông Hải), nhưng không thể thuyết phục được vị đó là HLV cho mình.
Đưa ông Hải trở lại đất Thủ Dầu, B.Bình Dương có thể ngăn chặn chuỗi khủng hoảng có hệ thống, nhưng để lại là đội mạnh nhất V-League thì chưa chắc!
Kim Điền